LA02.197_Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm rõ các vấn đề: Lý luận về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trong điều kiện hiện nay như thế nào? Thực tiễn về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Hải Dương những thành tựu và hạn chế? Cần có những giải pháp gì, để huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
5. Ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận
– Khái quát hóa lý luận về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, phân tích làm rõ bản chất, đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Từ đó khẳng định cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là HHCC không thuần túy. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để lựa chọn phương thức huy động vốn đầu tư phù hợp.
Xem thêm: Khái niệm cơ sở hạ tầng
– Đồng thời, Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đặc biệt đi sâu về phương thức huy động vốn đầu tư từ các nguồn vốn.
Ý nghĩa thực tiễn
– Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2014. Qua phân tích thực trạng đã chỉ ra những bất cập trong công tác huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Luận án cũng chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những hạn chế đã nêu.
– Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến năm 2030, và các điều kiện thực hiện các giải pháp đề xuất đảm bảo tính khả thi.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình nghiên cứu khoa học của tác giả đã được công bố và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 3 chương (135 trang)
Chương 1: Lý luận về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (57 trang)
Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương (46 trang)
Chương 3: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương (32 trang)