Những yêu cầu chung trong cách trình bày một bài luận văn
Dưới đây là những yêu cầu chung trong cách trình bày một bài luận văn, Nhằm thuận tiện cho việc trình bày, luận văn trong bài viết này được hiểu đó là chuyên đề, tiểu luận, luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận án tiến sĩ. Học viên có thể được hiểu là sinh viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học,…
1 Ngôn ngữ
Trong bài luận văn chỉ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, không sử dụng tiếng nước ngoài (kể cả đồ thị, biểu đồ, hình vẽ,…); trong trường hợp cần chú giải bằng thuật ngữ hoặc các danh pháp khoa học (bằng tiếng La tinh) thì từ đó phải được đặt trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng.
Thuật ngữ: Đối với các từ tiếng Việt thì căn cứ vào những quy định trong từ điển bách khoa làm căn cứ, tuy nhiên một số trường hợp từ có hai cách viết khác nhau thì chỉ chọn một và thống nhất trong toàn bộ bài viết.
Trình bày: Đối với các tên khoa học thì phải in nghiêng và không được gạch dưới; không được viết hoa sau dấu hai chấm nếu chỉ làm rõ nghĩa, nếu là một câu thì viết hoa chữ đầu. Nếu danh từ riêng là từ kép thì phải viết hoa luôn cả hai từ (ví dụ: Long An, Hậu Giang,..) và từ chỉ vùng hoặc vị trí địa lý thì cũng phải viết hoa (ví dụ: phía Nam, phía Tây,..) (học viên có thể xem thêm một cách chi tiết về các cách trình bày trong Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hay trong Phụ lục VI: Viết hoa trong văn bản hành chính của Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ)
2 Kiểu chữ và cỡ chữ
Cách trình bày bài luận văn phải thống nhất kiểu chữ và cỡ chữ. Kiểu chữ thường được quy định trong các trường đại học là Times New Roman với cỡ chữ 13. Trong các số trường hợp khác cỡ chữ 13 sẽ được quy định cụ thể.
3 Khổ trang, lề trang và cách khoảng (Tab)
Sử dụng giấy A4 (21 x 29,7 cm), giấy trắng chất lượng tốt. Lề trái 3,5 cm; Lề phải, trên, dưới: 2,5 cm. Ngoài ra Header và footer là 1,0 cm. Không được ghi tên đề tài, tên sinh viên và cán bộ hướng dẫn ở đầu và cuối mỗi trang giấy.
4 Cách dòng (hàng)
Bài luận văn phải được trình bày cách dòng là 1,2 (line spacing=1,2). Ngoài ra với các trường hợp sau thì cách dòng là 1: Tài liệu tham khảo, bảng, hình, phụ lục, ghi chú cho bảng,…
Giữa các đoạn văn và mục thì cách dòng phía trên là 6 pt (thực hiện paragraph spacing before 6 pt và after 0 pt).
Các dấu cuối câu (phẩy, chấm, hai chấm…) phải nằm liền với từ cuối cùng và cách từ kế tiếp cách một ký tự trống. Nếu cụm từ đặt trong dấu ngoặc đơn thì dấu ngoặc phải liền với từ đầu tiên và từ cuối cùng.
5 Chương, mục và đoạn
5.1 Chương: Mỗi chương cần phải được bắt đầu bằng một trang mới. Tên chương được đặt bên dưới chữ “Chương”. Chữ “CHƯƠNG” phải viết hoa, in đậm và số chương sử dụng số Á Rập (1,2,…) đi ngay theo sau và được đặt giữa. Tên chương phải được viết hoa và in đậm với cỡ chữ 14.
5.2 Mục: Các mục của luận văn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với chỉ số thứ nhất là chỉ số chương.
– Mục cấp 1: các số thứ tự trong mục cấp 1 được đánh theo số chương bằng số Á Rập sát lề trái, viết hoa và in đậm.
– Mục cấp 2: các số thứ tự trong mục cấp 2 được đánh theo mục cấp 1 bằng số Á Rập, có chữ thường và in đậm. Nằm cách lề trái một khoảng 1,0 cm.
– Mục cấp 3: các số thứ tự trong mục cấp 3 được đánh theo mục cấp 2, số thứ tự Á Rập, chữ nghiêng, in đậm. Nằm cách lề trái một khoảng 1,0 cm.
5.3 Đoạn: trong đoạn có thể dùng dấu gạch ngang hay dấu hoa thị, số hoặc theo các mẫu tự abc, được cách lề một khoảng 1,0 cm, chữ thường và viết in nghiêng. Sau các chương và mục không được sử dụng dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
Các bạn có nhu cầu Viết thuê luận văn vui lòng liên hệ : Luận Văn A-Z chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ
Xem thêm bài viết : Hướng dẫn nội dung cần viết bài luận về dự định nghiên cứu của Nghiên cứu Sinh