Thursday, February 2, 2023
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Quản lý công

Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam

admin by admin
November 19, 2018
in Quản lý công, Tiến Sĩ
0
Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
605
SHARES
3.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA18.006_Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam…
  • Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội…
  • Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh…
  • Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
  • Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ…
  • Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam
  • Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
  • Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và…
  • Nghiên cứu căng thẳng khu vực tài chính tại Việt Nam

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực của cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, chỉ ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung và chính sách phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, từ Trung ương đến địa phương.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn công tác phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam thông qua hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút, đãi ngộ, qua đó đềxuất các giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

– Phạm vi không gian: luận án tập trung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường từ Trung ương (Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đến địa phương (các cơ quan: Chi cục Bảo vệ môi trường, Thanh tra môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện trên phạm vi cả nước.

👉👉👉Xem thêm: Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì

– Phạm vi thời gian: luận án nghiên cứu sử dụng số liệu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường từ năm 1992 đến 2016. Định hướng nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường đến 2020 và tầm nhìn đến 2030.

5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

– Tại sao cần phải phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam?

– Để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về môi trường có hiệu lực, hiệu quả thì cần phải có những giải pháp gì?

5.2. Giả thuyết khoa học

– Nghiên cứu dựa trên giả thuyết là Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua đã quan tâm đến vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam; đã có các chủ trương, chính sách để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, nhưng các chủ trương, chính sách còn chưa thực sự có hiệu quả; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút, đãi ngộ còn hạn chế và chưa đồng bộ, chưa thu hút nguồn nhân lực có chất lượng dẫn đến nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

– Nếu chúng ta có các giải pháp tốt về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút, đãi ngộ thì chúng ta sẽ có được nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý đủ sức để quản lý ngành môi trường Việt Nam ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

6. Những đóng góp mới của luận án

Là một đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống về phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, luận án có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn như sau:

– Về lý luận

+ Luận án khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam nói riêng; bổ sung và làm rõ các khái niệm về phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút, đãi ngộ, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam.

+ Luận án nghiên cứu và tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung để làm rõ hơn về cơ sở lý luận và căn cứ khoa học, đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam.

– Về thực tiễn

+ Thông qua điều tra, khảo sát, luận án cung cấp các thông tin dữ liệu bao quát về thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, qua đó xem xét và đánh giá tổng thể về nội dung phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam trong những năm vừa qua, những cơ hội và thách thức cho phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam trong thời gian tới.

+ Luận án chỉ ra những ưu, nhược điểm của hoạt động quản lý đào tạo, đào tạo và bồi dưỡng, qua đó phân tích, đánh giá tìm ra các nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam.

+ Luận án cũng chỉ ra những ưu, khuyết điểm trong sử dụng nguồn nhân lực (tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực) hiện nay liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và qua đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam cho thời gian tới.

+ Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thực hiện các biện pháp quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực của mình. Nó cũng là gợi ý để các nhà quản lý tham khảo trong việc xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực; các chính sách nhằm hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; các chính sách về tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực trong ngành môi trường Việt Nam.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận làm căn cứ khoa học cho việc nghiên cứu, luận giải và làm sáng tỏ bản chất và nội dung một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam trên cơ sở kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và trong nước.

Luận án góp phần hoàn thiện hơn và làm rõ hơn cơ sở khoa học về hành chính công, có thể cung cấp các luận cứ khoa học để đóng góp và bổ sung, hoàn thiện hơn về lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong định hướng phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam nói riêng.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng vận dụng tốt trong thực tiễn góp phần bổ sung căn cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước và ngành môi trường Việt Nam từ Trung ương đến địa phương trong công tác hoạch định, định hướng xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đáp ứng chiến lược phát triển ngành môi trường Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

– Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học, học viện tham gia giảng dạy các lĩnh vực liên quanh đến chuyên ngành môi trường.

8. Cấu trúc của luận án

Luận án được kết cấu gồm:

– Phần Mở đầu

– Phần Nội dung gồm 4 chương:

+ Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

+ Chương 2: Cơ sở khoa học về phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam

+ Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam

+ Chương 4: Quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

– Kết luận

– Danh mục tài liệu tham khảo

– Phụ lục


[button type=”danger” text=”TẢI XUỐNG 。◕‿◕。” url=”https://drive.google.com/file/d/120JNsG1bnYPYucewtNS6bUMhX5Bf0ayB/view” open_new_tab=”true”]

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………… 1

LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………… 2

MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ………………………………………………………………………….. 13
1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực …………………. 14

1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường…………………………………………………………………………………………….. 20
1.3. Những vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu ……………………………………. 24

