LA16.015_Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững phù hợp với điều kiện thực tiễn ở tỉnh Phú Thọ trong thời điểm hiện tại và tƣơng lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản, thực tiễn về kinh tế trang trại, phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững.
– Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững của tỉnh Phú Thọ.
– Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững của tỉnh Phú Thọ.
– Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đƣa kinh tế trang trại tỉnh Phú Thọ phát triển theo hƣớng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Xem thêm: Khái niệm phát triển bền vững
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
– Các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững.
– Các chỉ tiêu biểu hiện thực trạng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ.
– Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
– Các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
* Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
* Phạm vi thời gian:
– Số liệu thứ cấp của đề tài: Từ năm 2007 đến năm 2014.
– Số liệu sơ cấp của đề tài đƣợc thu thập vào năm 2014.
– Các giải pháp luận án đề xuất thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
* Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung sau đây:
– Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững.
– Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững của các nƣớc và các địa phƣơng để rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
– Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên,kinh tế – xã hội( KT-XH) của tỉnh Phú Thọ.
– Nghiên cứu quy mô, cơ cấu, trình độ và kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của TT cũng nhƣ khả năng tiếp cận thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm của các loại hình TT, từ đó nêu rõ năng lực SXKD của các loại hình TT ở tỉnh Phú Thọ.
– Đánh giá về hiệu quả KT-XH và môi trƣờng của các loại hình kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ.
– Xác định yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030