LA03.103_Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hà Nội là Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước và là đầu mối giao thông của cả nước. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông đường bộ của Hà Nội đồng bộ, theo hướng hiện đại để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) của Thủ đô đòi hỏi không chỉ ngân sách nhà nước (NSNN) phải đầu tư một khối lượng vốn lớn, mà còn phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) đối với vốn đầu tư từ NSNN để được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Nâng cao chất lượng QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN là vấn đề hết sức quan trọng.
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ưu tiên đầu tư phát triển KCHT từ ngân sách nhà nước, nhất là KCHT giao thông đường bộ. Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN đã có những tiến bộ. Kế hoạch vốn và phân bổ vốn đầu tư từ NSNN thành phố nhìn chung phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KCHT giao thông đường bộ của thành phố; vốn đầu tư từ NSNN được tập trung vào những công trình giao thông trọng điểm, công trình cấp bách giải quyết những bức xúc về giao thông đường bộ; công tác giải ngân, cấp phát vốn, thanh quyết toán vốn được thực hiện tích cực, nhìn chung đúng theo quy định và kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn từ NSNN được tăng cường, nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN, chống lãng phí, thất thoát vốn NSNN đầu tư cho phát triển KCHT giao thông đường bộ.
Tuy vậy, QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố trong thời gian qua còn những hạn chế, yếu kém. Tính khả thi của kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN chưa cao, đầu tư còn dàn trải; tỷ lệ giải ngân vốn không cao, nên nhiều công trình giao thông chậm tiến độ, kéo dài; đội vốn, khi thanh quyết toán phải điều chỉnh tăng tổng dự toán của dự án; nhiều dự án giao thông chất lượng thấp; công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN ở mức độ nhất định vẫn còn mang tính chất hình thức, việc xử lý các vi phạm gây lãng phí, thất thoát vốn ngân sách nhà nước chưa nghiêm.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì thế, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án của mình. Đề tài này thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương trong điều kiện hiện nay, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Thành phố đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố trực thuộc Trung ương.
– Nghiên cứu kinh nghiệm Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước ở một số địa phương để rút ra bài học cho thành phố Hà Nội.
– Phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội trong thời gian qua, chỉ rõ những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
– Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp thành phố trực thuộc Trung ương đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của Thủ đô Hà Nội. Vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố ở Hà Nội được đề cập trong luận án bao gồm: Vốn đầu tư cho nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới KCHT giao thông đường bộ ở thành phố Hà Nội.
Địa bàn khảo sát được giới hạn ở thành phố Hà Nội.Thời gian nghiên cứu của luận án được thực hiện trong giai đoạn 2011-2018, các đề xuất được thực hiện cho giai đoạn đến năm 2030.
4. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu của luận án
Phương pháp tiếp cận: phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp tiếp cận lịch sử, cụ thể; phương pháp tiếp cận hiệu quả, bền vững.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan.
Tác giả luận án sử dụng số liệu thống kê, các tài liệu, văn bản về đầu tư XDCB, các báo cáo, đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, của các sở, ban, ngành, chủ đầu tư và một số báo cáo, đề án, công trình khoa học của các chuyên gia, các nhà khoa học có nghiên cứu về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển từ NSNN của thành phố Hà Nội.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
– Luận án đã phân tích, làm rõ thêm và hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN trên địa bàn một địa phương cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), bao gồm khái niệm, mục tiêu, vai trò, nguyên tắc của QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN; Xác định 5 nội dung, phân tích 7 nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố trực thuộc Trung ương.
– Luận án đã đúc kết 6 bài học kinh nghiệm hữu ích cho thành phố Hà Nội trong việc quản lý vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của Thành phố.
– Luận án phân tích, đánh giá sát thực thực trạng QLNN, luận án đã rút ra được 5 thành công và 5 hạn chế cùng những nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN ở Hà Nội thời gian qua.
– Dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và định hướng phát triển KCHT giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội đến năm 2030; nhu cầu và khả năng cân đối vốn cho phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội đến năm 2030. Luận án đã chỉ ra 6 phương hướng hoàn thiện Quản lý nhà nước phù hợp với thực tế và 5 giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước thành phố Hà Nội trong thời gian tới, đó là:
Thứ nhất, hoàn thiện kế hoạch hóa vốn đầu tư;
Thứ hai, hoàn thiện công tác thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn;
Thứ ba, hoàn thiện công tác cấp phát, thanh toán vốn;
Thứ tư, hoàn thiện quản lý công tác quyết toán vốn;
Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……………………………………………………………………………….8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến luận án …………………. 8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án ……… 19
1.3. Kết quả đạt được của các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề
luận án cần tiếp tục nghiên cứu…………………………………………………………………… 23
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG ………………………………………….28
2.1. Khái quát về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố trực
thuộc trung ương ………………………………………………………………………………………… 28
2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối vốn
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà
nước cấp thành phố trực thuộc trung ương ………………………………………………….. 44
2.3. Kinh nghiệm của một số nước, thành phố về quản lý vốn đầu tư cho
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước và
bài học rút ra cho thành phố hà nội……………………………………………………………… 56
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU
TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ……………………..70
3.1. Khái quát về vốn và bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố hà nội
giai đoạn 2011-2018 …………………………………………………………………………………… 70
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố hà nội
giai đoạn 2011 – 2018 …………………………………………………………………………………. 86
iii
3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành
phố hà nội giai đoạn 2011 – 2018………………………………………………………………. 107
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI……………………………………117
4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của
thành phố hà nội trong thời gian tới ………………………………………………………….. 117
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của
thành phố hà nội ……………………………………………………………………………………….. 129
4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
của thành phố hà nội…………………………………………………………………………………. 147
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………………..152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….153
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………163
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLDA : Ban quản lý dự án ĐTPT : Đầu tư phát triển ĐTXD : Đầu tư xây dựng
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn GTVT : Giao thông vận tải
HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc Nhà nước KCHT : Kết cấu hạ tầng
KT-XH : Kinh tế – xã hội
NSNN : Ngân sách nhà nước
ODA : Vốn viện trợ phát triển chính thức
PPP : Quan hệ đối tác công – tư
QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân USD : Đô la Mỹ
XDCB : Xây dựng cơ bản
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội ……………… 70
Bảng 3.2. Thu – chi ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn
2011 – 2018 …………………………………………………………………………… 72
Bảng 3.3. Vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN
của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2018 ………………………………. 73
Bảng 3.4. Vốn đầu tư cho nâng cấp, mở rộng, xây mới KCHT giao thông
đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-
2018……………………………………………………………………………………… 75
Bảng 3.5. Khối lượng chủ yếu thực hiện công tác bảo trì hệ thống kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2011-2018………………………… 78
Bảng 3.6. Tổng hợp kinh phí duy tu, sửa chữa KCHT giao thông đường
bộ thuộc nhiệm vụ chi cấp thành phố giai đoạn 2011-2018…………. 79
Bảng 3.7. Tổng hợp số liệu dư tạm ứng theo kế hoạch vốn đầu tư phát
triển KCHT GTĐB từ NSNN cấp thành phố trong giai đoạn
2011-2018 …………………………………………………………………………….. 94
Bảng 3.8. Tình hình thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển
KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố giai đoạn
2011-2018 …………………………………………………………………………….. 96
Bảng 3.9. Tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHT
giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố giai đoạn 2011-
2018……………………………………………………………………………………… 99
Bảng 4.1. Dự kiến KH đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội cho các dự án phát triển KCHT giao thông
đường bộ …………………………………………………………………………….. 124
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tổn thất vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHT giao
thông đường bộ ………………………………………………………………… 50
Sơ đồ 3.1. Mô hình kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB tại Kho
bạc Nhà nước Hà Nội ……………………………………………………….. 83
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hà Nội là Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước và là đầu mối giao thông của cả nước. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông đường bộ của Hà Nội đồng bộ, theo hướng hiện đại để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) của Thủ đô đòi hỏi không chỉ ngân sách nhà nước (NSNN) phải đầu tư một khối lượng vốn lớn, mà còn phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) đối với vốn đầu tư từ NSNN để vốn đó được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Nâng cao chất lượng QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN là vấn đề hết sức quan trọng.
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ưu tiên đầu tư từ NSNN thành phố cho phát triển KCHT, nhất là KCHT giao thông đường bộ. Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT giao thông
đường bộ đã có những tiến bộ. Kế hoạch vốn và phân bổ vốn đầu tư từ NSNN thành phố nhìn chung phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KCHT giao thông đường bộ của thành phố; vốn đầu tư từ NSNN được tập trung vào những công trình giao thông trọng điểm, công trình cấp bách giải quyết những bức xúc về giao thông đường bộ; công tác giải ngân, cấp phát vốn, thanh quyết toán vốn được thực hiện tích cực, nhìn chung đúng theo quy định và kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn từ NSNN được tăng cường, nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN, chống lãng phí, thất thoát vốn NSNN đầu tư cho phát triển KCHT giao thông đường bộ.
Tuy vậy, QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT giao thông đường bộ của Thành phố trong thời gian qua còn những hạn chế, yếu kém. Tính khả thi của kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN chưa cao, đầu tư còn dàn trải; tỷ lệ giải ngân vốn không cao, nên nhiều công trình giao thông chậm tiến độ, kéo dài; đội vốn, khi thanh quyết toán phải điều chỉnh tăng tổng dự toán của dự án; nhiều dự án giao thông chất lượng thấp; công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng
2
vốn đầu tư từ NSNN ở mức độ nhất định vẫn còn mang tính chất hình thức, việc xử lý các vi phạm gây lãng phí, thất thoát vốn NSNN chưa nghiêm.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì thế, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án của mình. Đề tài này thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tế.
2 Mục đ ch và nhiệm vụ nghi n cứu
c đ ch nghi n cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương trong điều kiện hiện nay, đề tài đề xuất phương
hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Thành phố đến năm 2030.
2.2. Nhiệm v nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố trực thuộc Trung ương.
– Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN ở một số địa phương để rút ra bài học cho thành phố Hà Nội.
– Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
3
– Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu QLNN đối với vốn đầu tư
phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của cấp tỉnh, thành phố.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu QLNN của chính quyền cấp thành phố trực thuộc Trung ương đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của Thủ đô Hà Nội.
Vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố ở Hà Nội được đề cập trong luận án bao gồm: Vốn đầu tư cho nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới KCHT giao thông đường bộ ở thành phố Hà Nội.
