LA01.081_Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
a) Về mặt lý luận: Luận án được nghiên cứu với mục tiêu hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp.
b) Về mặt thực tiễn: Vận dụng những vấn đề lý luận, hệ thống chỉ tiêu đề xuất, trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp và những tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp, tìm ra một số giải pháp chủ yếu mong muốn nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm tới với mục tiêu cuối cùng là duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài của nền kinh tế Việt Nam.
Xem thêm: Khái niệm chất lượng tăng trưởng
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng tăng trưởng;
(2) Phân tích, đánh giá thông qua một số chỉ tiêu phù hợp nhằm nêu bật được chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua;
(3) Gợi ý, giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2025 và tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận án lấy ngành công nghiệp của Việt Nam là đối tượng nghiên cứu là các vấn đề thuộc chất lượng tăng trưởng của hệ thống công nghiệp như các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Ngành công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Về thời gian: giai đoạn 2001-2015 la chu yế u. Ngoai ra đê thấ y xu thế phát triển của hiện tương co thê sư dung cac số liêu cua nhưng năm trươc tư 1990 trơ lai, đặc biêt la tư 1995. Trên cơ sở những phân tích của luận án, đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Ngành công nghiệp Việt Nam là rộng, mỗi phân ngành có các đặc thù riêng về sản phẩm, về quy trình công nghệ, v.v. Do đó, luận án sẽ tập trung phân tích những dấu hiệu có tính phổ biến này nhằm nhận dạng chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, gợi ý một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, góp phần duy trì một nhịp tăng trưởng cao, bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
+ Về mặt khoa học: nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp của một nước đang phát triển chuyển đổi có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành; từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2025 và tầm nhìn 2030.
5. Những đóng góp mới của luận án
+ Về măt lý luận: luận án hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng tăng trưởng ngành; đề xuất hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành nói chung và ngành công nghiệp nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Về mặt thực tiễn: luận án kết luận chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam là chưa cao thông qua tỷ lệ giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài, năng suất lao động thấp và khả năng thúc đẩy lan toả các ngành khác trong nền kinh tế phát triển theo là chưa cao; chỉ ra nguyên nhân của việc chất lượng tăng trưởng của ngành đang tồn tại nhiều điểm hạn chế; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới; đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước nhằm tạo nền tảng tốt cho thúc đẩy nâng cao tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của ngành trong những năm tới.
6. Kết cấu của luận án
Với mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu như trên, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan cac công trinh nghiên cưu liên quan tơi đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng công nghiệp.
Chương 3: Thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2015
Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam
Phần Kết luận và các hàm ý chính sách.