LA16.020_Ảnh hưởng của chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ nghèo dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo và ảnh hƣởng của các chính sách này tới hộ DTTS huyện Võ Nhai, luận án chỉ ra những bất cập trong công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt xác định ảnh hƣởng của các chính sách này tới sinh kế hộ DTTS. Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo tại huyện Võ Nhai trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Hệ thống hóa, làm sáng tỏ và từng bƣớcphát triển cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về ảnh hƣởng của các chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của các hộ DTTS;
– Phân tích, đánh giá quá trình triển khai và kết quả thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
– Ảnh hƣởng của các chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
– Đƣa ra các quan điểm, định hƣớng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các chính sách xóa đói giảm nghèo và ảnh hƣởng của các chính sách này tới sinh kế các hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện Võ Nhai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi về không gian: Luận án đƣợc thực hiện nghiên cứu trên phạm vi huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
– Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu các thông tin thứ cấp liên quan đến các chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015; các thông tin sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra khảo sát hộ DTTS trong năm 2016 và những đánh giá của ngƣời dân liên quan đến thời điểm khi điều tra.
– Phạm vi về nội dung:
+ Luận án tập trung nghiên cứu tình hình triển khai thực hiện; kết quả đạt đƣợc và ảnh hƣởng của các chính sách xóa đói giảm nghèo đến các nguồn lực sinh kế hộ DTTS; Phân tích cơ sở cho việc thay đổi sinh kế của hộ, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo.
+ Có nhiều các chƣơng trình, chính sách đƣợc triển khai trên địa bàn huyện Võ Nhai, cho nên khó có thể bóc tách ảnh hƣởng riêng lẻ của từng chƣơng trình, chính sách.Vì vậy tác giả đã lựa chọn các chƣơng trình, chính sách đã đƣợc thực thi trong thời gian dài để nghiên cứu (các chương trình, chính sách được liệt kê trong phần phụ lục) và chia ra làm 4 nhóm cụ thể nhƣ sau:
Nhóm 1: Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Nhóm 2: Nhóm chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ cơ bản: Chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, nƣớc sạch; Chính sách hỗ trợ giáo dục; Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Nhóm 3: Chính sách tín dụng.
Nhóm 4: Nhóm chính sách hỗ trợ đặc thù.
4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án
4.1. Đóng góp về lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn vềảnh hƣởng của các chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế các hộ DTTS, rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn nhằm nâng cao đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội cho các hộ DTTS ở các khu vực miền núi.
4.2. Đóng góp về thực tiễn
– Luận án đã đánh giá một cách toàn diện về thực trạng triển khai, thực hiện các chính sách XĐGN tới các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
– Phân tích, đánh giá ảnh hƣởng của các chính sách XĐGN tới các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên để chỉ ratính hiệu quả của các chính sách XĐGN trong việc hỗ trợ sản xuất, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho các hộ đƣợc thụ hƣởng chính sách.
– Luận án góp phần chỉ ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong công tác thực hiện các chính sách XĐGN tới các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
– Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
4.3. Ý nghĩa của luận án
– Kết quả của đề tài luận án sẽ là tài liệu tham khảo có căn cứ khoa học giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền huyện Võ Nhai nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung trong công tác xây dựng, triển khai và thực hiện các chính sách XĐGN cho các hộ DTTS.
– Luận án là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong các trƣờng chuyện nghiệp, viện nghiên cứu, cụ thể cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên.
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm 5 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu;
Chƣơng 2: Cơ sở khoa học về ảnh hƣởng của các chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế hộ dân tộc thiểu số;
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu;
Chƣơng 4: Đánh giá ảnh hƣởng của các chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ nghèo dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai;
Chƣơng 5: Giải pháp thực hiện hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.