LA07.031-Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO
THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Tên luận án: Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 62 31 01 01
Tên tác giả: LÊ XUÂN TẠO
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Nguyễn Quốc Dũng
2. GS, TS Chu Văn Cấp
Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Một số đặc điểm của hoạt động xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO: 1/ Gạo là mặt hàng mang tính chính trị, ngoại giao, nhân văn và có tính cạnh tranh cao. 2/ Xuất khẩu gạo có đặc điểm riêng – mang tính thời vụ. 3/ Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu. 4/ Chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định.
2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng của hoạt động xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua: 1/ Quan hệ “ngược” giữa khối lượng gạo xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu, tức là khối lượng lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu lại không cao. 2/ Áp lực cạnh tranh gia tăng và xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới. 3/ Kết cấu gạo xuất khẩu chưa phù hợp và chưa thực sự xây dựng được thương hiệu gạo của Việt Nam/Đồng bằng sông Cửu Long. 4/ Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo chưa thật sự minh bạch, bình đẳng và chưa theo hướng tự do hoá thương mại.
3. Một số dự báo về thương mại gạo: 1/ Thị trường thế giới về lương thực, thực phẩm chất lượng, giá trị cao, thân thiện với môi trường, sẽ gia tăng với tốc độ lớn. 2/ Đối với gạo, nhu cầu sẽ tăng nhanh ở phân khúc thị trường gạo chất lượng cao. 3/ Thị trường lương thực thế giới (nhập khẩu) sẽ tăng nhanh ở Châu Á, Châu Phi và Trung Đông.
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long /Việt Nam trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế và sự tác động của biến đổi khí hậu: 1/ Tái cơ cấu sản xuất lúa gạo Đồng bằng sông Cửu long nhằm chuyển sản xuất lúa có giá trị thấp và thị trường hẹp sang sản xuất lúa có giá trị cao và tiềm năng thị trường rộng hơn. 2/ Đổi mới cơ cấu lúa gạo theo hướng đa dạng hóa, chất lượng cao và giá trị gia tăng hơn. 3/ Nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gạo xuất khẩu nhằm gia tăng kim ngạch và giúp gạo Việt Nam/Đồng bằng sông Cửu Long thâm nhập được vào thị trường cao cấp. 4/ Tăng cường hoạt động liên kết vùng và liên kết 4 nhà trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. 5/ Sản xuất và xuất khẩu gạo theo hướng bền vững. 6/ Đổi mới thể chế chính sách kinh doanh xuất khẩu gạo./.
BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS
Title: Rice exports in the Mekong Delta when Vietnam is a member of the WTO
Field of Study: Political Economics Code: 62 34 01 02
PhD Candidate: Le Xuan Tao
Supervisor: 1. Dr. Nguyen Quoc Dung
2. Prof.Dr. Chu Van Cap
Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics
SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUTIONS
1. Some characteristics of rice exports in the Mekong Delta in condition of Vietnam being a member of the WTO: (1) Rice is a political, diplomatic, humanitarian and highly competitive commodity. (2) Rice exports have specific characteristic, which is seasonal. (3) Trading between governments is the principal method. (4) Rice exporters and importer are unstable.
2. Some problems of the rice export situation in Mekong Delta: (1) The “backwards” relationships between rice export volume to the money attained, ie. large volume but low value. (2) The increasingly pressured competition and the emergence of new competitors. (3) Proportion of rice for exporting is inappropriate and has not really built any brand of rice in Vietnam/ Mekong Delta. (4) Mechanism for rice export is not really transparent and not yet towards a trade liberalization.
3. Some forecasts of rice trading: (1) The world market for high value, environmentally and friendly food will increase with great speed. (2) The demand will increase in the section of high quality rice. (3) World food market (imports) will increase rapidly in Asia, Africa and the Middle East.
4. Some measures to improve the efficiency of rice export in Mekong Delta/ Vietnam in the new context of international economic integration and climate change: (1) To restructure rice production in the Mekong Delta in order to moved from low-valued to higher-valued, with broader potential markets; (2) To rennovate the range of grain toward diversification, high quality and higher value; (3) To improve the competitiveness and value of rice export to increase turnover and help rice of Vietnam/ Mekong Delta join the high-quality market; (4) To strengthen the regional link and the link of four agents in the production and export of rice; (5) To produce and export rice in a sustainable way; (6) To renew the mechanism and policies on rice export business