LA02.186_Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
– Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua tác động của các công cụ tài chính công.
– Phân tích một số lý luận cơ bản về công nghiệp hỗ trợ; vai trò và tác động của cơ chế, chính sách tài chính trong phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
– Đánh giá thực tế xây dựng và thực thi chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ để luận giải và minh chứng cho những tồn tại và bài học thực tiễn công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.
– Đề xuất quan điểm, mục tiêu và những giải pháp tài chính chung chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của CNHT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
Xem thêm: Khái niệm công nghiệp hỗ trợ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
– Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghiệp hỗ trợ và các giải pháp tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ;
– Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp về Tài chính công như: Thuế, chi NSNN, tín dụng và các quỹ tài chính Nhà nước ngoài NSNN nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ; Nói đến chính sách tài chính công bao giờ cũng gắn liền với nhà nước. Đối với Việt Nam nền công nghiệp hỗ trợ đang trong bước đi ban đầu. Chính vì vậy, để có thể phát triển được nhất thiết phải có sự hỗ trợ, can thiệp của Nhà nước. Với cách đặt vấn đề như vậy, mặc dù là tên đề tài luận án là chính sách tài chính, song nghiên cứu sinh giới hạn phạm vi nghiên cứu là chinh sách tài chính công
+ Phạm vi không gian và thời gian, luận án nghiên cứu ở Việt Nam với thực trạng trong giai đoạn 2009 – 2014 và các đề xuất về giải pháp tài chính công nhằm phát triển CNHT được nghiên cứu áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
Xem thêm: Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Các phương pháp được luận án sử dụng trong qúa trình nghiên cứu:
Phương pháp kế thừa: Luận án sử dụng kết quả nghiên cứu và số liệu thứ cấp từ các công trình khoa học có liên quan đến CNHT và một số ngành công nghiệp cụ thể.
Phương pháp thống kê so sánh và phân tích đánh giá tổng hợp: Luận án phân tích hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian về CNHT, công nghiệp điện tử và công nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo…và những tác động của Việt Nam trong các giai đoạn, có so sánh với các quốc gia khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận, đề tài góp phần hệ thống hóa những nhận thức cơ bản về lý luận CNHT, nguồn lực tài chính và tài chính công, phương thức tác động của các chính sách tài chính công đối với nền kinh tế nói chung và CNHT nói riêng.
Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích và đánh gía thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ và tác động của mốt số chính sách tài chính công đến phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 5 năm qua. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản về chính sách tài chính công để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời điểm mà công nghiệp hỗ trợ vẫn còn non trẻ như hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài lời mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về công nghiệp hỗ trợ và chính sách tài chính công phát triển công nghiệp hỗ trợ
Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính công nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp về chính sách tài chính công nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020.