KCHT giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ bao gồm công trình đường bộ, bãi đỗ xe và hành lang an toàn đường bộ.
Địa bàn khảo sát được giới hạn ở thành phố Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu của luận án được thực hiện trong giai đoạn 2011-
2018, các đề xuất được thực hiện đến năm 2030.
4. Phƣơng pháp tiếp cận và nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp tiếp cận
Thứ nhất, tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội được đặt trong tổng thể phát triển KCHT, KCHT giao thông đường bộ Hà Nội được gắn với KCHT giao thông đường bộ của quốc gia cả về chính sách tài chính lẫn quy hoạch. Mặt khác, QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN được đặt trong mối quan hệ với QLNN trong điều kiện kinh tế thị trường nói chung, QLNN đối với vốn đầu tư phát triển trong đầu tư XDCB nói riêng và nhằm mục đích phát triển KT-XH trên địa bàn.
4
Thứ hai, cách tiếp cận lịch sử, cụ thể: cách tiếp cận lịch sử, cụ thể được sử dụng khi xem xét QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội gắn với bối cảnh, điều kiện cụ thể của Hà Nội trong từng thời kỳ nhất định để rút ra những nhận định khoa học trung thực, chính xác, thuyết phục.
Thứ ba, cách tiếp cận hiệu quả, bền vững: với cách tiếp cận này, QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội được xem xét gắn với hiệu quả kinh tế và xã hội của việc sử dụng vốn đó phù hợp với quan điểm phát triển giao thông đường bộ, đảm bảo sự phát triển KCHT giao thông đường bộ phù hợp với tương lai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội, trong luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
– Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để nghiên cứu các khung lý thuyết về mối quan hệ đầu tư – phát triển; đầu tư từ vốn NSNN vào cơ sở hạ tầng và QLNN về vốn đầu tư từ NSNN cho XDCB để hình thành cơ sở lý luận chung cho đề tài.
– Phương pháp so sánh: luận án sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh, đánh giá đầu tư và QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT giao thông đường bộ Hà Nội. Phương pháp này cũng sử dụng để xem xét kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương trong nước nhằm rút ra bài học cho Hà Nội.
Về số liệu, dẫn chứng:
Nghiên cứu những vấn đề của luận án không chỉ dựa trên cơ sở lý luận khoa học mà còn phải dựa trên tình hình thực tế, xuất phát từ tình hình thực tế. Tác giả luận án sử dụng số liệu thống kê, các tài liệu, văn bản về đầu tư XDCB,
5
các báo cáo, đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Hà Nội,… chủ đầu tư các dự án xây dựng KCHT giao thông đường bộ và một số báo cáo, đề án, công trình khoa học của các chuyên gia, các nhà khoa học có nghiên cứu về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển từ NSNN của thành phố Hà Nội để phân tích, xem xét, đánh giá tình hình QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội, giúp làm rõ về thành tựu và hạn chế trong đầu tư XDCB từ ngân sách Thành phố và QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội. Một số vấn đề nghiên cứu, tác giả đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp và chuyên gia về lĩnh vực này. Việc làm trên góp phần đảm bảo cơ sở thực tế cho những phân tích, đánh giá và đề xuất của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
– Luận án đã phân tích, làm rõ thêm và hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN trên địa bàn một địa phương cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), bao gồm khái niệm, mục tiêu, vai trò, nguyên tắc của QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố trực thuộc Trung ương; Xác định 5 nội dung QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN đó là: kế hoạch hóa vốn đầu tư; thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn; cấp phát, thanh toán vốn đầu tư; quyết toán vốn đầu tư và kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm.
– Luận án cũng đã phân tích 7 nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN, bao gồm: (i) mức độ hoàn thiện của hệ thống luật pháp, chính sách của nhà nước, (ii) tổ chức bộ máy QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN, (iii) chất lượng đội ngũ cán bộ quản
6
lý vốn đầu tư của NSNN, (iv) hiệu quả trong công tác đấu thầu, (v) điều kiện vật chất – kỹ thuật phục vụ QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN, (vi) tình hình phát triển KT-XH tại địa phương, (vii) hội nhập kinh tế quốc tế.
– Thông qua kinh nghiệm QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN cho XDCB của một số địa phương, luận án đã đúc kết 6 bài học kinh nghiệm hữu ích cho thành phố Hà Nội trong việc quản lý vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN.
Những đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghi n cứu của luận án
– Luận án phân tích, đánh giá sát thực thực trạng QLNN, rút ra những thành công, hạn chế và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN ở Hà Nội thời gian qua.
– Đề xuất 6 phương hướng hoàn thiện QLNN phù hợp với thực tế và 5 giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN thành phố Hà Nội trong thời gian tới: Thứ nhất, hoàn thiện kế hoạch hóa vốn đầu tư; Thứ hai, hoàn thiện công tác thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn; Thứ ba, hoàn thiện công tác cấp phát, thanh toán vốn; Thứ tư, hoàn thiện quản lý công tác quyết toán vốn; Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
Những kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Luận án sau khi hoàn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề liên quan đến QLNN về vốn đầu tư từ NSNN cho đầu tư phát triển nói chung và cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ nói riêng.
