Saturday, April 1, 2023
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

admin by admin
February 9, 2020
in Kinh tế phát triển, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
762
SHARES
4.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA06.054_Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án hướng tới mục tiêu là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ một cách có căn cứ khoa học, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ (hay nội dung) nghiên cứu chủ yếu

Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tập trung hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản dưới đây:

(1). Xây dựng cơ sở lý luận và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam.

Để hoàn thành nhiệm vụ đó tác giả luận án sẽ tiến hành tổng quan các công trình khoa học đã công bố và có liên quan đến yêu cầu xây dựng cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở một tỉnh trong điều kiện tổng thể của Việt Nam.

(2). Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2011 – 2018 để phát hiện mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

(3). Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ tới năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ, cụ thể là nghiên cứu đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh đặt trong mối quan hệ với hiệu quả phát triển nông nghiệp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

a). Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và tương lai hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; làm rõ một số vấn đề lý luận như quan niệm, nội hàm của hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời, xác định rõ thực trạng, định hướng sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ; rồi từ đó kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 của tỉnh Phú Thọ.

b). Về mặt thời gian: Hiện trạng nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2018 và dự báo tới năm 2030. Việc dự báo cho giai đoạn 12 năm (2019 -2030) là cần thiết. Vì theo lý thuyết chu kỳ sinh học của các giống cây trồng có thời gian khoảng 7 – 8 năm. Sau 7 – 8 năm nếu không có biện pháp chăm sóc tốt thì các giống cây trồng có thể rơi vào tình trạng thoái hóa. Khi nhập giống tốt cũng phải mất 2-3 năm mới ổn định phát triển. Nếu phát huy tốt sau đó khoảng 5 – 7 năm thì thời gian cũng cần khoảng 10 – 12 năm để phát huy tốt nhất năng suất sinh học có thể đạt được.

c). Về mặt không gian: Địa bàn tỉnh Phú Thọ và vùng phát triển nông nghiệp (có thể đó là vùng chuyên môn hóa và vùng nguyên liệu tập trung).

6. Những đóng góp mới của luận án

a). Về mặt lý luận và học thuật: Luận án đã chỉ ra rằng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được phản ánh qua hiệu quả phát triển nông nghiệp; chỉ ra bản chất của hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là giá trị gia tăng nông nghiệp và giá trị nông sản hàng hóa đem lại trên 1 ha đất nông nghiệp trong một năm hoặc trong một số năm. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cấu thành bởi hiệu quả trồng trọt, hiệu quả chăn nuôi và hiệu quả dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời, chỉ rõ 9 yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền các cấp ở tỉnh, cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất nông nghiêp, tổ chức sản xuất nông nghiệp) và xác định bộ chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng như để phân tích nguyên nhân của tình trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong điều kiện Việt Nam.

b). Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Luận án cung cấp căn cứ khoa học cho cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Phú Thọ trong việc hoạch định chủ trương phát triển nông nghiệp, đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ (thông qua việc chỉ rõ mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân của những thành công và của hạn chế, yếu kém trong việc sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua) và kiến nghị 5 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh này trong thời gian tới. Trong đó, luận án đặc biệt nhấn mạnh giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với hiện đại hóa và phải phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến (nhất là phát triển các chuỗi giá trị nông sản, các tổ hợp nông – công nghiệp và phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…).

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh và kinh nghiệm thực tiễn.

Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2018.

