LA02.201_Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
Làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế.
Đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đối với các DN ở Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể:
Một là, đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những vấn đề chưa nghiên cứu (khoảng hở) của các công trình đã công bố trước đây nhằm tìm ra hướng nghiên cứu riêng của tác giả đối với quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN.
Hai là, hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong thanh tra thuếđối với DN.
Ba là, vận dụng phương pháp khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN của CQT ở Việt Nam, chỉ ra những mặt được và chưa được cũng như những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế liên quan đến áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế giai đoạn 2009-2014.
Bốn là, nêu những quan điểm về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN thời gian tới và tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Xem thêm: Khái niệm thanh tra thuế
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các cách thức, phương pháp áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đối với người nộp thuế là DN do cơ quan thuế quản lý, không bao gồm DN kê khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do cơ quan Hải quan quản lý, DN hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Luận án không nghiên cứu về thanh tra thuế theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, không nghiên cứu thanh tra lại (phúc tra) kết quả thanh tra và thanh tra hoàn thuế.
Giới hạn về không gian nghiên cứu của luận án là các DN do Cơ quan thuế tiến hành TTT.
Thời gian đánh giá thực trạng giới hạn trong giai đoạn 2009 – 2014.
Các giải pháp được kiến nghị cho cơ quan thanh tra thuế ở cấp Tổng cục, Cục Thuế, không áp dụng cho Chi cục Thuế do chưa có bộ phận thanh tra.
Lộ trình áp dụng các giải pháp kiến nghị áp dụng từ năm 2015 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án cần phải trả lời được các câu hỏi chủ yếu sau đây:
– Thế nào là quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế?
– Quy trình áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động TTT như thế nào ?
– Các nước trên thế giới đã áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động TTT như thế nào? Những kinh nghiệm gì tốt và chưa tốt có thể rút ra cho quá trình vận dụng ở Việt Nam?
– Đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế dựa trên những tiêu chí nào? Kết quả vận dụng quản lý rủi ro vào TTT được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?
– Những nhân tố nào ảnh hưởng tới áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động TTT đối với doanh nghiệp?
– Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động TTT ở Việt Nam như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó?
– Để đáp ứng cải cách hiện đại hóa thanh tra thuế đến 2020 cần đưa ra yêu cầu gì khi triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế?
– Các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động TTT trong thời gian tới? Điều kiện để thực hiện các giải pháp?
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận án được trình bày trong 4 Chương. Cụ thể như sau:
– Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế.
– Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp.
– Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014.
– Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.