Các cách tiếp cận trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập. Nhưng về nội dung và phạm vi của trách nhiệm xã hội hiện nay còn nhiều quan điểm tiếp cận một cách khác nhau về nội dung và phạm vic của trách nhiệm xã hội, tiêu biểu như một số cách tiếp cận sau:
1. Tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999)
Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999) có tính toàn diện và được đa số các nghiên cứu sử dụng. Mô hình này thể hiện một cách đầy đủ và rõ nét các lĩnh vực quan tâm của trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội ở mô hình 2.1 bao gồm (1) kinh tế, (2) pháp lý, (3) đạo đức và (4) từ thiện. Ranh giới giữa các tầng trong “Kim tự tháp” là không rõ ràng, tác động lẫn nhau.
Xem thêm: Khái niệm trách nhiệm xã hội
2. Tiếp cận theo các bên liên quan
Theo Matten và Moon (2005) thì “Các bên liên quan, ảnh hưởng và hưởng lợi của việc thực thi trách nhiệm xã hội có thể bao gồm: Cổ đông/chủ sở hữu DN, người lao động, đối tác, khách hàng, cộng đồng và các đối tượng khác như cơ quan quản lý, các hiệp hội hay các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc tế”. Theo hình 2.2, trách nhiệm xã hộiđồng nghĩa với việc DN tổ chức HĐKĐ có trách nhiệm đối với NLĐ, có trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với khách hàng và trách nhiệm với nhà cung ứng.
3. Tiếp cận chuỗi giá trị
Michael Porter và Kramer (2006) đã xây dựng chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hộigắn liền với những yêu cầu thực thi trách nhiệm xã hội bắt buộc và tự nguyện. Nó có thể trở thành một bộ phận trong chiến lược của tổ chức nếu tổ chức thực sự quan tâm, hiểu được vai trò của CSR trong thực hiện các mục tiêu của mình.
Bảng 2.1 Cách tiếp cận chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị | Các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội |
Các hoạt động hỗ trợ | |
Cơ sở hạ tầng | Báo cáo tài chính trung thực, minh bạch hóa; Thúc đẩy thay đổi chính sách;… |
Quản trị nguồn nhân lực | Đào tạo cho người lao động; Đảm bảo điều kiện làm việc; Quan tâm chăm sóc sức khỏe, chế độ đãi ngộ và phúc lợi; |
Phát triển công nghệ | Duy trì các mối quan hệ với các cơ sở đào tạo; Nghiên cứu về các giá trị đạo đức; Sản xuất các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng; Sử dụng các nguồn nguyên liệu bền vững; Sử dụng các nguồn nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm tái chế. |
Mua sắm
|
Mua sắm và thực hiện chuỗi cung ứng sạch; Sử dụng các nguồn nguyên liệu đặc biệt (lông thú,..); Tối đa hóa nguồn lực tự nhiên |
Tác nghiệp trực tiếp | |
Logistic mua | Ảnh hưởng của việc vận chuyển |
Vận hành | Bức xạ và chất thải; Ảnh hưởng đến sinh thái và đa dạng sinh học; Sử dụng năng lượng và nước sạch; Điều kiện an toàn trong lao động và quan hệ với người lao động; Nguồn vật liệu nguy hiểm |
Logistic bán | Đóng gói rác thải; Các ảnh hưởng của vận chuyển |
Marketing và bán | Các hoạt động marketing và quảng cáo; Chính sách giá; Thông tin trung thực cho người tiêu dùng;… |
Dịch vụ sau khi bán | Loại bỏ sản phẩm cũ; Đảm bảo việc thay thế và vận hành cho khách hàng; Đảm bảo sự an toàn thông tin của KH |
Giá trị gia tăng |
(Nguồn: Porter và Kramer, 2006)