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 12 tiết:
7
Chương : Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Chương : Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc Trung ương
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
– Về đầu tư công và quản lý đầu tư công
Chi NSNN cho đầu tư XDCB là một khoản chi lớn trong chi đầu tư phát triển của NSNN và là một bộ phận quan trọng của đầu tư công. Việc sử dụng hiệu quả khoản đầu tư này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Vì thế, có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về QLNN đối với đầu tư công và đầu tư XDCB, đặc biệt là đầu tư xây dựng KCHT giao thông từ nguồn vốn NSNN. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu về đầu tư công và quản lý đầu tư công trong số đó có liên quan đến đề tài luận án.
Công trình của Nguyễn Xuân Thành, “Quản lý đầu tư công như thế nào cho hiệu quả” [66], tác giả đã phân tích thực trạng của đầu tư công hiện nay ở Việt Nam, đưa ra các bằng chứng để chứng minh sự thất thoát, lãng phí trong việc xây dựng các công trình công cộng, sự kém hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư công ở nước ta. Tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công, trong đó nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc phối hợp, bố trí vốn đầu tư, việc quy hoạch đầu tư hợp lý, xây dựng quy trình đầu tư công phù hợp.
Bài viết của Nguyễn Phương Thảo: “Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới” [69] đã khẳng định vai trò của đầu tư công đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới trong tất cả các khâu của quy trình đầu tư, từ khâu quy hoạch đến giám sát đầu tư. Tác giả cho rằng việc xây dựng khung khổ pháp luật, chính sách quản lý vốn đầu tư, đặc biệt là
9
vốn đầu tư từ NSNN một cách đầy đủ, có hệ thống và có tầm bao quát sẽ là căn cứ để nâng cao hiệu quả QLNN về vốn đầu tư công. QLNN chỉ có hiệu quả khi và chỉ khi xây dựng được quy trình đầu tư công chặt chẽ.
Công trình nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái [1] và một số người khác đã khẳng định vai trò của đầu tư công ở Việt Nam trong những năm qua. Nghiên cứu của các tác giả đã khẳng định rằng đầu tư công đã làm thay đổi đáng kể đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật của đất nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước. Tốc độ tăng trưởng GDP trong 10 năm qua trên 7,2%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 1.100 USD. Đặc biệt đầu tư công cho các chương trình mục tiêu quốc gia tại các vùng mà nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, đời sống của người dân thực sự khó khăn sẽ giúp cho các vùng này phát triển, tạo ra sự công bằng trong phát triển. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả đầu tư công chưa cao.
Các công trình của Lê Xuân Bá, Nguyễn Đình Cung và của Nguyễn Trọng Thản [4, 29, 65] đã chỉ ra những bất cập căn bản làm giảm hiệu quả đầu tư công, đó là đầu tư với quy hoạch chất lượng kém, thiếu kế hoạch chi tiết, thực hiện đầu tư cho các dự án không cấp thiết, quy mô đầu tư dàn trải, có chạy đua giữa các địa phương giành giật các nguồn vốn đầu tư công. Nguồn vốn đầu tư công thì ít nhưng lại được phân bổ vào quá nhiều dự án, do đó các dự án thường bị thiếu vốn dẫn đến phải điều chỉnh tiến độ, làm chi phí cũng phải điều chỉnh gia tăng, cuối cùng các dự án này chậm đưa vào khai thác sử dụng, sử dụng hiệu quả không cao. Đầu tư công và quản lý đầu tư công hiệu quả thấp không chỉ hiệu quả đầu tư công bị hạn chế mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực như có thể làm gia tăng sức ép của lạm phát trong
nước, các cân đối vĩ mô khó thực hiện, cũng như làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các bộ phận dân cư trong xã hội; dẫn đến nguy cơ xuất hiện hiện tượng tiêu cực tham nhũng, làm méo mó cơ chế thị trường, làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.
10
Luận án của Hoàng Cao Liêm, “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam” [48]. Luận án đã làm rõ được khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp tỉnh. Xác định nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ bao gồm: xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN; Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN; Tổ chức bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN; thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN. Luận án cũng chỉ ra được những hạn chế cùng nguyên nhân của hạn chế trong quản lý về đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Hà Nam đó là do chất lượng quy hoạch, kế hoạch; đội ngũ cán bộ quản lý; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; môi trường pháp lý và quy định về tổ chức quản lý ĐTXD hiện nay còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Luận án cũng chỉ ra 4 phương hướng và 6 giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Hà
Nam đến 2025.
Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng khung đánh giá quản lý đầu tư công của Ngân hàng Thế giới để phân tích những bất cập và đề xuất các giải pháp khắc phục. Những hạn chế chính trong quản lý đầu tư công của Việt Nam được chỉ ra là: khuôn khổ thể chế không thuận lợi cho lập kế hoạch và theo dõi đánh giá đầu tư công dựa trên kết quả; năng lực thể chế không thỏa đáng, trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng và thiếu động lực trong quản lý chương trinh, dự án đầu tư công; thiếu kế hoạch hành động trung hạn và khung kết quả trong các bản kế hoạch; thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư công còn yếu; và đánh giá đầu tư công thiếu tính khách quan và chưa làm rõ
được tiêu chí, mục đích đánh giá. Từ đó các nhà nghiên cứu đưa ra bốn kiến
11
nghị để tăng cường hiệu lực hệ thống quản lý đầu tư công: áp dụng khung kết quả trong lập kế hoạch và chương trình, dự án đầu tư công; sử dụng hệ thống theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thay thế cách theo dõi đánh giá truyền thống; áp dụng tiêu chí và chỉ số theo dõi đánh giá được quốc tế công nhận; và xây dựng, sử dụng cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo thống nhất để theo dõi đầu tư công.
