LA01.090_Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam
Đề tài luận án: Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam.
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý Mã số: 62340405
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Kim Oanh Mã NCS: NCS34.102TT
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Trần Thị Song Minh; 2. PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Tập trung nghiên cứu và đưa ra lập luận xác đáng, nhằm làm nổi bật sự cấp thiết của việc tích hợp ứng dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của khối doanh nghiệp này, luận án đã xác định được 5 bài toán nghiệp vụ được triển khai ứng dụng hệ thống thông tin quản lý nhiều nhất, đó là: (1) Bài toán quản lý kế toán tài chính; (2) Bài toán quản lý lương; (3) Bài toán quản lý nhân sự; (4) Bài toán quản lý bán hàng; (5) Bài toán quản lý kho. Luận án cũng đã đánh giá thực trạng mức độ tích hợp giữa các ứng dụng này. Kết quả cho thấy, phần lớn các ứng dụng hỗ trợ các bài toán nghiệp vụ trong DNNVV lĩnh vực dịch vụ được xây dựng riêng biệt, độc lập với nhau, sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau, ít có sự kết nối. Việc tương tác giữa các ứng dụng chủ yếu bằng phương pháp thủ công.
Đề xuất mô hình hệ thống thông tin tích hợp theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ, nhằm tích hợp các ứng dụng sẵn có và có thể mở rộng tích hợp các ứng dụng xây dựng mới của doanh nghiệp.
Đề xuất quy trình gồm 6 bước để triển khai tích hợp ứng dụng theo mô hình đã xây dựng. Luận án tiến hành triển khai tích hợp thử nghiệm cho một doanh nghiệp cụ thể, trên cơ sở đó tinh chỉnh mô hình và quy trình đã đề xuất.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra sự cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ – loại hình doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số DNNVV của nước ta, nhất là trong thời đại mạng Internet bùng nổ, có tác động mạnh đến phương thức kinh doanh. Tích hợp ứng dụng theo giải pháp SOA, trên cơ sở nền tảng CNTT sẵn có của doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí về mặt thời gian, tài chính và việc đào tạo lại nhân viên sử dụng. Tích hợp ứng dụng tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo thuận lợi trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh trong nước và quốc tế.
Mô hình đề xuất cho phép doanh nghiệp xây dựng sẵn một tập hợp các dịch vụ, sẵn sàng cho việc cung cấp thông tin cho các ứng dụng khác khi cần. Các dịch vụ này sẽ được tái sử dụng khi xây dựng các ứng dụng mới. Đồng thời, hệ thống xây dựng theo mô hình đề xuất có thể tương tác với các hệ thống của đối tác, thông qua việc sử dụng các dịch vụ của nhau.
Mô hình đề xuất có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý quy trình nghiệp vụ. Đặc điểm quy trình nghiệp vụ của các DNNVV thường chưa được chuẩn hóa và hay thay đổi, việc quản lý quy trình nghiệp vụ dựa trên giải pháp SOA sẽ tạo sự linh hoạt, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu của thị trường./.
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒMỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………….. 1
1. Giới thiệu tóm tắt về luận án ………………………………………………………………….. 1
2. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………………… 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 7
4. Khung lý thuyết ……………………………………………………………………………………. 8
5. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ……………………………………. 10
6. Kết cấu luận án …………………………………………………………………………………… 11
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu …………………………………………………………… 12
8. Đóng góp của luận án về lý luận và thực tiễn …………………………………………. 16
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TÍCH HỢP ỨNG DỤNG ……………………………… 18
1.1. Tích hợp ứng dụng ……………………………………………………………………………. 18
1.1.1. Tích hợp ứng dụng và sự cần thiết của tích hợp ứng dụng trong môi trường
doanh nghiệp ………………………………………………………………………………………… 18
1.1.2. Các mô hình tích hợp ứng dụng ………………………………………………………. 21
1.1.3. Tích hợp dữ liệu và tích hợp quy trình nghiệp vụ ……………………………….. 24
1.1.4. Lịch sử các công nghệ tích hợp ứng dụng …………………………………………. 27
