ThS31.136_Quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục mầm non ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non.
3. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Nếu nghiên cứu đầy đủ hệ thống lí luận, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, từ đó đề ra được các biện pháp khoa học, hợp lý, khả thi thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non đáp ứng mục tiêu giáo dục.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục mầm non ở các trường mầm non.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, Tp. HồChí Minh.
Xem thêm: Khái niệm quản lý
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Xác lập cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non.
– Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
– Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Đối tượng khảo sát gồm: CBQL, GV, tại 12/44 trường mầm non tư thục thuộc địa bàn quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
6.2. Nội dung nghiên cứu
– Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT.
– Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học cho trẻ Mẫu giáo.
6.3. Thời gian khảo sát
Từ năm 2015 đến 2017.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Tổng hợp, phân tích và hệ thống các tài liệu, văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng; các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nhằm xác lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
– Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến với nội dung cần tìm hiểu nhằm thu thập ý
kiến chuyên môn trong các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
– Phương pháp được thực hiện theo tiến trình sau:
+ Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dựa trên các tiêu chí đã định.
+ Buớc 2: Tham khảo ý kiến thầy cô, các nhà quản lý giáo dục hoàn chỉnh phiếu trưng cầu ý kiến.
+ Bước 3: Điều tra đối với CBQL, giáo viên mầm non.
+ Bước 4: Thu thập phiếu điều tra, phân loại và xử lý kết quả điều tra.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn các trường mầm non để nắm được những thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu những báo cáo tổng kết của Sở GD&ĐT Tp. Hồ Chí Minh, Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp về quản lý hoạt động dạy học ở trường mầm non để góp phần xây dựng phần lý luận và thực tiễn của nội dung đề tài nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động dạy học của giáo viên mầm non tại các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
7.2.5. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Nhằm khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Các phương pháp trên nhằm khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, xác định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý số liệu, kết quả nghiên cứu.
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn
được cấu trúc trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường mầm non tư thục quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.