– Về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý đầu tư XDCB, trong đó có
quản lý đầu tư xây dựng KCHT giao thông từ NSNN như:
Luận án của Trần Văn Hồng, “Đổi mới cơ chế sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước” [41]. Luận án đã nghiên cứu cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước trước khi Luật NSNN năm 2002 ra đời và có hiệu lực. Luận án đã chỉ ra lỗ hổng của cơ chế quản lý cũ từ đó chỉ ra tính cấp bách cần phải đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB nhằm xóa bỏ bao cấp, nâng cao trách nhiệm đối với chủ đầu tư, hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan Nhà nước, đảm bảo hiệu quả đầu tư, tăng trách nhiệm giải trình trong quản lý NSNN.
Luận án của Bùi Minh Huấn, “Phương hướng, biện pháp hoàn thiện QLNN đối với xây dựng giao thông” [43]. Luận án đã phân tích các mô hình quản lý xây dựng trong ngành giao thông vận tải từ trước và sau năm 1990; làm rõ thực chất và nội dung quản lý đối với xây dựng giao thông. Điểm nổi bật của luận án là hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN nói chung và QLNN trong lĩnh vực xây dựng giao thông nói chung, chỉ ra các công cụ QLNN và sự phân chia chức năng trong bộ máy quản lý để làm căn cứ đánh giá thực trạng QLNN đối với xây dựng giao thông ở nước ta.
Luận án của Tạ Văn Khoái, “QLNN đối với dự án đầu tư xây dựng từ NSNN ở Việt Nam” [46] đã nghiên cứu QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN trên các giai đoạn của chu trình dự án. QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN
12
được tác giả luận giải qua năm nội dung: hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy và kiểm tra, kiểm soát.
Tác giả đã phân tích thực trạng QLNN đối với dự án đầu tư XDCB từ NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2008, chỉ ra những thành công và những hạn chế, bất cập như: khung pháp luật chưa đồng bộ, chưa thống nhất, cơ chế quản lý còn nhiều điểm lạc hậu, năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu mà nguyên nhân là do bộ máy, do cán bộ quản lý; đồng thời cũng chỉ rõ hạn chế của các dự án đó là sự phân tán, dàn trải, sai phạm và kém hiệu quả của không ít dự án ĐTXD từ NSNN. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các dự án đầu tư từ NSNN ở Việt Nam đến năm 2020.
Luận án của Nguyễn Thị Bình, “Hoàn thiện QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam” [6]. Luận án đã khái quát hóa hệ thống lý luận về đầu tư XDCB trong ngành giao thông vận tải; đặc điểm dự án đầu tư xây dựng từ NSNN nói chung, trong ngành giao thông vận tải nói riêng; vốn đầu tư XDCB từ NSNN và đặc điểm của nó. Tác giả luận án đã làm rõ nội dung của quá trình QLNN về đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải; các nhân tố ảnh hưởng cũng như sự cần thiết phải hoàn thiện QLNN đối với đầu tư XDCB từ NSNN trong ngành giao thông vận tải. Bằng việc phân tích kinh nghiệm về quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải ở Bắc Mỹ và Trung Quốc, tác giả đã rút ra các bài học có khả năng vận dụng ở Việt Nam.
Qua việc phân tích thực trạng QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải hiện nay như: môi trường pháp lý chưa hoàn thiện; công tác tổ chức quản lý đầu tư XDCB hiện nay chưa phù hợp với thực tế; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập. Thông qua việc xác định mục
13
tiêu, chiến lược phát triển và nhu cầu về vốn để phát triển đầu tư XDCB trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam trong thời gian tới, tác giả đã đề ra các phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải Việt Nam như hoàn thiện khung khổ pháp luật quản lý dự án đầu tư XDCB từ NSNN; hoàn thiện cơ chế chính sách; hoàn thiện QLNN đối với các chủ thể tham gia dự án đầu tư XDCB từ NSNN trong ngành giao thông vận tải; nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của nhà nước.
Luận án đã phân tích QLNN theo các giai đoạn của quá trình quản lý các khâu đầu tư XDCB bao gồm quy hoạch, kế hoạch, lập, thẩm định, phê duyệt và đấu thầu dự án đầu tư XDCB; triển khai các dự án đầu tư XDCB; nghiệm thu và quản lý chất lượng công trình và thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB; các mô hình tổ chức quản lý; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và công tác thanh tra, kiểm sát của nhà nước.
– Về các khía cạnh hoặc các khâu của quản lý nhà nước đối với vốn
đầu tư XDCB từ NSNN
Phạm Văn Liên, “Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ kinh tế [49]. Luận án đã nghiên cứu và làm rõ bản chất, đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam và sự tác động của nó đến công tác huy động và quản lý sử dụng vốn. Bằng việc phân tích, đánh giá tình hình huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta giai đoạn 1991-2003, tác giả đã chỉ ra được ưu, nhược điểm chủ yếu trong việc khai thác và quản lý sử dụng vốn đầu tư cho đường bộ. Tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong khâu quản lý đầu tư và sử dụng vốn là: công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư dài hạn chưa được chú ý thỏa đáng; cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng và bảo trì hệ thống cầu đường bộ chưa hợp lý; tình trạng thất
14
thoát, lãng phí và nợ đọng vốn đầu tư XDCB còn xảy ra khá phổ biến.
Tác giả cũng đưa ra các nhóm giải pháp về huy động; về quản lý phân bổ, sử dụng vốn; giải pháp về hoàn thiện chế độ thu phí đường bộ, phát hành trái phiếu, thành lập quỹ chuyên dùng đầu tư cho đường bộ, chuyển nhượng quyền khai thác đường, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, tăng cường kiểm tra, giám sát thanh toán vốn, xử lý nợ đọng vốn XDCB.
Luận án của Thịnh Văn Vinh, “Phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành” [97], tác giả đã nghiên cứu kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước và những công trình chỉ định thầu. Từ việc phân tích đặc điểm và những đặc trưng cơ bản báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành, tác giả đã chỉ ra những điểm khác biệt giữa kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành và kiểm toán báo cáo tài chính. Luận án đã chỉ ra và xây dựng
được trình tự, nội dung và phương pháp kiểm toán nói chung và việc vận dụng vào kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành nói riêng. Tác giả đã phân tích thực trạng về kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành hiện nay và chỉ ra những thuận lợi cùng những khó khăn và nguyên nhân của nó. Tác giả cũng đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành nói riêng trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Luận án của Nguyễn Văn Bình, “Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước ở Việt Nam” [5]. Tác giả đã trình bày những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn trong hoạt động thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của các cơ quan thanh tra nhà nước. Tác giả đã khảo sát những dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền giám sát, đánh giá toàn bộ của cơ quan nhà nước, đó là
15
những dự án có tỷ lệ sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2009. Đánh giá thực trạng hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng vốn nhà nước ở Việt Nam, làm rõ những khiếm khuyết trong cơ chế hoạt động thanh tra tài chính đối với dự án đầu tư xây dựng và làm sáng tỏ những mặt được và tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả thanh tra tài chính những dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà
nước. Tác giả cũng đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của thanh tra tài chính dự án đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của nhà nước, phong chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong những năm sắp tới.
– Về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở địa
phương – cấp tỉnh
Quản lý đầu tư XDCB, trong đó có quản lý đầu tư xây dựng KCHT giao thông trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có những đặc điểm riêng do điều kiện của địa phương đó quy định. Đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này như:
Đỗ Đức Tú, “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại”, Luận án tiến sĩ [82]. Luận án đã tổng kết được những quan niệm đã có về kết cấu hạ tầng và đưa ra một quan niệm mới về kết cấu hạ tầng. Từ đó đã làm rõ được kết cấu hạ tầng giao thông là gì, gồm những bộ phận cấu thành nào; mối quan hệ giữa kết cấu hạ tầng giao thông với tổ chức vận tải; mối quan hệ giữa kết cấu hạ tầng giao thông với các loại kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khác; các đặc tính của kết cấu hạ tầng giao thông; và vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế – xã hội. Luận án cũng làm rõ thế nào là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại; các nguyên tắc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông như phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải đồng bộ, phải đi trước một bước và phải có tầm nhìn dài hạn. Luận án đã đưa ra được bộ chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh tính hiện đại và đồng bộ của kết cấu hạ tầng giao thông.
16
Luận án đã đã đề xuất được hệ thống các quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông của Vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng; đưa ra được các mục tiêu và phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến năm 2030 theo hướng hiện đại. Luận án đã đề xuất được một số giải pháp mới, mang tính đột phá trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông…
Phan Thanh Mão, “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Luận án tiến sĩ kinh tế [51]. Luận án đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận về chi NSNN, đầu tư XDCB từ NSNN, hiệu quả đầu tư XDCB. Vấn đề hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã được tác giả nghiên cứu khá kĩ từ khái niệm hiệu quả vốn đầu tư XDCB, các hình thức biểu hiện, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý đầu tư XDCB từ NSNN; xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN về phía chủ đầu tư, về vốn đầu tư, về chất lượng thẩm định các dự án đầu tư đối với các công trình xây dựng theo dự án, ảnh
hưởng của giá cả, lãi suất đến hiệu quả đầu tư, đây cũng chính là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Đẩu, “Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp” [33]. Luận án đã nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn của việc huy động và sử dụng vốn đầu tư trong phát triển kinh tế ở Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009; đề xuất quan điểm và định hướng huy động vốn đầu tư cho phát triển đến năm 2020. Tác giả cũng đề cập đến vốn đầu tư, vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển KCHT ở Thành phố Đà Nẵng. Trong luận án này tác giả đã đưa ra được hệ thống chỉ tiêu đo lường định tính và định lượng hiệu của quá trình huy động và
17
sử dụng vốn đầu tư. Các giải pháp trong luận án cũng đề cập đến việc huy động và quản lý có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở Đà Nẵng.