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………. 26

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM ……………………………………………………………………………………………… 27
2.1. Các khái niệm cơ bản …………………………………………………………………. 27

2.1.1. Nguồn nhân lực ………………………………………………………………………………….27

2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực …………………………………………………………………..30

2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường

Việt Nam………………………………………………………………………………………………….34

2.2. Vai trò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực …………………. 35

2.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực………………………………………………………………….35

2.2.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực…………………………………………………..36

2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực………………………………………………. 37

2.3.1. Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng ………………………………40

2.3.2. Phát triển nguồn nhân lực thông qua tuyển dụng…………………………………..44

2.3.3. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác quy hoạch………………………45

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399

2.3.4. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đánh giá ………………………..46

2.3.5. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác bổ nhiệm………………………..46

2.3.6. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác luân chuyển ……………………47

2.3.7. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác thu hút, đãi ngộ ………………48

2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường……………………………………………………………. 49
2.4.1. Những yếu tố bên trong……………………………………………………………………….49

2.4.2. Những yếu tố bên ngoài ………………………………………………………………………51

2.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường ……………………………………………………………………………………… 53
2.5.1. Phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường qua đào tạo, bồi dưỡng …….53

2.5.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường qua tuyển dụng, sử dụng …..56

2.5.3. Bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường cho Việt

Nam………………………………………………………………………………………57

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………. 58

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM ….. 60
3.1. Thực trạng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam ……………………………………………………………………………… 60
3.1.1. Khái quát tình hình phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ……………………………………………………………..60
3.1.2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ………………………………………………………………………………………………….64
3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam ………………………………………………………. 75
3.2.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường …………………………………………………………………………75

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399

3.2.2. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ………………………………………………………………………………………………….85
3.2.3. Công tác quy hoạch nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ………………………………………………………………………………………………….88
3.2.4. Công tác đánh giá nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ………………………………………………………………………………………………….90
3.2.5. Công tác bổ nhiệm nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ………………………………………………………………………………………………….93
3.2.6. Công tác luân chuyển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ………………………………………………………………………………………………….96
3.2.7. Chế độ thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ………………………………………………………………………………………100
3.3. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam …………………………………………………….. 108
3.3.1. Những kết quả đạt được …………………………………………………………………….108

3.3.2. Những hạn chế, bất cập …………………………………………………………………….112

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ………………………………………………………………….114

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………….. 121

Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 …………………………………… 123
4.1. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ……………………………………………………………………………………. 123
4.1.1. Nhu cầu về số lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước ngành môi trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030…………………………………………………….125
4.1.2. Nhu cầu về trình độ của nguồn nhân lực QLNN ngành môi trường đến năm

2020 và năm 2030. …………………………………………………………………………………….125

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399

4.1.3. Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực quản lý nhà nước ngành môi trường đến năm 2020 và đến năm 2030 ………………………………………126
4.2. Quan điểm và định hướng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường……………………………………………………………… 132
4.2.1. Quan điểm và định hướng của Đảng ………………………………………………….132

4.2.2. Quan điểm của luận án về phát triển nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường………………………………………………………………………………134
4.3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam…………………………………………………………….. 135
4.3.1. Nhóm giải pháp chung ………………………………………………………………………135

4.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng ……………………………………………….137

4.3.3. Nhóm giải pháp về tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực………………………141

4.3.4. Nhóm giải pháp khác ………………………………………………………………………..148

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ………………………………………………………………….. 150

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ……………………. 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………. 157

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường CNH Công nghiệp hoá CTQG Chương trình Quốc gia ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng HĐH Hiện đại hoá
HVCTQGHCM Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

HVHCQG Học viện Hành chính Quốc gia

KHXH Khoa học xã hội NXB Nhà xuất bản NNL Nguồn nhân lực
NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao PTNNL Phát triển nguồn nhân lực PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ
QLNN Quản lý nhà nước TN&MT Tài nguyên và Môi trường XHCN Xã hội chủ nghĩa

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Số lượng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ……………………………………………………………………………………… 65
Biểu đồ 3.2: Độ tuổi của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam ……………………………………………………………………….. 66
Biểu đồ 3.3: Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước môi trưởng ở Trung ương ………………………………………………………….. 68
Biểu đồ 3.4: Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường cấp tỉnh …………………………………………………………. 68
Biểu đồ 3.5: Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường cấp huyện ……………………………………………………… 69
Biểu đồ 3.6: Chuyên ngành đào tạo nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam ………………………………………………………. 70
Biểu đồ 3.7: Trình độ lý luận chính trị ở Trung ương …………………………….. 72