1.1.5. Các tiêu chí đảm bảo sự tích hợp ứng dụng thành công ……………………….. 32
1.2. Kiến trúc hướng dịch vụ và công nghệ Web Services …………………………… 34
1.2.1. Kiến trúc hướng dịch vụ ………………………………………………………………… 34
1.2.2. Công nghệ Web Services ……………………………………………………………….. 45
1.2.3. Kết hợp kiến trúc hướng dịch vụ và quản lý quy trình nghiệp vụ ………….. 51
1.3. Kết luận chương……………………………………………………………………………….. 55
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH HỢP ỨNG DỤNG TRONG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM ……… 56
2.1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế . 56
2.2. Sự cần thiết nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin đối với khối doanh
nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ ………………………………………………………….. 58
2.3. Nghiên cứu mô hình kiến trúc hướng dịch vụ của hai nhà cung cấp IBM và
Oracle ……………………………………………………………………………………………………. 63
2.3.1. Mô hình kiến trúc hướng dịch vụ của IBM………………………………………… 63
2.3.2. Mô hình kiến trúc hướng dịch vụ của Oracle……………………………………… 66
2.3.3. Đánh giá ưu, nhược điểm mô hình kiến trúc hướng dịch vụ của IBM và của
Oracle ………………………………………………………………………………………………….. 67
2.4. Định hướng ứng dụng kiến trúc hướng dịch vụ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
lĩnh vực dịch vụ ……………………………………………………………………………………….. 70
2.4.1. Đánh giá sự phù hợp của kiến trúc hướng dịch vụ đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam hiện nay ………………………………………………………………………. 70
2.4.2. Kiến trúc hướng dịch vụ đáp ứng các tiêu chí của việc tích hợp ứng dụng
thành công ……………………………………………………………………………………………. 72
2.5. Kết luận chương……………………………………………………………………………….. 73
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DOANH NGHI
ỆP NHỎ VÀ VỪA LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ………………………………………………………………………………………. 74
3.1. Mô tả cuộc điều tra …………………………………………………………………………… 74
3.1.1. Nội dung điều tra ………………………………………………………………………….. 74
3.1.2. Một số khó khăn trong quá trình thực hiện cuộc điều tra ……………………… 75
3.2. Kết quả điều tra ……………………………………………………………………………….. 76
3.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin …………………………………………. 76
3.2.2. Phân tích quy mô doanh nghiệp theo số lượng lao động ………………………. 76
3.2.3. Phân tích thực trạng triển khai ứng dụng …………………………………………… 77
3.2.4. Phân tích thực trạng nhập và đồng bộ dữ liệu …………………………………….. 78
3.2.5. Phân tích thực trạng lưu trữ dữ liệu ………………………………………………….. 79
3.2.6. Phân tích thực trạng thiếu tính nhất quán dữ liệu………………………………… 79
3.2.7. Phân tích mức độ và cách thức tương tác giữa các ứng dụng ………………… 79
3.2.8. Phân tích thực trạng truy cập dữ liệu thông qua mạng …………………………. 81
3.2.9. Phương pháp phân tích và thiết kế các ứng dụng ………………………………… 81
3.2.10. Quy trình nghiệp vụ …………………………………………………………………….. 82
3.3. Đánh giá về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp
nh
ỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ Việt Nam hiện nay ………………………………………… 82
3.3.1. Đánh giá chung …………………………………………………………………………….. 82
3.3.2. Về mức độ quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với việc ứng dụng
công nghệ thông tin ……………………………………………………………………………….. 84
3.4. Một số quy trình nghiệp vụ cơ bản trong doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh
v
ực dịch vụ …………………………………………………………………………………………….. 84
3.4.1. Ngôn ngữ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ BPMN ……………………………. 84
3.4.2. Quy trình nghiệp vụ lương ……………………………………………………………… 86
3.4.3. Quy trình nghiệp vụ bán hàng …………………………………………………………. 88
3.4.4. Quy trình nghiệp vụ mua hàng ………………………………………………………… 90
3.5. Kết luận chương……………………………………………………………………………….. 91
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN TÍCH HỢP
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở
VIỆT NAM………………………………………………………………………………………………… 92
4.1. Đề xuất mô hình kiến trúc hướng dịch vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
l
ĩnh vực dịch vụ ……………………………………………………………………………………… 92
4.1.1. Mô tả khái quát quá trình xây dựng mô hình ……………………………………… 92
4.1.2. Mô hình đề xuất ……………………………………………………………………………. 93
4.1.3. Mô hình xác thực dịch vụ……………………………………………………………….. 97