Lê Mạnh Tường, “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh” Luận án tiến sĩ [85]. Luận án đã đi sâu nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là hệ thống công trình cầu, đường bộ. Hệ thống quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị bao gồm: công tác chỉ đạo của Chính phủ, UBND thành phố Hồ Chí Minh đối với hoạt động chất lượng; công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông của sở giao thông vận tải; công tác đảm bảo chất lượng của các chủ thể (nhà thầu) tham gia xây dựng công trình giao thông đô thị. Thông qua đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị của thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã xác định các tồn tại và ảnh hưởng của nó đối với hệ thống quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị. Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trịnh Thị Thúy Hồng, “Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định” Luận án tiến sĩ kinh tế [42]. Luận án đã trình bày khái quát về đầu tư XDCB, vốn đầu tư XDCB, chi NSNN trong đầu tư XDCB; làm rõ nội dung quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB. Tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB của Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước EU và rút ra bài học cho Việt Nam.
Tác giả cũng đã làm rõ thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định từ đó rút ra những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó bằng việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa
18
bàn địa phương; có những nguyên nhân chủ quan và cả nguyên nhân khách quan. Định hướng chi NSNN trong đầu tư XDCB cho mục tiêu phát triển KT- XH tỉnh Bình Định được tác giả lấy làm căn cứ để đề ra giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định như hoàn thiện các văn bản pháp lý, hoàn thiện công tác lập kế hoạch đầu tư, nâng cao chất lượng công tác tư vấn lập báo cáo đầu tư, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương đầu tư, hoàn thiện công tác nghiệm thu, bàn giao tiếp nhận và vận hành kết quả đầu tư, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB tỉnh Bình Định.
Cấn Quang Tuấn, “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý” Luận án tiến sĩ [83]. Luận án đã đề cập đến lý thuyết chung về vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN. Luận án đã đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN do thành phố Hà Nội quản lý trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 để từ đó chỉ ra các thành công, những bất cập, tồn tại và nguyên nhân của nó. Đồng thời luận án cũng đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý trong quá trình phát triển KT-XH của Thủ đô Hà Nội.
Hồ Thị Hương Mai, “QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHT giao thông đô thị Hà Nội” Luận án tiến sĩ [50]. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHT giao thông đô thị, đặc biệt tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHT giao thông đô thị và phân tích nội dung QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHT giao thông đô thị bao gồm từ khâu lập kế hoạch, tổ chức huy động, phân bổ, thanh, quyết toán và kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đô thị. Luận án cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về vốn trong phát triển KCHT giao thông đô thị ở Hà Nội từ đó đưa ra
19
những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHT giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đầu tư công có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế và giải quyết
các vấn đề xã hội. Vì thế các nhà nghiên cứu nước ngoài rất quan tâm nghiên cứu đầu tư công và đưa ra các giải pháp quản lý đầu tư công một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu lĩnh vực này, xin nêu một số công trình trong số đó:
– Về vai trò của đầu tư công
Một số công trình đã nghiên cứu vai trò của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ nước ngoài. Chẳng hạn, các tác giả Benedict Clements, Rina Bhattacharya và Toan Quoc Nguyen đã có bài: “Nợ nước ngoài, đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp” [99]. Các tác giả của công trình này đã đưa ra các mô hình tăng trưởng, mô hình đầu tư công và phân tích định lượng tác động giữa đầu tư công, nợ nước ngoài và tăng trưởng thông qua thực tế của các nước có thu nhập thấp (Togo, Benin, Eritrea, Mauritania, Uganda, Bhutan, Ethitopia, Mozambique, Vanuatu, Bolivia, Gambia, The Nepal, VietNam, Burkina Faso, Ghana, Nicaragua, Yemen, Burundi, Niger, Zambia…).
Jim Brumby, “Đường giao thông đến nơi nào, cây cầu cho sự tăng trưởng: Chúng ta biết gì về hiệu quả đầu tư công ở các nước đang phát triển” [107], bài viết đã đánh giá: ở nhiều quốc gia đang phát triển, KCHT là một “nút cổ chai” trong triển vọng tăng trưởng của họ. Đối với những nước có thu nhập thấp, còn nhiều hạn chế và yếu kém trong KCHT, đặc biệt là đường giao thông. Sự yếu kém của QLNN, bộ máy quan liêu, tham nhũng đã làm cho thâm hụt vốn đầu tư trầm trọng. Việc huy động các nguồn vốn để đầu tư vào KCHT kỹ thuật sẽ giúp tăng trưởng kinh tế cao hơn, bền vững hơn. Tuy
20
nhiên, nguồn vốn ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu đầu tư cho KCHT giao thông ngày càng tăng, nên nâng cao hiệu quả đầu tư công được xem là cách để tháo gỡ sự kham hiếm của vốn đầu tư.
Đầu tư công, trong đó có đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, không chỉ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, mà có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như giảm nghèo. Về vấn đề này, bài viết: “Vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo” [102] của tác giả Edward Anderson, Pao de Renzio and Stephanie Levy. Các tác giả đã đưa ra các lý thuyết và bằng chứng về vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo thông qua chứng minh hiệu quả của đầu tư công trong tăng trưởng, sản xuất, nghèo đói và cân bằng xã hội. Các tác giả cũng đưa ra sự phân bổ tối ưu giữa các vùng nhằm đạt được mục tiêu xã hội.
