Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Một là, xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên
Xây dựng quy hoạch là công việc đầu tiên nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ĐNGV nói chung, đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập nói riêng. Nếu làm tốt công tác quy hoạch sẽ bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ cho từng ngành đào tạo.
Để việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập có cơ sở khoa học, các trường cần dựa trên nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương; tỷ lệ GV/SV; trình độ đào tạo của GV… Bên cạnh đấy, việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ phải đảm bảo những đặc trưng của ĐN về số lượng, cơ cấu và chất lượng.
Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập bao gồm các nội dung sau cụ thể đây:
– Quy hoạch về số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập: trên cơ sở chiến lược, kế hoạch phát triển của hệ thống các trường ĐH, CĐ và tình hình phát triển kinh tế – xã hội cần dự báo được số lượng NNL cần thiết theo cơ cấu hợp lý. Cơ cấu đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ NCL hợp lý là cơ cấu phù hợp với cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Điều này có thể nhận biết ở việc đưa ra định mức (số lượng) sử dụng lao động ở ngành, mỗi lĩnh vực chuyên môn đào tạo.
– Quy hoạch về chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập: căn cứ định hướng và mục tiêu chiến lược trong phát triển của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, hoạch định chất lượng ĐNGV các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập cần đưa ra được yêu cầu về chất lượng đội ngũ giảng viên trong giai đoạn thực hiện. Các yêu cầu này thể hiện ở số lượng lao động có năng lực cần thiết nhằm đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ của từng vị trí công tác, từng chuyên môn giảng dạy. Đây là một nội dung đặc trưng của quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập về chất lượng so với quy hoạch NNL thường chỉ quan tâm tới số lượng lao động.
Thông qua hai nội dung trên, công tác qui hoạch dự báo được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng, tức số lao động đủ năng lực cần thiết của đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ NCL phục vụ yêu cầu phát triển của từ trường. So sánh các yêu cầu trên với kết quả đánh giá ĐNGV các trường ĐH, CĐ NCL hiện có sẽ xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ NCL trong thời kỳ, từ đó cũng đưa ra được kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn và hàng năm của các trường ĐH, CĐ NCL.
– Hoạch định phương hướng phát triển, xây dựng chiến lược, các cơ chế và chính sách để quản lý và triển khai phát triển đội ngũ giảng viên của từng trường tham gia hệ thống các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Đây cũng là một nội dung quan trọng của công tác quy hoạch phát triển ĐNGV các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Xem thêm: Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Yêu cầu đặt ra đối với phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là chiến lược phát triển ĐNGV phải được tích hợp với chiến lược phát triển của ngành giáo dục – đào tạo trong hội nhập quốc tế. Do vậy, hoạch định phương hướng, chiến lược phát triển ĐNGV các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập được dựa trên kết quả dự báo về số lượng, cơ cấu và yêu cầu về chất lượng NNL trong thời kỳ hoạch định. Đồng thời, căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ĐNGV các trường ĐH, CĐ của ngành, công tác quy hoạch cần đưa ra các cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển ĐNGV các trường ĐH, CĐ.
Hai là, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên
Trong mỗi trường ĐH, CĐ NCL, công tác tuyển dụng NNL có ý nghĩa rất to lớn. Khi mỗi trường ĐH, CĐ NCL nhận được một NNL xứng đáng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học sẽ góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của nhà trường cũng như cho “ra lò” những sản phẩm tốt, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động. Mọi quá trình tuyển dụng phải có gắn với đòi hỏi thực tế, gắn với yêu cầu của công việc kể cả về số lượng và chất lượng con người. Nếu tuyển dụng theo cảm tình, cơ chế thân quen hay bị một sức ép nào đó sẽ gây ra những hậu quả, nghiêm trọng cả về kinh tế và xã hội, là gánh nặng cho đơn vị và sớm hay muộn sẽ phá vỡ cơ cấu nhân lực của từng trường cũng như toàn hệ thống giáo dục. Người được tuyển dụng phải thoả mãn các yêu cầu chung của ngành giáo dục, đào tạo như đã phân tích trên là phải có đạo đức và phẩm chất chính trị – Kiến thức – Kỹ năng. Ngoài những yếu tố trên ĐNGV các trường ĐH, CĐ NCL còn phải có đủ sức khoẻ, khả năng làm việc lâu dài, quan trọng nhất là lòng trung thành và sự gắn bó với công việc
Tuyển dụng là để thường xuyên bổ sung ĐNGV. Còn sử dụng là để phát huy vai trò của ĐNGV. Giữa tuyển dụng và sử dụng ĐNGV ĐH, CĐ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuyển dụng tốt mới chọn được những GV giỏi, còn sử dụng tốt mới tạo điều kiện cho GV được tuyển dụng phát huy hết phẩm chất và năng lực của mình. Vì thế, các trường ĐH, CĐ NCL cần xây dựng phương thức tuyển dụng GV ĐH, CĐ theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh.
Xem thêm: Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Ngoài ra, cần hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự bình đẳng giữa GV cơ hữu và GV hợp đồng, thỉnh giảng…
Ba là, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Trong thực hiện phát triển đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ NCL, đào tạo và bồi dưỡng là biện pháp chủ yếu nhất nhằm nâng cao không ngừng năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của ĐNGV. Đào tạo, bồi dưỡng vừa là yêu cầu, vừa là nhu cầu đối với GV các trường ĐH, CĐ NCL. Nếu không được đào tạo, bồi dưỡng GV ĐH, CĐ sẽ nhanh chóng lạc hậu so với sự tiến bộ của khoa học giáo dục. Đặc biệt, khi muốn thực hiện tốt vai trò của mình trong các trường, GV ĐH, CĐ NCL càng cần được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản, chu đáo.
– Về đào tạo, cần tập trung nâng cao trình độ của GV, đảm bảo cho đội ngũ này được chuẩn hóa (tỷ lệ GV có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) theo quy định chung của Chính phủ và Bộ GD&ĐT.
– Về bồi dưỡng, cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi, mang tính đặc thù, giúp cho GV ĐH, CĐ NCL ngày càng đáp ứng tốt hơn vai trò đa dạng và phức hợp của mình trong một môi trường sư phạm đã được mở rộng.
Bốn là, đãi ngộ và tạo môi trường thuận lợi, tôn vinh đội ngũ giảng viên
Môi trường làm việc có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả công việc. Một môi trường tốt sẽ nuôi dưỡng sự cống hiến, sáng tạo. Trong khi đó, một môi trường bất lợi sẽ làm mất đi những dự định tốt đẹp của con người. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn trong các trường ĐH, CĐ NCL. Chính sách đãi ngộ, tôn vinh, tạo môi trường để đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ NCL phát huy tốt vai trò của mình. Trước hết cần xây dựng và ban hành chính sách mới đối với GV, bao gồm tiêu chuẩn, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan kết quả công việc…