4.1.4. Quy trình triển khai áp dụng mô hình ……………………………………………….. 98
4.2. Xây dựng thử nghiệm hệ thống tích hợp theo mô hình đã đề xuất cho một
doanh nghiệp cụ thể ………………………………………………………………………………. 100
4.2.1. Mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống thử nghiệm …………………………. 100
4.2.2. Mô hình kỹ thuật của hệ thống thử nghiệm ……………………………………… 101
4.3. Đánh giá về việc triển khai ứng dụng tích hợp tại Công ty Cổ phần công
nghệ G5 ……………………………………………………………………………………………….. 113
4.3.1. Giới thiệu về Công ty …………………………………………………………………… 113
4.3.2. Đánh giá của Công ty về triển khai mô hình tích hợp ………………………… 113
4.3.3. Đánh giá về chi phí xây dựng hệ thống tích hợp ……………………………….. 115
4.4. Các khuyến nghị đối với doanh nghiệp khi triển khai kiến trúc hướng
d
ịch vụ ………………………………………………………………………………………………… 120
4.4.1. Về góc độ quản lý ……………………………………………………………………….. 120
4.4.2. Về góc độ kỹ thuật ………………………………………………………………………. 121
4.5. Kết luận chương……………………………………………………………………………… 122
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ . 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………. 126
PHỤ LỤC A. PHIẾU ĐIỀU TRA ………………………………………………………………. 130
PHỤ LỤC B. TẬP HỢP CÁC DỊCH VỤ CỦA HỆ THỐNG ………………………… 138
PHỤ LỤC C. MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀO/RA CỦA CÁC DỊCH VỤ …………………. 141
PHỤ LỤC D. GIAO DIỆN CÁC ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG ………………… 155
PHỤ LỤC E. THỰC HIỆN QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ LƯƠNG …………………. 158
PHỤ LỤC F. ĐÁNH GIÁ VỀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG TÍCH HỢP ỨNG
DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ G5 ………………………………… 172
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lợi ích của việc tích hợp ứng dụng …………………………………………………… 20
Bảng 1.2. Tiêu chí đảm bảo tích hợp ứng dụng thành công …………………………………. 32
Bảng 2.1. Vai trò của hệ thống thông tin trong chiến lược cạnh tranh. ………………….. 59
Bảng 2.2. Phân tích SWOT đối với DNNVV lĩnh vực dịch vụ …………………………….. 61
Bảng 2.3. So sánh SOA của IBM và SOA của Oracle ………………………………………… 68
Bảng 4.1. Yêu cầu về hạ tầng phần cứng xây dựng hệ thống tích hợp thử nghiệm … 102
Bảng 4.2. Công cụ sử dụng xây dựng các thành phần của hệ thống tích hợp ………… 106
Bảng 4.3. Chi phí thời gian và kinh phí xây dựng hệ thống tích hợp theo mô hình SOA.. 115
Bảng 4.4. Chi phí về thời gian và kinh phí xây dựng hệ thống tích hợp không theo mô
hình SOA ………………………………………………………………………………………………….. 118
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ đóng góp vào GDP của lĩnh vực dịch vụ. ……………………………. 57
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ trong tổng số DNNVV. ……….. 57
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ doanh nghiệp theo quy mô số lượng lao động. ………………………… 76
Biểu đồ 3.2. Số ứng dụng đã được triển khai theo quy mô doanh nghiệp. ……………… 77
Biểu đồ 3.3. Bình quân số HTTTQL đã được triển khai theo quy mô doanh nghiệp. .. 78
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1. Thực trạng ứng dụng các hệ thống đơn lẻ trong doanh nghiệp. …………………… 3
Hình 2. Mô hình hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP ……………………… 4
Hình 3. Khung lý thuyết của luận án …………………………………………………………………. 9
Hình 1.1. Mô hình tích hợp điểm nối điểm với 3 ứng dụng và 10 ứng dụng …………… 23
Hình 1.2. Mô hình trục tích hợp với 3 ứng dụng và 10 ứng dụng. ………………………… 24
Hình 1.3. Minh họa đồng bộ dữ liệu………………………………………………………………… 25
Hình 1.4. Tích hợp quy trình nghiệp vụ …………………………………………………………… 26
Hình 1.5. Giao tiếp giữa bên sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ. ………………… 30
Hình 1.6. Sự cộng tác giữa các yếu tố trong một hệ thống SOA. ………………………….. 34
Hình 1.7. Các dịch vụ hợp tác để làm một công việc cụ thể. ……………………………….. 35
Hình 1.8. Dịch vụ đóng gói logic khác nhau …………………………………………………….. 36
Hình 1.9. Dịch vụ nhận biết nhau ……………………………………………………………………. 37
Hình 1.10. Trao đổi thông điệp giữa hai dịch vụ ……………………………………………….. 37
Hình 1.11. Các bước xây dựng hệ thống SOA theo chiến lược Top-down …………….. 40
Hình 1.12. Các bước xây dựng hệ thống SOA theo chiến lược Bottom-up …………….. 41