Biểu đồ 3.8: Trình độ lý luận chính trị ở cấp tỉnh ………………………………….. 73

Biểu đồ 3.9: Trình độ lý luận chính trị ở cấp huyện ……………………………….. 73

Biểu đồ 3.10: Trình độ quản lý hành chính nhà nước …………………………….. 74

Biểu đồ 3.11: Số liệu đào tạo dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn ……….. 78

Biểu đồ 3.12: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm ……. 80

Biểu đồ 3.13: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài ……………. 80

Biểu đồ 3.14: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ……………………… 81

Biểu đồ 3.15: Kết quả bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước …. 83

Biểu đồ 3.16: Kết quả tuyển dụng NNL của ngành môi trường giai đoạn

2011-2015 ………………………………………………………………………………………. 87

Biểu đồ 3.17: Kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý……………………… 89

Biểu đồ 3.19: Kết quả đánh giá NNL ở cấp tỉnh giai đoạn 2011-2015 ……… 92

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399

Biểu đồ 3.20: Kết quả đánh giá NNL ở cấp huyện giai đoạn 2011-2015 ….. 92

Biểu đồ 3.21: Kết quả bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý ………………………. 94

Biểu đồ 3.22: Kết quả bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý ………………….. 95

Biểu đồ 3.23: Kết quả luân chuyển NNL lãnh đạo, quản lý …………………….. 97

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết về công tác luân chuyển, điều động của lãnh đạo cấp cục, vụ …………………………………………………………………………. 98

Bảng 3.2: Đánh giá mức độ cần thiết về công tác luân chuyển, điều động của lãnh đạo cấp phòng…………………………………………………………………………… 98

Bảng 3.3: Đánh giá mức độ hài lòng về vị trí đang giữ của lãnh đạo cấp cục, vụ ………………………………………………………………………………………………… 101

Bảng 3.4: Đánh giá mức độ hài lòng về vị trí đang giữ của lãnh đạo cấp phòng
……………………………………………………………………………………………………. 102

Bảng 3.5: Đánh giá về lựa chọn vị trí làm việc của lãnh đạo cấp vụ ……….. 104

Bảng 3.6: Đánh giá về lụa chọn vị trí làm việc của lãnh đạo cấp phòng ….. 104

Bảng 3.7: Đánh giá mức độ hợp lý trong công tác tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực là lãnh đạo cấp cục, vụ ……………………………………………………….. 105

Bảng 3.8: Đánh giá mức độ hợp lý trong công tác tuyển dụng, sử dụng NNL
lãnh đạo cấp phòng…………………………………………………………………………. 106

Bảng 3.9: Nhu cầu nguồn nhân lực ngành môi trường đến năm 2020 và năm
2030 …………………………………………………………………………………………….. 125

Bảng 3.10: Nhu cầu đào tạo về trình độ đến năm 2020 và năm 2030……… 125

Bảng 3.11. Nhu cầu đào tạo đại học và sau đại học theo chuyên ngành về môi trường…………………………………………………………………………………………… 127

Bảng 3.12. Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường …… 130

Bảng 3.13: Đánh giá mức độ cần thiết về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của cán bộ lãnh đạo cấp cục, vụ………………………………………………………… 131

Bảng 3.14: Đánh giá mức độ cần thiết về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của cán bộ lãnh đạo cấp phòng …………………………………………………………. 131

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399

1. Lý do lựa chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia; trình độ phát triển của nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt và tối đa nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, hoàn thành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài thập kỷ.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó có vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, với nội dung cụ thể là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016 – 2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội”.
Lý thuyết và thực tiễn phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới cho thấy nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những khuyến nghị của Liên hợp quốc cũng như

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@1 gmail.com Phone: 0972.162.399

những quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng ta cho thấy sự thừa nhận vai trò to lớn, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực trong sự phát triển đất nước và nhân loại, là nhân tố hàng đầu, quyết định thành công hay thất bại của các quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc,… đều đánh giá cao vai trò của NNL ngành môi trường là yếu tố quyết định nhất trong sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế và an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo và cải thiện, công tác bảo vệ môi trường cũng luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đã thu được những kết quả quan trọng. Vai trò của công tác bảo vệ môi trường được đặt ngang tầm với các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghị quyết là cơ sở quan trọng, định hướng cho việc hoạch định đường lối, thể chế hóa các chính sách, pháp luật cho công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Trong đó đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh; đến năm
2050, bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực. Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đã xác định sáu vấn đề môi trường cấp bách ở nước ta hiện nay, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện.
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành môi trường đã có sự phát triển đáng kể, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã có những đóng góp thiết thực và quan trọng trong việc xây dựng các chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, đáp ứng cơ bản

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@2 gmail.com Phone: 0972.162.399

được yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong khi đó, đặc thù của ngành môi trường là ngành có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các bộ, ngành, lĩnh vực khác trong công tác bảo vệ môi trường; với chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao quản lý nhà nước về môi trường bao gồm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất và môi trường sinh thái trên phạm vi cả nước. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn, nhiều cơ sở sản xuất, dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường cao; hầu hết các cụm công nghiệp, làng nghề chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường; hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, nước thải từ hoạt động chuyên canh nông nghiệp có chứa các thành phần độc hại từ hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón đã và đang gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước dưới đất và nước mặt; nước thải sinh hoạt ở hầu hết các đô thị chưa được xử lý; hầu hết các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường, nhất là mùi hôi, nước rỉ rác; hầu hết các đô thị lớn của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng ô nhiễm không khí, trong đó ô nhiễm khói và bụi là vấn đề nổi cộm nhất; các hệ sinh thái tự nhiên khác như rừng, rạn san hô, loài sinh vật, thảm cỏ biển cũng đang đứng trước tình trạng suy thoái.
Trước các thách thức nói trên, với đặc thù quản lý nhiều nội dung môi trường phức tạp và phải chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về môi trường và phải chịu áp lực lớn trước dư luận xã hội về tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra, đòi hỏi ngành môi trường phải có những nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt phải có nguồn nhân lực đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác quản lý nhà nước về môi trường hiện nay và trong thời gian tới. Thực hiện

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@3 gmail.com Phone: 0972.162.399

tốt quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam hiện nay còn bộc lộ sự bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng, cơ cấu ngành nghề. Giai đoạn hiện nay, hầu hết các lĩnh vực quản lý của ngành môi trường Việt Nam còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm trong công tác quản lý ở tầm quốc gia và quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực ở các cơ quan quản lý nhà nước làm công tác tham mưu, xây dựng cơ chế chính sách, các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường; nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các Chi cục bảo vệ môi trường, Thanh tra Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở các quận, huyện trên phạm vi cả nước; nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước của các chuyên ngành về công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, thẩm định và đánh giá tác động môi trường, khoa học môi trường, quản lý môi trường, kinh tế môi trường,…Trong khi đó nguồn nhân lực trẻ kế cận có trình độ cao chưa nhiều, kinh nghiệm quản lý còn thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chưa đảm bảo về kiến thức, năng lực, trình độ, đặc biệt là trình độ và kỹ năng quản lý ở các địa phương còn yếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương. Nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh và cấp huyện không đồng đều về chuyên ngành đào tạo cũng như trình độ học vấn. Sự mất cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu về ngành nghề chuyên môn đào tạo làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương.
Hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành môi trường Việt Nam còn hạn chế, chưa có sự liên kết và quy hoạch mạng lưới đào tạo để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng của ngành và mất cân đối giữa các chuyên ngành đào tạo. Mặt khác, chính sách thu hút nguồn nhân lực tham gia đào tạo trong một số chuyên ngành về môi trường chưa được quan tâm xây dựng. Cơ sở

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@4 gmail.com Phone: 0972.162.399

vật chất, điều kiện giảng dạy còn khó khăn và thấp so với mức chung của khu vực; chương trình, giáo trình đào tạo còn lạc hậu, chưa đồng bộ; đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong tình hình mới.
Để giải đáp các vấn đề nêu trên, đã có một số nhà khoa học, tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu, luận giải dưới các góc độ khoa học, tiếp cận khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có tổ chức, cá nhân nào nghiên cứu toàn diện, luận giải đầy đủ về lý luận, phân tích sâu sắc về thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, để từ đó giải đáp được hàng loạt các câu hỏi về cơ sở lý luận phát triển nguồn nhân lực của cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt nam? Về các quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam hiện nay ra sao? Trong thời gian tới cần phải có quan điểm, định hướng gì để hoàn thiện hệ thống chính sách này? Từ đó đưa ra những giải pháp nào nhằm tăng cường năng lực cho nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam để giúp họ có bước nhảy vọt cả về lượng và chất để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam giúp cho các nhà nghiên cứu trong nước, các chuyên gia hiểu rõ hơn những cơ hội, khó khăn và thách thức, qua đó kiến nghị để nhà nước đưa ra các chính sách phù hợp trong công tác phát triển nguồn nhân lực; góp phần quan trọng vào việc thực hiện chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong phát triển nền kinh tế – xã hội nói chung và công tác bảo vệ môi trường nói riêng.
Từ những lý do và cách tiếp cận trên đây, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@5 gmail.com Phone: 0972.162.399

ngành môi trường Việt Nam” để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ chuyên ngành quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm PTNNL các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực của cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, chỉ ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung và chính sách phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt
Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, từ Trung ương đến địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn công tác phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam thông qua hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút, đãi ngộ, qua đó đề

