Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính Trung Quốc
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) là nước đông dân nhất trên thế giới. Hiện nay, dân số Trung Quốc trên 1,35 tỷ người. Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc là mô hình của các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Trung Quốc theo mô hình Quốc vụ viện. Thực chất đây là một loại hình Hội đồng Nhà nước.
Từ khi thực hiện đường lối mở cửa (1978), Trung Quốc đã trải qua 5 giai đoạn cải cách hành chính, trong đó cải cách bộ máy hành chính nhà nước là trọng tâm:
Giai đoạn từ cuối 2003 trở đi: Phát huy kết quả các giai đoạn trước, đưa cải cách đi vào chiều sâu để thực sự thay đổi chức năng của chính quyền theo phương châm: biến từ chính quyền vô hạn (cái gì cũng làm) sang chính quyền hữu hạn (quản lý bằng pháp luật, chỉ làm những việc thuộc chức năng đích thực là quản lý hành chính nhà nước). Đầu năm 2003, Chương trình cải cách hành chính của Quốc vụ viện đã được thông qua, các nhiệm vụ chính là:
– Cải cách cơ chế quản lý tài sản công; lập cơ quan quản lý công sản để triệt để tách chức năng quản lý hành chính của cơ quan công quyền với quản lý của các doanh nghiệp nhà nước.
Xem thêm: Cải cách hành chính là gì
– Đổi mới cơ chế điều tiết vĩ mô thông qua chính sách phát triển; thành lập Uỷ ban cải cách và phát triển thay cho Uỷ ban kế hoạch phát triển Quốc vụ viện; thành lập cơ quan hợp tác và giao lưu khu vực để thực hiện chức năng phối hợp phát triển.
– Đẩy mạnh Chương trình tin học hoá, từng bước xây dựng chính phủ điện tử.
– Xác định lại sự phân công và cơ cấu tổ chức, biên chế của từng bộ, ngành căn cứ vào chức năng mới.
– Giảm thiểu nội dung quản lý nhà nước, trên cơ sở đó tiếp tục thu gọn bộ máy quản lý hành chính.
Đối với cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính. Qua ba lần cải cách gần đây, tổ chức bộ máy các bộ của Trung Quốc cơ bản không có thay đổi lớn về mặt số lượng (trừ việc bỏ Uỷ ban kế hoạch phát triển Quốc vụ viện để thành lập Uỷ ban cải cách và phát triển). Hiện tại Trung Quốc có 29 bộ và Uỷ ban nhà nước. Chính quyền địa phương được tổ chức thành ba cấp hoàn chỉnh: cấp tỉnh (tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc khu hành chính) gồm 31 đơn vị (22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 5 khu tự trị), 2 khu hành chính đặc biệt [114, tr 69].
Những kết quả ghi nhận trong cải cách bộ máy hành chính nhà nước Trung Quốc.
Cải cách cơ cấu trong thời gian qua là giảm thiểu các doanh nghiệp nhà nước, đi đôi với việc bỏ cơ chế chính quyền trực tiếp quản lý doanh nghiệp; sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp. Cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chỉ còn 189 doanh nghiệp nhà nước do Trung ương trực tiếp quản lý (trong tổng số 300.000 doanh nghiệp quốc hữu); về cơ bản không còn doanh nghiệp thuộc bộ. Để giúp Chính phủ quản lý doanh nghiệp nhà nước, Trung Quốc đã thành lập Uỷ ban quản lý tài sản quốc hữu ở cấp trung ương và đang triển khai ở cấp địa phương.
Chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ được xác định là “quản lý vĩ mô, giám sát thị trường, quản lý xã hội và phục vụ công cộng (dịch vụ công)”. Theo đó, 7 lĩnh vực Chính phủ trung ương tập trung quản lý là quốc phòng, ngoại giao, chính sách tài chính, ngân hàng, điện lực, thông tin, đường sắt. Các lĩnh vực còn lại thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương được giao nhiều quyền hơn. Nguyên tắc cơ bản được thực hiện là: “công việc nào, đơn vị tổ chức nào làm tốt nhất thì giao cho đơn vị, tổ chức đó” và sự hoạt động được giám sát và kiểm soát bởi hệ thống pháp luật nghiêm minh cho tất cả các tổ chức. Điều quy định khá rõ và là một bước cải cách rất quan trọng là ba cấp chính quyền địa phương có trách nhiệm, nghĩa vụ như nhau trong việc quản lý hành chính nhà nước tại địa phương và chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Quốc vụ viện.
Xem thêm: Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước
Thông qua quá trình cải cách, chính quyền Trung Quốc đã có sự thay đổi, mọi vấn đề cải cách đều đặt dưới sự lãnh đạo của Ông Tập Cận Bình, ông đã đưa ra các biện pháp để cải cách đất nước, hướng tới giấc mơ Trung Hoa. Trong thông điệp chào mừng năm mới 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ. Trung Quốc trong năm mới sẽ “ỷ pháp trị quốc-cải cách toàn diện”[3, tr 1]. Chính quyền Tập Cận Bình đã sử dụng “ba mũi tên cải cách chí mạng” để giải quyết các món nợ mới lẫn nợ cũ mà Bắc Kinh gặp phải. Trong đó bao gồm xác định giá trị Trung Hoa, cải cách hệ thống quyền lực làm đòn bẩy để cải cách nền kinh tế. Chính sách mới của Chủ tịch nước Trung Quốc đã tập trung đào sâu các lĩnh vực cải cách nhằm phát huy hiệu quả từ mô hình “phân quyền quản lý mà ông Đặng Tiểu Bình đưa ra. Điển hình là việc cho phép nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư, quản lý các lĩnh vực mà trước nay nhà nước kiểm soát độc quyền, bao gồm quân sự, tài chính, giao thông vận tải, phát triển hệ thống hạ tầng quốc gia.
Qua tiến trình thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài và thực hiện công cuộc cải cách về kinh tế. Nhà nước Trung Quốc nhận thức được vai trò to lớn của bộ máy hành chính nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Đảng cộng sản Trung Quốc đã có rất nhiều nghị quyết liên quan đến việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý đất nước. Những biện pháp manh tính chất định hướng, vĩ mô đã được vạch ra nhằm mục tiêu xây dựng: “Tất cả mọi quyền lực của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thuộc về nhân dân” Theo tinh thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra.