LA02.083_Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ. Cụ thể như sau:
(1) Luận án đã sưu tầm kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của một số công ty quản lý quỹ đầu tư của các Ngân hàng thương mại ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam nói chung và công ty Quản lý quỹ Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng.
(2) Luận án thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ.
(3) Luận án đã mô tả rõ thực trạng về hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ năm 2011-2016, đồng thời so sánh với hiệu quả hoạt động của các công ty quản lý quỹ trực thuộc Ngân hàng khác tại Việt Nam, để đánh giá được những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động của công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, cung cấp cơ sở cho những đề xuất về giải pháp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
5.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng về công tác nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, luận án đã đề xuất 12 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty đến năm 2030 và tầm nhìn từ 2030 trở đi. Trong đó, điển hình nhất là 3 giải pháp sau:
(1) Tái cơ cấu mô hình hoạt động của công ty. Bổ sung bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận phân tích, bộ phận thẩm định nhằm kết nối các phòng ban đồng thời quản trị các loại rủi ro đầu tư và dự báo được thị trường.
(2) Xây dựng bộ chỉ số làm cơ sở xây dựng các quỹ chỉ số hay danh mục đầu tư ủy thác. Do sự thiếu minh bạch của thị trường chứng khoán nợ, nên việc xây dựng bộ chỉ số đối với chứng khoán nợ tương đối khó khăn. Đối với cổ phiếu, Công ty có thể xây dựng các bộ chỉ số dựa trên vốn hóa thị trường, dòng tiền thực có điều chỉnh, hoặc lịch sử giá được điều chỉnh bởi lạm phát… Các bộ chỉ số này là những căn cứ quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư của Công ty
(3) Xây dựng công cụ phòng ngừa rủi ro cho từng mảng hoạt động của công ty sử dụng mô hình toán thống kê. Công cụ đo lường rủi ro VaR có thể sử dụng 3 phương pháp: phương pháp Delta-Gamma, phương pháp mô phỏng lịch sử, phương pháp Monte Carlo…