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@6 gmail.com Phone: 0972.162.399

xuất các giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
– Phạm vi không gian: luận án tập trung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường từ Trung ương (Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đến địa phương (các cơ quan: Chi cục Bảo vệ môi trường, Thanh tra môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện trên phạm vi cả nước.
– Phạm vi thời gian: luận án nghiên cứu sử dụng số liệu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường từ năm 1992 đến 2016. Định hướng nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường đến
2020 và tầm nhìn đến 2030.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm chủ trương của Đảng và hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước ta liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực để đánh giá và định hướng về nội dung nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án lựa chọn phương pháp tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ quản lý công qua các phương pháp:
– Phương pháp điều tra xã hội học thông qua các bảng hỏi được thiết kế sẵn cho các đối tượng khác nhau:
+ Phiếu điều tra hiện trạng nguồn nhân lực của 63 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (từ cấp sở của tỉnh đến cấp phòng của các quận, huyện);
+ Phiếu điều tra nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của 63 Sở Tài nguyên và Môi trường các tinh và thành phố trực thuộc Trung ương (từ cấp sở của tỉnh đến cấp phòng của các quận, huyện).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@7 gmail.com Phone: 0972.162.399

– Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực tế tại một số cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương, thông qua các bảng hỏi được thiết kế sẵn cho 02 đối tượng:
+ Phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ lãnh đạo cấp cục, vụ, sở đang công tác trong ngành môi trường ở Trung ương và địa phương về phát triển nguồn nhân lực (200 phiếu);
+ Phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ lãnh đạo cấp phòng đang công tác trong ngành môi trường ở Trung ương và địa phương về phát triển nguồn nhân lực (300 phiếu).
– Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích và tổng hợp nguồn dữ liệu qua tài liệu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
– Phương pháp dự báo: dùng phương pháp dự báo ngoại suy để đón đầu hoặc dự kiến xu thế phát triển của xã hội để có các giải pháp xử lý tốt hơn.
Ngoài ra, luận án còn kế thừa các công trình nghiên cứu, các số liệu thống kê và các tài liệu có liên quan. Có hai nguồn thông tin được sử dụng trong luận án gồm:
– Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; các số liệu thông kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan; kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
– Nguồn thông tin sơ cấp: kết quả điều tra, khảo sát tại các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành môi trường Việt Nam.

5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

– Tại sao cần phải phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam?

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@8 gmail.com Phone: 0972.162.399

– Để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về môi trường có hiệu lực, hiệu quả thì cần phải có những giải pháp gì?
5.2. Giả thuyết khoa học

– Nghiên cứu dựa trên giả thuyết là Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua đã quan tâm đến vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam; đã có các chủ trương, chính sách để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, nhưng các chủ trương, chính sách còn chưa thực sự có hiệu quả; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút, đãi ngộ còn hạn chế và chưa đồng bộ, chưa thu hút nguồn nhân lực có chất lượng dẫn đến nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Nếu chúng ta có các giải pháp tốt về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút, đãi ngộ thì chúng ta sẽ có được nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý đủ sức để quản lý ngành môi trường Việt Nam ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
6. Những đóng góp mới của luận án

Là một đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống về phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, luận án có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn như sau:
– Về lý luận

+ Luận án khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam nói riêng; bổ sung và làm rõ các khái niệm về phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@9 gmail.com Phone: 0972.162.399

hút, đãi ngộ, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam.
+ Luận án nghiên cứu và tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung để làm rõ hơn về cơ sở lý luận và căn cứ khoa học, đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam.
– Về thực tiễn

+ Thông qua điều tra, khảo sát, luận án cung cấp các thông tin dữ liệu bao quát về thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, qua đó xem xét và đánh giá tổng thể về nội dung phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam trong những năm vừa qua, những cơ hội và thách thức cho phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam trong thời gian tới.
+ Luận án chỉ ra những ưu, nhược điểm của hoạt động quản lý đào tạo, đào tạo và bồi dưỡng, qua đó phân tích, đánh giá tìm ra các nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam.
+ Luận án cũng chỉ ra những ưu, khuyết điểm trong sử dụng nguồn nhân lực (tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực) hiện nay liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và qua đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam cho thời gian tới.
+ Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thực hiện các biện pháp quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực của mình. Nó cũng là gợi ý để các nhà quản lý tham khảo trong việc xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực; các chính sách nhằm hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; các chính sách về tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực trong ngành môi trường Việt Nam.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@10gmail.com Phone: 0972.162.399