Các nhà nghiên cứu có sự đồng thuận rằng sự tăng lên của đầu tư công ở các nước có thu nhập thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là rất quan trọng để đạt được sự tăng trưởng bền vững. Ở nhiều nước có thu nhập thấp, sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng, đường giao thông, thông tin liên lạc làm giảm năng suất. Vì thế, Martin and Rogers [108] cho rằng cần phải duy trì tỷ lệ nhất định vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng nhằm tạo ra sự tăng trưởng nhanh và bền vững, điều này có ý nghĩa rằng việc phân bổ nguồn vốn công vào cơ sở hạ tầng sẽ đóng góp vào quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế tốt hơn là phân bổ nguồn vốn này vào các lĩnh vực khác.
– Về quản lý đầu tư công
Các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm nhiều đến phương pháp quản lý đầu tư công và đánh giá quản lý đầu tư công, từ đó tìm ra điểm yếu trong quản lý để có giải pháp tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công. Đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này như:
Bernard Myers và Thomas Laursen, “Quản trị đầu tư công ở EU” [100]
đã tổng kết lại toàn bộ kinh nghiệm quản lý đầu tư công của 10 nước thành
21
viên EU từ giai đoạn 2000 đến 2006, mà chủ yếu là khảo sát kinh nghiệm của hai nước Anh và Ireland. Đây là các nước có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, các nước này dẫn đầu về nợ công thuộc khối EU này. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quản trị đầu tư của các nước thuộc khối EU, Việt Nam có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Bài viết “Khảo sát đầu công, một chỉ tiêu của hiệu quả đầu tư công” của Era Babla-Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou-IMF [103] đã đề xuất một số chỉ tiêu bao quát toàn bộ quá trình quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: thẩm định dự án, lựa chọn dự án, thực hiện đầu tư và đánh giá đầu tư. Khảo sát được tiến hành gồm 71
nước, trong đó có 40 nước có thu nhập thấp, 31 nước có thu nhập trung bình, chỉ số này cho phép đánh giá, so sánh các khu vực, các quốc gia có chính sách tương tự với nhau, đặc biệt là những nơi mà nỗ lực cải cách trong đầu tư công
được ưu tiên. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho phép ứng dụng khảo sát và đánh giá trên phạm vi quốc gia, còn trong phạm vi đầu tư công ở địa phương không đủ điều kiện để ứng dụng toàn bộ mà chỉ có thể ứng dụng được một số nội
dung.
Bài báo “Một cái khung chuẩn cho đánh giá quản trị đầu tư công” của tác giả Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Natalya Biletska và Jim Brumby [98]. Bài báo là kết quả của các tác giả trong quá trình làm việc ở WB. Nghiên cứu về chính sách tài chính cho tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Bài báo đã khái quát chu trình quản trị đầu tư: (1) định hướng đầu tư và chuẩn bị dự án; (2) thẩm định dự án; (3) tổng quan một cách độc lập thẩm định dự án; (4) lựa chọn dự án và ngân sách; (5) thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của dự án; (8) đánh giá dự án. Bài báo cũng nêu lên một khung chuẩn để đánh giá từng giai đoạn trong chu trình quản trị đầu tư công. Mục đích cuối cùng của bài báo là thúc đẩy việc tự đánh
22
giá quản trị đầu tư công của chính phủ, các cơ quan sử dụng ngân sách để tìm ra điểm yếu, từ đó tập trung cải cách những thiếu sót trong quản trị nhằm hoàn thiện quản trị đầu tư công.
Một số nghiên cứu đã đi sâu phân tích các khâu của quản lý như các khâu lựa chọn, quản lý và thực hiện dự án. Haque, M.and Kneller [105] cho rằng trong quá trình lựa chọn dự án đầu tư công, kỹ thuật phân tích chi phí – lợi ích (CBA) cần phải được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư và là nhân tố cốt lõi của tiến trình ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trên lý thuyết tất cả các dự án đầu tư công vượt cuộc kiểm tra phân tích chi phí – lợi ích dễ được thực thi nhưng những quyết định thực tế có thể là trì hoãn hoặc đảo ngược do sự thiếu hụt vốn đầu tư.
Henisz and Zelner [106] cho rằng những nơi mà quản lý đầu tư công yếu kém thì tham nhũng tràn ngập toàn bộ quá trình đầu tư. Các tác giả cho rằng đầu tư công không hiệu quả phát sinh từ các giai đoạn lựa chọn và thực hiện dự án do hạn chế thông tin, lãng phí hoặc rò rỉ nguồn lực hoặc chuyên môn kỹ thuật yếu kém. Đồng thời đầu tư công trong một môi trường thể chế yếu kém có nguy cơ phá hoại lợi ích tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như ảnh hưởng đến phát triển bền vững dòng tài chính và các khoản nợ.
Một số nghiên cứu nhận định rằng khuôn khổ hoạt động pháp lý và lợi ích nhóm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công. Khuôn khổ hoạt động pháp lý yếu kém làm tăng khả năng can thiệp chính trị và làm giảm hiệu quả đầu tư công. Bộ máy quan liêu, yếu kém và tham nhũng cũng gây ảnh hưởng xấu đến cung cấp dịch vụ công cộng, do vậy làm giảm hiệu quả của nguồn vốn công và có tác dụng xấu đến tăng trưởng.
Trong quản lý đầu tư công, trước tiên phải nói đến xây dựng định
hướng đầu tư, xây dựng dự án và thẩm định dự án đầu tư công. Collier and Venables, A. [101] đã phân tích cụ thể về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư công. Các tác giả cho rằng các định hướng đầu tư nhằm hướng