Hình 1.13. Kết nối các ứng dụng thông qua ESB ………………………………………………. 44
Hình 1.14. Mối quan hệ giữa các thành phần của Web Service ……………………………. 47
Hình 1.15. Các thành phần kỹ thuật cơ bản của một Web Service ………………………… 48
Hình 1.16. Cấu trúc của SOAP Message ………………………………………………………….. 49
Hình 1.17. Cấu trúc của một WSDL mô tả Web Service …………………………………….. 50
Hình 1.18. Mối quan hệ giữa BPM và SOA. …………………………………………………….. 52
Hình 1.19. Tầng quy trình nghiệp vụ không thông qua tầng dịch vụ. ……………………. 53
Hình 1.20. Tầng quy trình nghiệp vụ thông qua tầng dịch vụ. ……………………………… 54
Hình 2.1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter …………………………….. 59
Hình 2.2. Kiến trúc phân tầng hệ thống SOA của IBM ………………………………………. 64
Hình 2.3. Sử dụng các dịch vụ trong quy trình nghiệp vụ ……………………………………. 65
Hình 2.4. Luồng thông tin trong hệ thống SOA …………………………………………………. 66
Hình 2.5. Mô hình SOA của Oracle ………………………………………………………………… 67
Hình 3.1. Mức độ tương tác giữa các ứng dụng trong doanh nghiệp……………………… 81
Hình 3.2. Quy trình nghiệp vụ lương ………………………………………………………………. 86
Hình 3.3. Quy trình nghiệp vụ bán hàng ………………………………………………………….. 88
Hình 3.4. Quy trình nghiệp vụ mua hàng …………………………………………………………. 90
Hình 4.1. Mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống …………………………………………….. 94
Hình 4.2. Mô hình kỹ thuật của hệ thống …………………………………………………………. 96
Hình 4.3. Mô hình bảo mật dịch vụ …………………………………………………………………. 97
Hình 4.4. Quy trình triển khai áp dụng mô hình tích hợp ……………………………………. 98
Hình 4.5. Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống tích hợp thử nghiệm ……………………. 100
Hình 4.6. Mô hình kỹ thuật hệ thống tích hợp thử nghiệm ………………………………… 101
Hình 4.7. Mô hình máy chủ của ứng dụng quản lý độc lập ………………………………… 101
Hình 4.8. Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản lý tài khoản ……………………….. 108
Hình 4.9. Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản lý chấm công …………………….. 109
Hình 4.10. Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản lý nhân sự ……………………….. 110
Hình 4.11. Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản lý lương ………………………….. 111
Hình 4.12. Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản lý kế toán tài chính ……………. 112
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu tóm tắt về luận án
Ý tưởng của luận án là nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống thông tin
(HTTT) tích h
ợp, nhằm tích hợp các ứng dụng rời rạc, sẵn có trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV) lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống này, ngoài giải
quyết được công việc của các ứng dụng đơn lẻ, thì còn làm được nhiều việc hơn thế
trong môi tr
ường tích hợp. Để thực hiện được ý tưởng đó, trước hết, tác giả nghiên cứu
cơ sở lý luận về tích hợp ứng dụng, lợi ích cũng như thách thức của việc tích hợp ứng
d
ụng, các chiến lược, phương pháp, công nghệ hỗ trợ tích hợp ứng dụng. Tiếp theo là
nghiên cứu cơ sở lý thuyết về kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture –
SOA) và công nghệ Web Services. Đây là một giải pháp công nghệ mới, trợ giúp việc
xây d
ựng và phát triển một HTTT tích hợp. Tác giả cũng đã nghiên cứu mô hình SOA
của một số nhà cung cấp giải pháp lớn trên thế giới, để có sự định hướng cho việc đề
xuất mô hình.
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn 200 DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở ba
t
ỉnh, thành phố là Nghệ An, Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu điều tra này
nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nói chung, và việc
ứng dụng CNTT hỗ trợ giải quyết các bài toán quản lý trong khối DNNVV lĩnh vực
dịch vụ nói riêng. Từ phân tích thực trạng, xem xét các điều kiện ứng dụng cũng như
sự phù hợp của giải pháp SOA đối với khối doanh nghiệp này và đưa ra khuyến nghị
ứng dụng. Cũng từ phân tích thực trạng của các DNNVV lĩnh vực dịch vụ, luận án xác
định được các ứng dụng phổ biến nhất đã được triển khai hỗ trợ các bài toán quản lý
trong khối doanh nghiệp này. Kết quả phân tích làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình
tích hợp ứng dụng theo giải pháp SOA, đồng thời đưa ra quy trình tích hợp.