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận làm căn cứ khoa học cho việc nghiên cứu, luận giải và làm sáng tỏ bản chất và nội dung một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam trên cơ sở kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và trong nước.
Luận án góp phần hoàn thiện hơn và làm rõ hơn cơ sở khoa học về hành chính công, có thể cung cấp các luận cứ khoa học để đóng góp và bổ sung, hoàn thiện hơn về lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong định hướng phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam nói
riêng.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng vận dụng tốt trong thực tiễn góp phần bổ sung căn cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước và ngành môi trường Việt Nam từ Trung ương đến địa phương trong công tác hoạch định, định hướng xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đáp ứng chiến lược phát triển ngành môi trường Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
– Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học, học viện tham gia giảng dạy các lĩnh vực liên quanh đến chuyên ngành môi trường.
8. Cấu trúc của luận án

Luận án được kết cấu gồm:

– Phần Mở đầu

– Phần Nội dung gồm 4 chương:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@11gmail.com Phone: 0972.162.399

+ Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
+ Chương 2: Cơ sở khoa học về phát triển nguồn nhân lực các cơ quan

quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam

+ Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam
+ Chương 4: Quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
– Kết luận

– Danh mục tài liệu tham khảo

– Phụ lục

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@12gmail.com Phone: 0972.162.399

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong những năm qua, nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) nói

chung đã có nhiều công trình khoa học và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau như: Kinh tế học, xã hội học, tâm lí học, dân tộc học, chính trị học, văn hóa học,… Mỗi góc độ nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận khoa học khác nhau về mục đích nghiên cứu. Đến nay, trên thực tế, các công trình nghiên cứu về PTNNL ngành môi trường Việt Nam là chưa có (đặc biệt là tài liệu trong nước). Đó là một trong những khó khăn mà tác giả gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Dưới góc độ hành chính công, đây là đề tài đầu tiên được nghiên cứu đến đối tượng trong lĩnh vực PTNNL các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) ngành môi trường Việt
Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, có một điểm đáng chú ý ở đây là các công trình nghiên cứu quy mô (sách, luận án tiến sĩ, đề tài khoa học, báo cáo khoa học) về PTNNL ngành môi trường Việt Nam trong thời gian gần đây rất ít. Tra cứu cơ sở dữ liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam – nơi lưu giữ đầy đủ nhất các ấn phẩm xuất bản trong nước với từ khoá “PTNNL ngành môi trường Việt Nam” thì không có ấn phẩm nào. Hoặc tra trên Internet về từ khóa “PTNNL ngành môi trường Việt Nam” với sách, luận án, đề tài khoa học cũng chỉ thấy rất ít công trình, nếu có thì chỉ là bài báo hoặc tin hội thảo liên quan đến ngành môi trường Việt Nam nói chung. Như vậy cho thấy, thời gian qua sự quan tâm của xã hội nói chung và những người làm khoa học nói riêng nghiên cứu về vấn đề PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam chưa có nhiều. Do vậy, hiện nay chúng ta đang thiếu khá nhiều tư liệu về lĩnh vực này, cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và có hệ thống.
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu của các công trình khoa học, tác giả thấy rằng hầu hết các công trình đều ít nhiều nghiên cứu về các nội dung liên quan đến đề tài luận án về PTNNL nói chung và các công trình khoa học này tập trung chính nghiên cứu theo các hướng sau đây:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@13gmail.com Phone: 0972.162.399

1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực

1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài

1.1.1.1. Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng

Trên thế giới, tính đến nay đã có nhiều nghiên cứu về PTNNL qua đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực (NNL), nhất là ở Mỹ, Châu Âu và một số nước phát triển như Anh, Canada, Úc,…. Tiêu biểu nhất là các công trình nghiên cứu của các tác giả dưới đây:
– Kelly D.J., trong một kết quả nghiên cứu về PTNNL của nhóm công tác nghiên cứu phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế Thái bình dương công bố năm 2001 trên tạp chí Human Resource Development Outlook [56] đã đưa ra những khái niệm về PTNNL. Theo quan điểm phát triển, nhóm nghiên cứu cho rằng PTNNL là quá trình phát triển con người qua các phương thức khác nhau, trong đó vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng.
– Đối với tác giả Charles Cowell và các cộng sự [41] và một số tác giả khác như: W. Clayton Allen và Richard A. Swanson (2006) [44]. Các nghiên cứu này đều thống nhất “mô hình đào tạo mang tính hệ thống gồm phân tích, thiết kế, phát triển, thực hiện và đánh giá” được sử dụng trên 30 năm qua trên thế giới là những nội dung cốt lõi của PTNNL trong mỗi cơ quan, tổ chức.
– Năm 2007, Kristine Sydhagen và Peter Cunningham thuộc Đại học Nelson Mandela Metropolitan đã công bố công trình nghiên cứu về khái niệm PTNNL và nội dung của PTNNL trên Tạp chí Human Resource Development International [57]. Theo đó, các tác giả cũng đưa ra một trong các nội dung PTNNL là công tác đào tạo, bồi dưỡng và đây là nội dung chủ yếu để PTNNL.
1.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực qua tuyển dụng, sử dụng