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2. Nhiệm vụ (hay nội dung) nghiên cứu chủ yếu 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Khung nghiên cứu 4
5. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu 4
5.1. Phương pháp tiếp cận 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Những đóng góp mới của luận án 6
7. Kết cấu của luận án 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 8
1. Tổng quan về nông nghiệp và hiệu quả phát triển nông nghiệp 8
1.1. Nông nghiệp 8
1.2. Hiệu quả phát triển nông nghiệp 12
2. Tổng quan về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 20
2.1.Về đất nông nghiệp 20
2.2. Về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 24
Tiểu kết Chương 1……………………………………………………………………………………………35
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 37
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 37
2.1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 37
2.1.2. Yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 50
2.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 62
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn 68
2.2.1. Kinh nghiệm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả ở Việt Nam 69
2.2.2. Kinh nghiệm sử dụng đất nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới 70
2.2.3. Một số bài học rút ra cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của Phú Thọ………………………………………………………………………………………………72
Tiểu kết Chương 2……………………………………………………………………………………………72
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2018 73
3.1. Đánh giá khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua 74
3.1.1.Những yếu tố thuận lợi ………………………………………………………………………74
3.1.2. Những khó khăn chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ 77
3.2. Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2018 78
3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Thọ 78
3.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ 79
3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ 87
3.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2018 87
3.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2018 92
3.3.3. Nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả thấp ở tỉnh Phú Thọ 98
Tiểu kết Chương 3………………………………………………………………………………………….110
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030 111
4.1. Căn cứ để xác định giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 112
4.1.1. Bối cảnh ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ 112
4.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp đến 2030 114
4.1.3. Định hướng lựa chọn đối tác chiến lược để hợp tác phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Phú Thọ 126
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ 127
4.2.1. Giải pháp số 1: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp 127
4.2.2. Giải pháp số 2: Đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 132
4.2.3. Giải pháp số 3: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến 137
4.2.4. Giải pháp số 4: Gia tăng quy mô và đổi mới cơ cấu đầu tư phát triển nông nghiệp 141
4.2.5. Giải pháp số 5: Nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp 143
4.3. Đánh giá khả năng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 144
Tiểu kết Chương 4………………………………………………………………………………………….144
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 1

