LA02.185_Giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu các giải pháp tài chính vĩ mô đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội, đề tài tập trung làm rõ các vấn đề:
– Nghiên cứu các vấn đề lý luận về DNNVV. Làm rõ nội hàm phát triển DNNVV (khái niệm, nội dung, tiêu thức đánh giá) trên cơ sở đó phân tích rõ tác động của HNKTQT (cơ hội, thách thức) đối với phát triển DNNVV.
– Nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV, sử dụng giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ khi mở rộng địa giới hành chính (2008 đến nay), chỉ ra bất cập của từng giải pháp.
– Nghiên cứu định hướng, quan điểm phát triển DNNVV, sử dụng giải pháp tài chính đế phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội, trên cơ sở đó, đề xuất hoàn thiện sử dụng giải pháp tài chính nhằm phát triển DNNVV Hà Nội phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, 2050.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
– Các DNNVV nói chung, DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
– Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong sử dụng giải pháp tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ 2008 đến nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
– Về không gian: nghiên cứu về DNNVV, việc sử dụng giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội
– Về thời gian: sự phân tích DNNVV, việc sử dụng giải pháp tài chính chủ yếu từ năm 2008 (khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính) đến nay.
– Chủ thể nghiên cứu: Giải pháp tài chính từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước đối với phát triển DNNVV.
Do phạm vi của đề tài “các giải pháp tài chính” là quá rộng, NCS chỉ đi sâu nghiên cứu việc sử dụng giải pháp tài chính từ phía các cơ quan quản lý nhà nước: thuế, tín dụng, các Quỹ trợ giúp và quỹ đầu tư, chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
– Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chung: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, suy luận, logic. Các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế: thống kê, đánh giá, biểu bảng.
– Nguồn thông tin dữ liệu từ nhiều nguồn như từ các nghiên cứu khoa học về DNNVV của các nhà nghiên cứu, các dữ liệu từ Tổng cục thống kê, Sở kế hoạch và Đầu tư, Niên giám thống kê, các kết quả khảo sát về DNNVV của các tổ chức kinh tế trong nước và Hà Nội, các bài báo, tạp chí, báo điện tử, nhận định của các chuyên gia về các vấn đề của DNNVV Hà Nội. Số liệu thứ cấp được sử dụng từ các tài liệu nghiên cứu đã được tổng hợp.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò, thực trạng phát triển của DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng các giải pháp tài chính từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố và nền kinh tế Việt Nam.