– Tác giả Abdullsh Haslinda (2009) đã tập trung làm rõ khái niệm, mục đích và nội dung của PTNNL [38]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp cả về lý thuyết và thực tiễn các khái niệm, quan điểm về PTNNL ở các phạm vi, góc độ khác nhau từ các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới đã được

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@14gmail.com Phone: 0972.162.399

công bố. Riêng tác giả đã đưa ra quan điểm sử dụng NNL có hiệu quả phải quan tâm đến việc tăng cường năng lực, nâng cao kỹ năng làm việc của NNL.
– Về khái niệm và phạm vi của PTNNL trên khía cạnh học thuật, Greg G. Wang và Judy Y. Sun đã công bố nghiên cứu vào năm 2009 nhằm làm rõ ranh giới của PTNNL trong tạp chí Human Resource Development International. Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích sự khác biệt giữa khái niệm PTNNL với phát triển vốn nhân lực và phát triển con người ở phương diện xã hội, qua đó có thể ứng dụng để làm rõ về mặt lý luận trong nghiên cứu PTNNL thông qua các hoạt động tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ NNL trong một tổ chức [47].
– Theo tác giả Julia Storberg và Walker Claire Gubbins, cả 2 tác giả đã nghiên cứu về mối quan hệ xã hội của con người với PTNNL [53] đã đưa ra nội dung của PTNNL ở các phạm vi khác nhau trong sử dụng con người, có tính đến những mối liên kết, quan hệ đan xen giữa con người với tổ chức và giữa tổ chức với xã hội bên ngoài. Trong đó các tác giả đều có quan điểm về sử dụng con người như thế nào là yếu tố quan trọng trong PTNNL của tổ chức.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

1.1.2.1. Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng

– Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2008) đã công bố bài viết “phát triển con người và PTNNL” [36], trong đó đi sâu phân tích về mối liên hệ và vai trò của PTNNL đối với phát triển con người trong phát triển kinh tế, có đề cập đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để PTNNL nhưng nội dung đề cập chưa nhiều.
– Tác giả Lê Thị Ái Lâm (Viện kinh tế thế giới, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) (2003), PTNNL thông qua giáo dục và đào tạo – Kinh nghiêm Đông Á, Nxb KHXH, Hà Nội. Tác giả đã giới thiệu việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thành công của quá trình PTNNL thông qua giáo dục và đào tạo ở những nước Đông Á đạt được thành tựu cao trong quá trình công nghiệp hóa [21]; tuy vậy, tác giả phân tích thiên về yếu tố giáo dục phổ thông và đại học.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@15gmail.com Phone: 0972.162.399

– Tác giả Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện kinh tế thế giới) (1996), PTNNL kinh nghiêm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về vai trò của NNL trong nền kinh tế đổi mới và kinh nghiệm PTNNL ở khía cạnh phát triển giáo dục ở một số nước trên thế giới. Vận dụng tốt những kinh nghiệm quý báu đó vào việc PTNNL ở nước ta sẽ góp phần tạo ra NNLCLC, tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển [33].
– Tác giả Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doãn (2001), PTNNL giáo dục đại học Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến một số nội dung về giáo dục đại học, đồng thời đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm PTNNL giáo dục đại học, bộ phận nhân lực có trình độ cao trong NNL nước ta để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH [4]; tuy nhiên, cuốn sách lại hầu như không quan tâm đến nội dung đào tạo, bồi dưỡng NNL của các tổ chức, cơ quan.
– Tác giả Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển của xã hội; đồng thời làm rõ đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, từ đó khẳng định sự cần thiết phải chăm lo phát triển và phát huy cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam [20].
– Tác giả Đàm Đức Vượng (2008), Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: Việt Nam, Hội nhập và phát triển, Thực trạng và giải pháp về PTNNL ở Việt Nam, TI2/2008. Trong báo cáo, tác giả đã đề cập tới thực trạng NNL Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, ở từng bộ phận của NNL như: nông dân, công nhân… Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp để PTNNL ở Việt Nam hiện nay, nhưng chỉ cho các đối tượng là công nhân và nông dân là chính [37].
– Tác giả Đỗ Thị Thạch (2011), Chiến lược PTNNL trong Vãn kiện Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Lịch sử Đảng số 7/2011. Trong bài báo của mình, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ chiến lược PTNNL trong văn kiện Đại hội XI của Đảng ta. Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ một số quan điểm mới trong chiến lược

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@16gmail.com Phone: 0972.162.399

PTNNL, từ đó làm rõ quan điểm của Đảng về những giải pháp để PTNNL và

NNLCLC, tuy nhiên, tác giả cũng chỉ đưa ra một số giải pháp chung, chưa cụ thể

[28].