 
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1.1: Đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên vàcủa hệ sinh thái nông nghiệp 10
Biểu 1.2: Một số chỉ tiêu hiệu quả đối với sản xuất kinh doanh cây bưởi và cây chè của hộ nông dân ở tỉnh Yên Bái 13
Biểu 1.3: Hiệu quả phát triển một số mô hìnhnông lâm kết hợp ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên 17
Biểu 3.1: Dân số tỉnh Phú Thọ 74
Biểu 3.2: Cơ cấu kinh tế của Phú Thọ trong giai đoạn 2011 – 2018 79
Biểu 3.3: GRDP tỉnh Phú Thọ 79
Biểu 3.4: Cơ cấu nông nghiệp tỉnh Phú Thọ 81
Biểu 3.5: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ 82
Biểu 3.6: Năng suất trồng trọt 82
Biểu 3.7: Chăn nuôi của Phú Thọ 83
Biểu 3.8: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Phú Thọ 84
Biểu 3.9: Một số chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp 86
Biểu 3.10: Một số chỉ tiêu bình quân nhân khẩu nông nghiệp 87
Biểu 3.11: Đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ 88
Biểu 3.12: Đất cây hàng năm của tỉnh Phú Thọ 89
Biểu 3.13: Đất cây lâu năm của tỉnh Phú Thọ 90
Biểu 3.14: Đất cây ăn quả của tỉnh Phú Thọ 90
Biểu 3.15: Đất cây công nghiệp lâu năm của tỉnh Phú Thọ 91
Biểu 3.16: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xét theo loại đất* 93
Biểu 3.17: Hiệu quả sử dụng đất xét theo loại cây trồng* 94
Biểu 3.18: So sánh một số chỉ tiêu về hiệu quả phát triển nông nghiệp của Phú Thọ với của cả nước, năm 2018* 95
Biểu 3.19: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2018 (giá 2010) 96
Biểu 3.20: Biến động tỷ trọng các phân ngành trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ ở giai đoạn 2011-2018 105
Biểu 3.21: Một số chỉ tiêu về nông sản hàng hóa của Phú Thọ 105
Biểu 3.22: Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ 107
Biểu 3.23: Cơ cấu lao động và tỷ trọng lao động nông nghiệp qua đào tạo 108
Biểu 3.24: Chỉ tiêu về phát triển trang trại của Phú Thọ năm 2018 110
Biểu 4.1: Dự báo dân số tỉnh Phú Thọ 112
Biểu 4.2: Dự báo nhu cầu nông sản cho người dân tại địa phương 112
Biểu 4.3: Tổng hợp nhu cầu nông sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 113
Biểu 4.4: Tổng hợp so sánh điểm mạnh, điểm hạn chế của Phú Thọ đối với một số địa phương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, năm 2018 115
Biểu 4.5: So sánh khả năng cạnh tranh tiêu thụ nông sản giữa Phú Thọvới các tỉnh ở thị trường Hà Nội 116
Biểu 4.6: Dự báo một số mục tiêu phát triển nông nghiệp đến 2030 của tỉnh Phú Thọ 117
Biểu 4.7: Phân loại đất theo mức độ thích hợp đối với phát triển cây trồng 118
Biểu 4.8: Dự báo cơ cấu GTGT nông nghiệp tỉnh Phú Thọ 120
Biểu 4.9: Dự báo sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Phú Thọ 121
Biểu 4.10: Dự kiến tiến trình đổi mới giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 121
Biểu 4.11: Dự báo năng suất sinh học một số cây trồng chính trên địa bàn Phú Thọ 124
Biểu 4.12: Dự báo chăn nuôi của Phú Thọ 124
Biểu 4.13: Dự báo con vật nuôi hàng hóa chủ yếu ở tỉnh Phú Thọ 125
Biểu 4.14: Đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ 126
Biểu 4.17: Dự kiến đối tác đầu tư để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ 126
Biểu 4.18: Dự báo cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ 133
Biểu 4.19: Dự báo đất cây hàng năm của tỉnh Phú Thọ 134
Biểu 4.20: Dự báo đất cây lâu năm của tỉnh Phú Thọ 135
Biểu 4.21: Dự báo đất cây ăn quả của tỉnh Phú Thọ 136
Biểu 4.22: Dự báo một số chỉ tiêu bình quân nhân khẩu nông nghiệp 136
Biểu 4.15: Các chủ thể tham gia chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp 138
Biểu 4.16: Dự báo một số vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến 138
Biểu 4.23: Dự báo vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 142
của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018-2030 142
Biểu 4.24: Dự báo cơ cấu huy đông vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp 142
của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2030 142
Biểu 4.25: Dự báo lao động nông nghiệp qua đào tạo của tỉnh Phú Thọ 144
Biểu 4.26: Dự báo một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 144
tỉnh Phú Thọ ở giai đoạn 2019-2030 (giá 2010) 144
Biểu 4.27: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xét theo loại đất trồng trọt 145

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án 4
Hình 2.1: Sơ đồ lý thuyết đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp qua các giai đoạn 42
Hình 2.2: Sơ đồ hóa hàm ý hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 48
Hình 2.3: Hiệu quả phát triển nông nghiệp và cấu thành của nó 50
Hình 3.1: Tỷ trọng GTGT nông nghiệp của Phú Thọ trong giai đoạn 2011 – 2018 80
Hình 3.2: Cơ cấungành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2018 81
Hình 3.3: Năng suất các loại cây trồng chủ yếu của tỉnh Phú Thọ năm 2018 83
Hình 3.4: Cơ cấu lao động nông nghiệpcủa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2018 108
Hình 4.1: Chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng ở tỉnh Phú Thọ 138