Cu
ối cùng, luận án đã triển khai xây dựng thử nghiệm một HTTT tích hợp,
nh
ằm tích hợp một số ứng dụng cơ bản trong một DNNVV lĩnh vực dịch vụ cụ thể.
Doanh nghi
ệp được chọn thử nghiệm là một trường hợp điển hình: các ứng dụng được
tri
ển khai trên các nền tảng khác nhau, sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau, sử
dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) khác nhau. Kết quả thử nghiệm cho thấy,
trong môi trường tích hợp, các bài toán quản lý nghiệp vụ vẫn được đảm bảo hoạt
động bình thường. Nhưng nhờ tổ chức việc tích hợp dữ liệu và xử lý đã tạo thuận tiện
cho ng
ười sử dụng và cho ra kết quả cuối cùng nhanh gấp nhiều lần. Các quy trình
nghi
ệp vụ của doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, linh hoạt hơn. Đặc biệt, việc
tích hợp ứng dụng theo giải pháp SOA đáp ứng kịp thời những thay đổi về quy trình
2
nghiệp vụ của các DNNVV. Tập hợp dịch vụ được xây dựng, sẵn sàng hỗ trợ cho việc
cung cấp thông tin, dữ liệu cho các ứng dụng khác mỗi khi cần. Các dịch vụ này cũng
được tái sử dụng khi xây dựng các ứng dụng mới trong doanh nghiệp, giúp tiết kiệm
chi phí về tài chính cũng như thời gian triển khai ứng dụng. Đồng thời, tích hợp ứng
dụng trên cơ sở các ứng dụng sẵn có trong doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp hạn
ch
ế việc đào tạo lại nhân viên vận hành hệ thống.
2. Lý do chọn đề tài
Để thành công trong kinh doanh, thì giao tiếp với khách hàng, đối tác kinh
doanh và giữa các đơn vị phòng ban là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Điều này cần được hỗ trợ bởi dữ liệu và thông tin có khả năng trao đổi giữa các hệ
th
ống máy tính, các ứng dụng trợ giúp các bài toán quản lý và kinh doanh bên trong và
c
ả bên ngoài doanh nghiệp. Tích hợp ứng dụng cho phép thực hiện các giao tiếp này
và cải thiện việc chia sẻ thông tin trong toàn doanh nghiệp (Bhatt và Troutt, 2005). Trong
nh
ững năm gần đây, số lượng ứng dụng hỗ trợ các bài toán quản lý trong các doanh
nghiệp tăng mạnh, trợ giúp đắc lực cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Có một
thực tế là, các doanh nghiệp đã phát triển các ứng dụng cho từng phạm vi chức năng
riêng biệt, độc lập với nhau, sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau và chạy trên
các n
ền tảng công nghệ khác nhau. Điều này dẫn tới sự hạn chế khả năng tương tác
gi
ữa các ứng dụng bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Với các ứng dụng độc
l
ập như vậy sẽ có những tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh
tranh (Vandersluis, 2004; Norshidah Mohamed và cộng sự, 2013).
Theo kết quả điều tra của tác giả đối với 200 DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt
Nam, ch
ỉ có 2% doanh nghiệp sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(Enterprise Resource Planning – ERP). Có 9 doanh nghiệp (4,5%) chỉ triển khai một
ứng dụng. Phần lớn số doanh nghiệp còn lại triển khai từ hai ứng dụng trở lên. Tuy
nhiên, các
ứng dụng này được liên kết với nhau chủ yếu là bằng những thao tác thủ
công (Hình 1). Ch
ỉ có một số rất ít doanh nghiệp tự viết chương trình trợ giúp tương
tác tự động giữa các ứng dụng khi cần. Việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo, phản hồi
thông tin cho khách hàng, phản ứng nhanh nhạy đối với sự thay đổi của thị trường là
hạn chế. Đặc biệt, việc quản lý quy trình nghiệp vụ cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt, ảnh
hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các nghiên cứu
giúp cho các ch
ủ sở hữu, các nhà quản lý hiểu được vấn đề tích hợp ứng dụng và hiệu
quả của nó đối với quản lý, kinh doanh.