– Bài viết “Công tác đào tạo và PTNNL trong công ty nhà nước” của tác giả Ngô Thị Minh Hằng công bố năm 2008 trình bày một nghiên cứu về thực trạng PTNNL mà chủ yếu là hoạt động đào tạo ở các doanh nghiệp nhà nước thông qua khảo sát một số doanh nghiệp ở địa bàn Hà Nội. Tác giả đã phân tích, đưa ra một số nhận định khái quát về những yếu kém, tồn tại của công tác đào tạo trong các doanh nghiệp này thời gian vừa qua, nhưng không đề cập đến công tác đào tạo của các cơ quan QLNN [85].
– PTNNL trong các công ty Nhật Bản hiện nay do Tác giả Trần Thị Nhung và Nguyễn Duy Dũng đồng chủ biên (2005). Các tác giả đã phân tích hiện trạng PTNNL, các phương thức đào tạo lao động chủ yếu trong các công ty Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay. Tác giả cũng mới chỉ nêu ra một số gợi ý và kiến nghị về sự PTNNL ở Việt Nam nói chung và trong các công ty nói riêng trong thời gian tới [26].
– Tác giả Phạm Thành Nghị (2009), Kinh nghiệm PTNNL ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu con người số 2 (24) năm
2009. Qua bài viết của mình, tác giả đã tập trung làm rõ kinh ngiệm PTNNL của Nhật Bản và một số nước Đông Á như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan với những nội dung cơ bản, toàn diện: Luôn coi con người, nhân lực là yếu tố quyết định nhất; PTNNL theo nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội, theo chiến lược đón đầu; kết hợp đào tạo nghề đại cương và đào tạo nghề chuyên sâu; vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp và khu vực tư nhân; thu hút và trọng dụng nhân tài [24].
– Tác giả Lê Văn Phục “Kinh nghiệm PTNNL chất lượng cao ở một số nước trên thế giới”; Tạp chí Lý luận Chính trị, số 6, 2010. Bài viết đã nêu lên kinh nghiệm về PTNNLCLC ở các nước Tây Âu, Mỹ, các nước Đông Nam Á, Đông Á, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong việc PTNNLCLC hiện

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@17gmail.com Phone: 0972.162.399

nay, nhưng nội dung chủ yếu nói về kinh nghiệm PTNNLCLC của các công ty, doanh nghiệp là chính [27].
– Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Thị Giáng Hương (2013): “Vấn đề PTNNL nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” [18]. Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề PTNNLNCLC nhìn từ góc độ tác động qua lại giữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan và những đóng góp của NNL nữ chất lượng cao cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung sâu vào PTNNLCLC qua công tác đào tạo, không phân tích nhiều đến việc sử dụng
NNL.

Qua các công trình nghiên cứu PTNNL qua đào tạo bồi dưỡng nêu trên, các tác giả đã nghiên cứu, có những luận giải và nhìn theo góc độ khác nhau, đưa ra các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng để PTNNL chủ yếu cho xã hội và các doanh nghiệp, còn các đối tượng là cơ quan nhà nước chưa được tâp trung nghiên cứu
sâu.

1.1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực qua tuyển dụng, sử dụng

– Tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến tuyển dụng, bố trí và sử dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực NNL; giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta tới năm 2010, tác giả cũng đã tập trung một phần vào đối tượng nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để tuyển dụng và sử dụng hiệu quả NNL trong các cơ quan, tổ chức [10].
– Tác giả Đoàn Văn Khái (2005) công bố nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về NNL đối với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH [19] đưa ra những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp mang tính vĩ mô

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@18gmail.com Phone: 0972.162.399

LA18.006_Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam

Tags: cơ quan quản lý nhà nướcnguồn nhân lựcnguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nướcphát triển nguồn nhân lực
Previous Post

Nhận dạng và đo lường rủi ro trong đầu tư cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Next Post

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận án tiến sĩ kinh tế học

Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam

August 14, 2015
Luận án tiến sĩ văn hóa học

Giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ (sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975)

July 31, 2016
Cách tiếp cận kiểm thử khác nhau và đề xuất phương pháp kiểm thử hệ thống

Tìm kiếm mờ và ứng dụng tìm kiếm thông tin trong các văn bản nén

February 28, 2016
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội

June 15, 2018

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.