 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CPSX Chi phí sản xuất
CCN Cụm công nghiệp
GO Tổng giá trị sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
GTXK Giá trị xuất khẩu
GTSX
GTSL Giá trị sản xuất
Giá trị sản lượng
GRDP Tổng sản phẩm nội địa tỉnh
GTHHNS Giá trị hàng hóa nông sản
KCN Khu công nghiệp
HTX Hợp tác xã
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
NKNN Nhân khẩu nông nghiệp
NN Nông nghiệp
NS Năng suất
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
TT Thị trường
TDMN
TDMNBB Trung du miền núi
Trung du miền núi Bắc Bộ
Tp Thành phố
PCI Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
PAPI Hiệu quả quản trị công và hành chính công
SWOT Mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
EU Liên minh Châu Âu
VCCI Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, còn nhiều vấn đề về lý luận xung quanh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần được làm sáng tỏ. Nhiều vấn đề về đất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam còn chưa được thực sự rõ ràng. Tuy đã có sự thống nhất tương đối hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một trong những bộ phận hợp thành hiệu quả phát triển nông nghiệp nhưng cụ thể hiểu về vấn đề này ra sao, nội hàm như thế nào và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bằng những chỉ tiêu gì… thì vẫn chưa được nghiên cứu thỏa đáng rõ ràng.
Trên phạm vi quốc gia, việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho có hiệu quả và bền vững cũng đang gặp phải nhiều vấn đề vướng mắc. Ở đồng bằng sông Cửu Long đất nào dành cho trồng lúa và nên dành cho trồng lúa bao nhiêu là vừa, đất nào dành cho trồng cây ăn trái, đất nào dành cho trồng mía, đất nào dành cho nuôi tôm… mới đem lại hiệu quả hoặc như ở vùng Tây Nguyên, dành bao nhiêu diện tích để trồng cây cao su, cây cà phê là hợp lý…. Việc sử dụng hiệu quả khoảng hơn 10 triệu ha đất nông nghiệp đối với Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề tổng thể cần giải quyết nhưng chưa có công trình khoa học, cũng như chưa có luận án tiến sĩ nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống toàn diện về chủ đề này.
Thực tiễn ở Phú Thọ đang cần nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. GRDP/người đầu người của toàn tỉnh mới chỉ bằng khoảng 78% so mức trung bình của cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 72-73% tổng GRDP của tỉnh (trong khi chỉ số này của cả nước vào khoảng 84%) nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực ven đô và ven đường giao thông còn tại khu vực nông thôn chưa phát triển. GRDP/người của khu vực nông thôn chỉ bằng khoảng 55% mức trung bình của toàn tỉnh. Vậy làm thế nào để nâng cao GRDP/người của tỉnh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và đặc biệt là làm thế nào để gia tăng GRDP/người ở khu vực nông thôn, nông nghiệp đang là vấn đề rất được quan tâm đối với tỉnh Phú Thọ. Song cho tới nay, ở Phú Thọ vẫn chưa có lời giải đáp cho câu hỏi đó. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, dân số sống ở nông thôn chiếm tới khoảng 80% dân số của tỉnh, trong đó có tới khoảng 87-88% nhân khẩu nông nghiệp. Số dân nông nghiệp sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp (nhưng GRDP nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 28-29% tổng GRDP toàn tỉnh) mà chủ yếu cũng nhờ trồng trọt (giá trị trồng trọt chiếm khoảng 75% sản lượng nông nghiệp). Đời sống của người nông dân cũng đang còn có nhiều khó khăn (còn khoảng 7% người nghèo, cận nghèo là một trong những tỉnh có tỷ lệ người nghèo khá cao trong cả nước). Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình đó là việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay đạt hiệu quả thấp. Điều đó càng thôi thúc phải tìm cách sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp của tỉnh, nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của Phú Thọ lại là câu hỏi đang chưa được nghiên cứu làm sáng tỏ. Là người Phú Thọ, tác giả luận án rất quan tâm tới vấn đề này. Nếu nghiên cứu thành công vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ cho tỉnh Phú Thọ mà còn cho các tỉnh miền núi ở phía Bắc và các tỉnh khác trong cả nước. Đồng thời, còn cung cấp tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu phát triển và cho các cơ sở đào tạo bậc đại học về lĩnh vực phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
Trước tình hình như vậy, tác giả chọn vấn đề “Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án hướng tới mục tiêu là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ một cách có căn cứ khoa học, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ (hay nội dung) nghiên cứu chủ yếu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tập trung hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản dưới đây:
(1). Xây dựng cơ sở lý luận và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam.
Để hoàn thành nhiệm vụ đó tác giả luận án sẽ tiến hành tổng quan các công trình khoa học đã công bố và có liên quan đến yêu cầu xây dựng cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở một tỉnh trong điều kiện tổng thể của Việt Nam.
(2). Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2011 – 2018 để phát hiện mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
(3). Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ tới năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ, cụ thể là nghiên cứu đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh đặt trong mối quan hệ với hiệu quả phát triển nông nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a). Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và tương lai hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; làm rõ một số vấn đề lý luận như quan niệm, nội hàm của hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời, xác định rõ thực trạng, định hướng sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ; rồi từ đó kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 của tỉnh Phú Thọ.
b). Về mặt thời gian: Hiện trạng nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2018 và dự báo tới năm 2030. Việc dự báo cho giai đoạn 12 năm (2019 -2030) là cần thiết. Vì theo lý thuyết chu kỳ sinh học của các giống cây trồng có thời gian khoảng 7 – 8 năm. Sau 7 – 8 năm nếu không có biện pháp chăm sóc tốt thì các giống cây trồng có thể rơi vào tình trạng thoái hóa. Khi nhập giống tốt cũng phải mất 2-3 năm mới ổn định phát triển. Nếu phát huy tốt sau đó khoảng 5 – 7 năm thì thời gian cũng cần khoảng 10 – 12 năm để phát huy tốt nhất năng suất sinh học có thể đạt được.
c). Về mặt không gian: Địa bàn tỉnh Phú Thọ và vùng phát triển nông nghiệp (có thể đó là vùng chuyên môn hóa và vùng nguyên liệu tập trung).
4. Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu của luận án được tác giả thể hiện ở Hình 1. Bắt đầu từ nghiên cứu lý thuyết về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, xem xét kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở một số nơi có điều kiện tương đồng, rồi tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ để có căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh trong những năm tới. Đây cũng chính là quy trình nghiên cứu đối với luận án.

Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả
5. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
Tư tưởng xuyên suốt là tiếp cận hệ thống đối với việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với những điểm cơ bản và cụ thể là:
+ Tiếp cận từ lý luận tới thực tiễn: Từ việc làm rõ những vấn đề lý luận cần thiết rồi căn cứ vào đó để phân tích, xác định rõ thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở một địa phương.
+ Tiếp cận liên ngành liên vùng: Đặt trong mối quan hệ liên ngành liên vùng để nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Một cây trồng có liên quan tới các cây trồng khác, nuôi một con vật có liên quan đến con vật khác; đồng thời nó có thể phát triển ở nhiều xã hay nhiều huyện nên phải xem xét nó trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng.
+ Tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo nguyên lý nhân – quả. Mỗi kết quả có nguyên nhân xác định hay nguyên nhân nào có kết quả đó. Hiệu quả cao hay thấp cũng có nguyên nhân của nó. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp do cách thức sử dụng đất nông nghiệp (cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và cách thức khai thác đất nông nghiệp cũng như do đầu tư phát triển nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp ấy).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích hệ thống: Coi đất nông nghiệp cũng như sản xuất nông nghiệp là một hệ thống. Luận án xem đất nông nghiệp là một trong những tư liệu sản xuất nông nghiệp nhưng là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng là một hệ thống. Ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng là một hệ thống phức tạp.
+ Phương pháp phân tích thống kê kết hợp việc sử dụng đồ thị, biểu đồ, bản đồ: Sử dụng để minh họa trong quá trình phân tích: Sử dụng phương pháp này để phân tích thực trạng: phát triển nông nghiệp, biến động đất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua để xây dựng số liệu phục vụ phân tích ngoại suy đến năm 2030.
+ Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp qua các năm và trong trường hợp cho phép tiến hành so sánh với tỉnh khác. Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng sẽ được so sánh để xác định thứ tự quan trọng của từng yếu tố.
+ Phương pháp chuyên gia: Sử dụng để thu thập thêm thông tin và có thêm ý kiến để thẩm định các kết quả nghiên cứu của tác giả.
+ Phương pháp phân tích chính sách: Sử dụng để phân tích tác động của chính sách đã và đang thực hiện cũng như để phân tích lợi hại khi đưa ra chính sách mới.
+ Phương pháp dự báo: sử dụng để dự báo các định hướng phát triển và khung giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tới năm 2030.
+ Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT: Sử dụng để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Sử dụng phương pháp này tại Chương 4, tác giả đã tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của Phú Thọ so sánh với một số địa phương khác như Thái Nguyên, Sơn La, Hòa Bình về phát triển sản xuất nông nghiệp và từ đó có thêm căn cứ để đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ.
+ Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng để khảo sát một số vùng chuyên canh, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc để bổ sung thông tin và thẩm định ý tưởng đổi mới cơ cấu và cách thức sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ.
6. Những đóng góp mới của luận án
a). Về mặt lý luận và học thuật: Luận án đã chỉ ra rằng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được phản ánh qua hiệu quả phát triển nông nghiệp; chỉ ra bản chất của hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là giá trị gia tăng nông nghiệp và giá trị nông sản hàng hóa đem lại trên 1 ha đất nông nghiệp trong một năm hoặc trong một số năm. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cấu thành bởi hiệu quả trồng trọt, hiệu quả chăn nuôi và hiệu quả dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời, chỉ rõ 9 yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền các cấp ở tỉnh, cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất nông nghiêp, tổ chức sản xuất nông nghiệp) và xác định bộ chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng như để phân tích nguyên nhân của tình trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong điều kiện Việt Nam.
b). Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Luận án cung cấp căn cứ khoa học cho cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Phú Thọ trong việc hoạch định chủ trương phát triển nông nghiệp, đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ (thông qua việc chỉ rõ mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân của những thành công và của hạn chế, yếu kém trong việc sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua) và kiến nghị 5 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh này trong thời gian tới. Trong đó, luận án đặc biệt nhấn mạnh giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với hiện đại hóa và phải phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến (nhất là phát triển các chuỗi giá trị nông sản, các tổ hợp nông – công nghiệp và phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…).
