LA17.067_Xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm; trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp để xây trường đại học sư phạm thành tổ chức biết học hỏi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của các trường ĐHSP, phát huy hiệu quả vai trò của các trường ĐHSP trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý văn hóa tổ chức ở các trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận về tổ chức biết học hỏi và xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Xây dựng cơ sở lý luận về xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP.
2) Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay.
3) Đề xuất các biện pháp quản lý để xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP.
5. Câu hỏi nghiên cứu
– Tổ chức biết học hỏi ở các trường ĐHSP có đặc điểm gì khác biệt so với TCBHH ở các loại hình tổ chức khác?
– Biểu hiện của TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay ở mức độ nào?
– Thực trạng xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay như thế nào?
– Cần sử dụng những biện pháp quản lý nào để xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay?
6. Giả thuyết khoa học
Xây dựng tổ chức biết học hỏi có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và nghiên cứu khoa học của các trường ĐHSP. Các biểu hiện của TCBHH có liên quan chặt chẽ với việc thực hiện các biện pháp xây dựng TCBHH trong nhà trường. Nếu đánh giá được thực trạng và chỉ ra được mối tương quan giữa mức độ các biểu hiện của TCBHH với các biện pháp xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hiệu quả để xây dựng trường ĐHSP thành TCBHH, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục và yêu cầu của thời kì hội nhập.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Giới hạn nội dung nghiên cứu: nghiên cứu biểu hiện của TCBHH ở các trường ĐHSP và biện pháp quản lý xây dựng TCBHH của các chủ thể quản lý NT, bao gồm: Hiệu trưởng, Trưởng khoa và Trưởng bộ môn.
– Giới hạn địa bàn nghiên cứu: tại Trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Huế, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
– Nghiên cứu trường hợp (case study): tại Khoa Giáo dục Đặc biệt – Trường ĐHSP Hà Nội.
8.. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu
Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP Huế, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Những đóng góp mới của luận án
– Trên cơ sở những nghiên cứu về TCBHH và dựa trên tiếp cận văn hóa tổ chức, luận án đã xây dựng khung lý luận về TCBHH cho loại hình t ổ chức đặc thù là trường ĐHSP, xác định các nội dung và con đường xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP.
– Luận án đã khảo sát và đưa ra những kết quả đánh giá thực trạng biểu hiện của TCBHH và thực trạng xây dựng TCBHH theo ba cấp độ tác động (cá nhân, nhóm và hệ thống) ở các trường ĐHSP hiện nay.
– Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng, luận án cũng đã đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý của chủ thể quản lý cấp cao (Hiệu trưởng) và chủ thể quản lý cấp trung (Trưởng khoa) để xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP.
11. Bố cục luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, luận án có 3 chương: Chương 1 (Cơ sở lý luận về xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm); Chương 2 (Thực trạng xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm); Chương 3 (Biện pháp xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm).