LA02.231_Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và phân tích tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quôc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2004 – 2016.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở đó, mục tiêu cụ thể của đê tai được xác định là:
Thứ nhất: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản ngân hang , nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.
Thứ hai: phân tích tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân ha ng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.
Thứ ba: gợi ý các chính sách quản trị rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hang tại Viêt Nam.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Yếu tô nào ảnh hưởng đên RRTK, chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản ngân hang, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á như thế nào?
(2) Có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đên rủi ro thanh khoản ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam hay không?
(3) Chiều hướng tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam A như thế nào?
(4) Có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu tác động của RRTK đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, trường hợp cac quôc gia Đông Nam A và Việt Nam hay không?
(5) Các gợi ý chính sách nào liên quan đến quản trị RRTK và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hang tại Viêt Nam.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là rủi ro thanh khoan va hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, nghiên cứu trường hợp cac quôc gia Đông Nam A.
Phạm vi nghiên cứu: không chỉ tập trung vào một vài quôc gia riêng le như ở các nghiên cứu trước đây , phạm vi nghiên cứu của đề tài được mở rộng phân tích cho 11 quôc gia Đông Nam A (Brunie, Cambodia, EasiTimor, Indonesia, Lao, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam) trong giai đoạn nghiên cứu 2004 – 2016.
Đề tài lựa chọn phạm vi nghiên cứu này vì:
(1) Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu từ 2 nguồn: (i) Nguồn dữ liệu các ngân hàng trên thế giới Bankscope, (ii) Nguồn dữ liệu Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) nên đảm bảo tính đồng bộ và độ tin cậy cao hơn nhằm phản ánh tốt việc đánh giá tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hang , trường hợp các quốc gia Đông Nam A.
(2) Đây là thời kỳ đang đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cua khu vưc Đông Nam Á trong đo co Viêt Nam . Do đó, yêu cầu hệ thống ngân hàng nhanh chóng thực hiện quá trình cải cách, để vai trò của ngân hàng thực sự trở thành nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế và chuẩn bị cho quá trình tự do hoá tài chính nhằm nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, đông thời cũng cần hoàn thiện khung chính sách cho hệ thống ngân hàng trong thời kỳ này.
1.5. Kết cấu của luận án
Nội dung luận án gồm 5 phần chính, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương này trinh bay tông quan nghiên cưu bao gôm sư cân thiêt nghiên cưu (bối cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn) nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu. Tiếp đến luận án trình bày mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phần cuối cùng là trình bay khái quát nguồn số liệu , phương phap nghiên cưu va kết cấu của luận án.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Chương này trình bày ngắn gọn các lý thuyết nền liên quan đến rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tiếp đến, nghiên cứu lược khảo các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng để xác định các khoảng trống nghiên cứu. Luận án có trình bày các cách tiếp cận đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh và phương pháp đo lường RRTK từ các nghiên cứu trước, làm cơ sở xây dựng các giả thuyết nghiên cứu trong chương 3.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương này trình bày mô hình nghiên cứu để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng. Tiếp cận mô hình nghiên cứu của (Growe và cộng sự, 2014; Ferrouhi, 2014) và (Trenca, Petria và Corovei, 2015; Ferrouhi và Lahadiri, 2014); tác giả có điều chỉnh một số biến cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Sau khi phân tích đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp đo lường, luận án sẽ lựa chọn các biến phù hợp với mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, phần này cũng trình bày dữ liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á, và dữ liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2004-2016.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tac đông cua RRTK đên HQHĐKD ngân hang , nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam A và Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTK và tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam, từ đó đề xuất các gợi ý chính sách ở chương 5.
Chƣơng 5: Kết luận và gơi y chinh sach
Từ cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, chương 5 sẽ trình bày những kết luận chung và các gợi ý chính sách góp phần kiểm soát tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của rủi ro thanh khoản đến HQHĐKD ngân hàng nhằm đảm bảo HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam A và Việt Nam . Sau khi đã hoàn thành nghiên cứu, luận án trình bày những đóng góp mới của luận án về mặt lý thuyết và thực tiễn, đồng thời, trình bày những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai.