LA02.187_Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1. Về mặt lý thuyết
– Luận án góp phần hệ thống hoá và làm rõ hơn nội dung về chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của NHTM. Hệ thống hóa các hình thức tín dụng xuất khẩu hiện hành. Nhấn mạnh khái niệm chất lƣợng tín dụng và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu. Làm rõ những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của NHTM, hệ thống hóa các tiêu chí định tính và định lƣợng về chất lƣợng tín dụng xuất khẩu.
– Nghiên cứu kinh nghiệm của Ngân hàng một số nƣớc trên thế giới, một sốNHTM trong nƣớc về nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu, rút ra những bài học cần thiết có thể tham khảo đƣợc đối với Agribank Việt Nam.
2. Về mặt thực tiễn
– Nêu tổng quan về Agribank Việt Nam: Về vốn, tài sản, năng lực quản trị và thực trạng kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu (từ năm 2008 đến năm 2014). Luận án đã có những đánh giá khách quan và chi tiết thực trạng của một NHTM Quốc doanh đƣợc coi là lớn nhất Việt Nam hiện nay.
– Nêu khái quát về tín dụng xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014. Phân tích thực trạng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay của Agribank Việt Nam. Các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam.
– Đƣa ra một số dự báo những biến động môi trƣờng kinh tế vĩ mô trong và ngoài nƣớc ảnh hƣởng đến mục tiêu nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong thời gian tới.
– Từ thực trạng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, tác giả đề xuất một hệ thống các giải pháp và kiến nghị sát thực tiễn, có tính khả thi, đảm bảo tính khoa học, dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực trạng đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong thời gian tới.
Xem thêm: Khái niệm về tín dụng xuất khẩu
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu trong Luận án là:
– Làm rõ bản chất hoạt động tín dụng, các tiêu chí đo lƣờng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu, các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu.
– Phân tích, đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Sử dụng công cụ khảo sát đối với khách hàng để từ đó rút ra đƣợc các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đối với Agribank Việt Nam.
– Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu tín dụng xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng thƣơng mại. Chất lƣợng tín dụng xuất khẩu thể hiện thông qua các tiêu chí đo lƣờng cụ thể và tổng thể.
Xem thêm: Đặc điểm của tín dụng xuất khẩu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về không gian nghiên cứu: Hoạt động tín dụng xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đƣợc nghiên cứu tại Agribank Việt Nam và chỉ tập trung nghiên cứu chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đối với 3 mặt hàng xuất khẩu là: gạo, thủy sản, cà phê.
– Về nội dung nghiên cứu: Tín dụng xuất khẩu là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất khẩu. Nói đến tín dụng xuất khẩu bao gồm huy động vốn và cấp tín dụng xuất khẩu. Luận án tiếp cận và nghiên cứu về hoạt động cho vay xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu mà không nghiên cứu về hoạt động huy động vốn, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính.
– Về thời gian nghiên cứu:
+ Luận án nghiên cứu thực trạng tín dụng xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2014.
+ Dự báo, tầm nhìn, định hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đƣợc đề xuất đến năm 2020
5. Những điểm mới của Luận án
– Đƣa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đối với Agribank Việt Nam.
– Hệ thống hóa có phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam.
– Áp dụng hệ thống các tiêu chí đã tìm ra để đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Thông qua kết quả khảo sát đánh giá để chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam.
– Phân tích đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, chỉ ra đƣợc những thuận lợi, khó khăn của Agribank Việt Nam, cũng nhƣ những tồn tại trong quản lý điều hành dẫn tới chất lƣợng tín dụng xuất khẩu chƣa cao.
– Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong thời gian tới.
6. Kết cấu Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, bảng biểu, phụ lục, danh mục các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan của tác giả luận án đã đƣợc công bố, nội dung chính của Luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
– Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
– Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về chất lƣợng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng thƣơng mại.
– Chương 3: Thực trạng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
– Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.