LA03.076_Tạo động lực cho người lao động tại các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước ở Việt Nam
Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài luận án
Mục đích nghiên cứu tổng quát của đề tài là làm rõ cơ sở lý thuyết về động lực và tạo động lực; trên cơ sở đó, đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng của công tác tạo động lực cho người lao động trong quản lý nguồn nhân lực tại các TĐKTNN ở Việt Nam ở cả góc độ vĩ mô và vi mô.
Với thị trường lao động khoảng 54,51 triệu người năm 2017, Việt Nam có một thị trường lao động rộng lớn cần được quản lý chặt chẽ bằng những chính sách nhằm khuyến khích người lao động đóng góp nhiều hơn nữa cho các mục tiêu phát triển của đất nước. Trong số lao động đó, 25,49% làm việc trong những ngành công nghiệp xây dựng, 34,1% làm việc trong ngành dịch vụ, còn lại trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 5,4 triệu VNĐ/tháng [12].
🔗🔗🔗 Xem thêm: Khái niệm về động lực và tạo động lực
Việc nghiên cứu này sẽ cung cấp cho các cơ quan hoạch định chính sách những thông tin liên quan đến thực trạng tạo động lực cho người lao động tại các TĐKTNN ở Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với các chính sách lao động hiện tại để có thể điều chỉnh tốt hơn. Thêm vào đó, nghiên cứu còn cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, với tư cách đại diện chủ sở hữu Nhà nước trong quản lý kinh tế, những thông tin quan trọng về động lực lao động của người lao động tại các TĐKTNN để có thể quản lý tập trung hơn vào những nhân tố tạo động lực cho người lao động.
3. Kết cấu của luận án
Ngoài những phần mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo, luận án “Tạo động lực cho người lao động tại các TĐKTNN ở Việt Nam” gồm có những Chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế nhà nước
Chương 2: Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động và quản lý nhà nước đối với tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế nhà nước
Chương 3: Thực trạng tạo động lực cho người lao động và quản lý nhà nước đối với tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Chương 4: Phương hướng, giải pháp tạo động lực cho người lao động và đổi mới quản lý nhà nước đối với tạo động lực cho người lao động tại tại các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam tới năm 2030