LA02.196_Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay
– Làm rõ về lý luận các nội dung nghiên cứu về vốn và hiệu quả sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng.
– Luận án phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, các nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc sử dụng vốn kém hiệu quả trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay. Luận án đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của 12 TCTXD giai đoạn 2008 – 2013 theo các chỉ tiêu đánh giá đã xác lập ở chương 2 và phân tích nhóm các chỉ tiêu về: khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời.
– Đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng trong những năm tiếp theo.
Xem thêm: Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án
– Đối tượng nghiên cứu luận án:
Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN xây dựng.
– Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2013, đề xuất giải pháp thực hiện từ năm 2015 đến năm 2025.
+ Trên cơ sở đặc điểm cơ bản của DNXD, phân loại DNXD, quy mô vốn; tác giả thu thập số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất để tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của 12 TCTXD do Nhà nước trước đây sở hữu 100% vốn điều lệ, là những doanh nghiệp có quy mô về vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách chiếm tỷ trọng lớn trong ngành xây dựng ở Việt Nam. Những doanh nghiệp này, được hình thành từ đội xây dựng, xí nghiệp xây dựng… đến nay phát triển thành Tổng công ty. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả SXKD, các TCT này đã tiến hành cổ phần hoá trong nhiều năm qua và đang tiếp tục triển khai cổ phần hóa Tổng công ty mẹ kể từ năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
– Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DNXD ở các năm tài chính, từ đó hệ thống và hoàn thiện về mặt lý luận, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong DNXD, đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
– Tác giả thu thập số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2008 đến năm 2013 của 12 tổng công ty xây dựng (TCTXD), tính toán hệ số, phân tích các chỉ tiêu cơ bản về: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, hệ số sinh lời.
– Tác giả sử dụng 150 phiếu câu hỏi điều tra gửi đến công ty cổ phần trong ngành xây dựng, các DN này đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành xây dựng. Sử dụng thang đo Linkert để phân tích quan điểm quản trị tài chính với hiệu quả tài chính thông qua các chỉ tiêu cơ bản nói trên.
– Từ kết quả phân tích chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD.
5. Những đóng góp mới của luận án
– Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các DNXD như: phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm của DNXD trong nền kinh tế; khái niệm, đặc trưng, thành phần vốn kinh doanh của DNXD; luận giải làm rõ nội hàm của khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN, đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.
– Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNXD của một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam. Những đúc kết về mặt lý luận và bài học kinh nghiệm từ nước ngoài là những căn cứ khoa học quan trọng cho việc tiến hành khảo sát thực tế ở chương 3 và đề xuất giải pháp trong chương 4.
– Trên cơ sở nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả đã tổng kết được bức tranh toàn cảnh về các DNXD ở Việt Nam nói chung và nhóm các DNXD nhà nước nói riêng trên các khía cạnh: quy mô vốn/tài sản, lao động, kết quả kinh doanh tổng quát của nhóm doanh nghiệp này. Luận án đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn (tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE) qua phân tích ba nhóm nhân tố ảnh hưởng theo phương trình Dupont. Trên cơ sở tổng kết, phân tích và khảo sát thực tiễn, luận án đã rút ra những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng cho các giải pháp đề xuất ở chương bốn của luận án.
– Luận án sử dụng thang đo Linkert để đánh giá các chỉ tiêu về: khả năng sinh lời, tính thanh khoản, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng tài sản của DNđể làm rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của các DNXD.
– Trên cơ sở quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển DNXD, kết hợp với cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn, căn cứ vào các kết luận qua khảo sát thực trạng, luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các DNXD bao gồm: nhóm giải pháp cơ bản, nhóm giải pháp bổ trợ, đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương (147 trang).
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (13 trang)
Chương 2: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng (51 trang)
Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam (40 trang)
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam (43 trang)