ThS03.003_Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận quản lý và pháp lý về công tác Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan Thanh Hóa hiện hành.
– Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan Thanh Hóa
– Đề xuất phương hướng giải pháp hoàn thiện hoạt động Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu loại hình xuất khẩu theo hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa quản lý.
Địa bàn quản lý hải quan của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa bao gồm 04 tỉnh là: tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện cho giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014, các giải pháp kiến nghị thực hiện cho giai đoạn 2015-2020.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, sử dụng tổng hợp một số phương pháp như thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn.
Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan, đồng thời dựa vào chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý hoạt động KTSTQ trong tình hình hiện nay.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản được áp dụng trong nghiên cứu đề tài bao gồm:
– Phương pháp phân tích và tổng hợp
– Phương pháp thống kê và so sánh
– Phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Dự kiến, luận văn có những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn sau:
– Hệ thống hóa được những vấn đề về lý luận và thực tiễn cơ bản về hoạt động Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn Cục Hải quan địa phương.
– Phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.
– Đề xuất kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện đối với hoạt động Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.