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh và kinh nghiệm thực tiễn.
Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2018.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Trong chương này, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề quan trọng về lý luận hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, do đó cần phải hiểu biết rõ về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn với hiệu quả phát triển nông nghiệp. Cụ thể, với các vấn đề lớn cần nghiên cứu giải đáp rõ ràng đó là đất nông nghiệp được quan niệm thế nào? Nội hàm của hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là gì? Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có quan hệ thế như thế nào với hiệu quả phát triển nông nghiệp? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp? Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bằng những chỉ tiêu gì?…. Căn cứ vào yêu cầu đó, tác giả tiến hành tổng quan những nội dung đã được các học giả trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu. Những nội dung nào trong kết quả nghiên cứu của các học giả khác đã thực hiện mà tác giả luận án có thể kế thừa và kế thừa ở một số nội dung liên quan, phù hợp với đề tài. Sau đó xác định những vấn đề chính luận án cần đi sâu nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã thu thập được 90 tài liệu trong và ngoài nước (trong đó có 11 tài liệu nước ngoài và 13 luận án tiến sĩ) có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án; đồng thời, tập trung tổng quan những vấn đề chính sau:
1. Tổng quan về nông nghiệp và hiệu quả phát triển nông nghiệp
1.1. Nông nghiệp
Đây là vấn đề phải làm rõ để có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì thế, tác giả luận án đã tập trung tìm hiểu về vấn đề này, trong điều kiện thời gian nghiên cứu và tài liệu có được, tác giả đã thu thập được 9 tài liệu (trong đó có 7 tài liệu trong nước và 2 tài liệu nước ngoài) đề cập tới vấn đề này.
a). Tài liệu trong nước
Theo tác giả được biết thì ở Việt Nam hiểu về nông nghiệp hiện còn có ý kiến khác nhau. Do đó, tác giả đã tìm hiểu tài liệu để thấy rõ hơn về nhận định này phục vụ việc nghiên cứu của luận án.
Phần lớn các giáo trình về “Kinh tế nông nghiệp” đều đề cập tới khái niệm về “Nông nghiệp”. Theo học giả Vũ Đình Thắng [41], nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế, mang nhiều yêu tố xã hội (liên quan tới nông dân, nông nghiệp, nông thôn); nó là một hệ thống mang đặc tính sinh học – kỹ thuật – kinh tế – xã hội. Theo học giả, hiểu theo nghĩa rộng thì nông nghiệp gồm cả nông nghiệp và lâm nghiêp; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì chỉ có nông nghiệp mà không bao gồm lâm nghiệp. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tác giả luận án thấy rằng, cách nói theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp đã có từ lâu, đến nay cần phải xem xét lại. Tác giả luận án thấy chưa có lý do cụ thể để đặt vấn đề nông nghiệp theo nghĩa rộng và nông nghiệp theo nghĩa hẹp. Sản xuất nông nghiệp và sản xuất lâm nghiệp khác hẳn nhau. “Lâm nghiệp” nếu hiểu theo đúng nghĩa của cụm từ này thì “nghiệp” là nghề còn “lâm” là rừng. Do vậy, có thể hiểu lâm nghiệp là nghề rừng và hoạt động lâm nghiệp chủ yếu chỉ diễn ra trên đất rừng. Do đó việc tính toán hiệu quả lâm nghiệp khác xa so với việc tính toán hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Từ quan điểm như vậy, tác giả cho rằng, không thể tồn tại cách hiểu “nông nghiệp theo nghĩa rộng”. Học giảVũ Đình Thắng cho rằng, nông nghiệp có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp “đầu vào” cho công nghiệp (với tư cách là nguyên liệu), cung cấp lao động cho khu vực công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông nghiệp gắn liền với nông thôn nên phát triển nông nghiệp không tách rời phát triển nông thôn, cũng như nông dân không tách rời nông thôn và nông nghiệp. Tác giả luận án tán đồng với quan điểm này. Khi nói khu vực sản xuất nông nghiệp là hàm ý nói tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với người nông dân. Khi ấy nếu khu vực sản xuất nông nghiệp do cơ giới hóa mà có lao động dư ra và sẽ chuyển sang làm việc ở khu vực công nghiệp, dịch vụ và đô thị.
Học giả Nguyễn Minh Châu [6] coi nông nghiệp như là một hệ thống sản xuất chuyên ngành, bao gồm một số phân ngành cụ thể mà mỗi phân ngành lại là một hệ thống nhỏ trong đó như hệ thống trồng trọt và hệ thống chăn nuôi. Trong lĩnh vực trồng trọt học giả có đề cập đến hệ thống canh tác cây trồng.
Một người nghiên cứu nhiều tới hệ thông nông nghiệp là học giả Phạm Chí Thành [39], theo học giả này khi nói đến phát triển nông nghiệp là nói tới các hệ thống nông nghiệp. Đó là hệ thống có thứ bậc được lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ thống nông nghiệp bao gồm các yếu tố sinh thái, kinh tế và con người, không gian, có quan hệ mật thiết với hệ sinh thái nông nghiệp.
Biểu 1.1: Đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên và của hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nông nghiệp
– Mục đích chủ yếu là cân bằng sự sống
– Hiện hữu của chu trình vật chất khép kín
– Có thể bị tổn thương và có khả năng phục hồi
– Đa dạng và phức tap về cấu trúc thành phần
– Ôn định lâu dài – Mục đích đáp ứng nhu cầu con người và do con người cải hóa tự nhiên
– Chu trình vật chất mở
– Cấu trúc đơn giản và ổn định theo chu kỳ
– Kém ổn định hơn và cũng có thể bị tổn thương nếu canh tác tự phát và truyền thống
Nguồn: Phạm Chí Thành [39]
Luật bảo về môi trường của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [36] đã chỉ rõ yêu cầu phát triển thân thiện với môi trường đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Luật này chỉ rõ, ở Việt Nam cần hướng tới nền nông nghiệp sạch (hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học để không gây tác động xấu đến môi trường sống). Vấn đề quan trọng theo tác giả luận án là điều kiện gì để nông dân nước ta thực hiện được phương châm phát triển sản xuất nông nghiệp sạch. Dân trí và lương tâm nghề nghiệp của người sản xuất quyết định lớn đến sản xuất thân thiện với môi trường và vì cộng đồng. Nếu chỉ vì lợi nhuận thì dễ dàng bỏ qua các yêu cầu sản xuất thân thiện với môi trường.
Biểu số 53 trong Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ [8] diễn đạt về giá trị sản lượng và giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp (bằng tổng giá trị sản lượng nông nghiệp trừ đi tổng chi phí trung gian) có ghi:
Tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp, trong đó chia theo ngành sản phẩm:
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
+ Dịch vụ nông nghiệp
Như vậy, theo Cục thống kê Phú Thọ ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quốc dân. Nó bao gồm ba phân ngành là trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Như tổng quan ở trên thì đa phần các học giả cho rằng, nông nghiệp là một hệ thống kinh tế, là một trong những ngành chủ yếu của hệ thống kinh tế quốc dân (hay của nền kinh tế). Nông nghiệp là một hệ thống các hoạt động kinh tế gồm có trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Cách hiểu như thế là phù hợp cả về mặt khoa học và cả về mặt thực tiễn. Những người làm nông nghiệp được gọi là nông dân, còn những người làm lâm nghiệp được gọi là cư dân lâm nghiệp.
Ai là người có vai trò làm cho nông nghiệp phát triển có hiệu quả? Học giả Ngô Doãn Vịnh [55], cho rằng, khi xem xét hiện đại hóa cần phân tích nền kinh tế theo hai nhóm ngành: nông nghiệp và phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ). Hai ngành này phải phát triển hài hòa, nhịp nhàng với nhau mới đảm bảo để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Học giả này cho biết, nông nghiệp trước hết là một ngành do người nông dân quyết định mà người nông dân thì thường gắn liền với sự “chậm chạp, tự do và tự phát, ngại liên kết và mở mang” nên muốn hiện đại hóa nông nghiệp và làm cho sản xuất nông nghiệp có khả năng tham gia toàn cầu hóa thì Nhà nước phải có biện pháp cụ thể, thiết thực để quốc gia có được đội ngũ nông dân công nghiệp và hành động với trí tuệ cao.
b). Tài liệu nước ngoài
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thấy có một số tài liệu đề cập vấn đề nông nghiệp.
Một số học giả Boris E. Bravo Ureta and Antnio E. Pinheiro [87] phân tích hiệu quả đất nông nghiệp ở các nước đang phát triển rất nhấn mạnh tới vấn đề phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Theo họ người nông dân phải có hiểu biết về lợi ích đem lại từ toàn cầu hóa cũng như phải hiểu rõ những thách thức đặt ra từ toàn cầu hóa. Từ đó họ nhấn mạnh rằng, người nông dân phải được đào tạo một cách bài bản để có thể tạo ra những nông sản có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ở những quốc gia có công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…

LA06.054_Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Tags: đất nông nghiệpHiệu quả sử dụng đất
Previous Post

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Next Post

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng

Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam

April 30, 2018
Cách tiếp cận kiểm thử khác nhau và đề xuất phương pháp kiểm thử hệ thống

Các phương pháp lây lan và phá hoại của virus máy tính

March 7, 2016
Luận án tiến sĩ kinh doanh thương mại

Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt

November 23, 2018
Luận án tiến sĩ luật

Quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại

September 20, 2018

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.