LA32.004_Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
Chuyên ngành: CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 62 31 20 01
Nghiên cứu sinh: TRẦN THỊ THU HUYỀN
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Hoàng Công
2. PGS.TS. Lưu Văn Quảng
Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Khác với cách tiếp cận phổ biến là phương pháp định tính khi nghiên cứu về dân chủ, luận án này tập trung nghiên cứu và đo lường dân chủ dưới góc độ định lượng nhằm định hình rõ nét hơn về dân chủ dưới góc độ lý luận và cung cấp những thước đo phù hợp để nhận diện dân chủ trong thực tiễn. Các nguyên tắc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ trong điều kiện Việt Nam hiện nay gồm: (1) Quyền lực thuộc về nhân dân. (2) Đo lường dân chủ xoay quanh mối quan hệ giữa nhà nước và người dân. (3) Xây dựng hệ tiêu chí đo lường dân chủ phải đặt trên nền tảng của điều kiện đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hoá riêng của Việt Nam.
2. Luận án xây dựng mô hình khung lý thuyết và đề xuất 3 hệ tiêu chí phù hợp với đặc điểm dân chủ Việt Nam, gồm: (1) Xem xét và đánh giá hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội); (2) Năng lực làm chủ của người dân (nhận thức các quyền làm chủ, thực hiện hành vi làm chủ và điều chỉnh hành vi làm chủ); (3) Các điều kiện để người dân thực hiện quyền làm chủ (điều kiện kinh tế tối thiểu của mỗi cá nhân, hành lang pháp lý để bảo vệ các quyền làm chủ của người dân, sự tham gia tích cực của xã hội dân sự).
3. Trên cơ sở đo lường, đánh giá thí điểm và phân tích một trong ba hệ tiêu chí đã đề xuất (hệ tiêu chí đánh giá về năng lực làm chủ của người dân), luận án đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến việc sử dụng bộ chỉ số đo lường dân chủ này, gồm: (1) Bộ chỉ số thí điểm còn tương đối dài, cần tiếp tục được điều chỉnh; (2) Cần thiết kế các bảng hỏi cụ thể hơn để phù hợp với các đối tượng hỏi khác nhau; (3) Cần tiếp tục đo lường và phân tích với các hệ tiêu chí còn lại để có thể đánh giá toàn diện về trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam.
BRIEF INFORMATON ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS
Title: Develop a set of criteria for evaluating the development level of democracy in Vietnam contemporary.
Field of Study: Political Science Code: 62 31 20 01
PhD Candidate: Tran Thi Thu Huyen
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Vu Hoang Cong
Assoc.Prof.Dr. Luu Van Quang
Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics
SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUTIONS
1. Unlike the common approach as using qualitative method in studying democracy, this thesis focused on studying and measuring democracy quantitatively, in order to have a clearer understanding about democracy in terms of theory and provide an appropriate measure to identify democracy in practice. The principle to develop a set of criteria for evaluating the development level of democracy in Vietnam contemporary include: (1) The power must belong to the people; (2) The measurement of democracy must focus on the relationship between the state and the people; (3) The development of the set of criteria for evaluating the development level of democracy in Vietnam must take into account the specific characteristics of Vietnam regarding economic, political, and cultural aspects.
2. The thesis developed a theoretical model and proposed a set of criteria consisting three components corresponding to the characteristics of democracy in Vietnam, including: (1) Review and assess the political system (the Party, State, and social political organizations); (2) The capacity of people in performing their ownership (perception about ownership, performance of ownership actions, and adjustment of ownership actions); (3) The conditions for people to exercise ownership (minimum economic conditions of each individual, a legal framework to protect the ownership of the people, the active participation of civil society).
3. From a pilot study to measure, evaluate and analyse one of the three groups of criteria proposed (which is about the capacity of people in performing their ownership), the thesis provides some recommendations related to using these criteria, including: (1) The pilot set of criteria is relatively long, thus need to be adjusted; (2) There is a need to design specific questionnaires to suit different kinds of respondents; (3) It is needed to continue with other criteria in order to have a comprehensive understanding about the development level of democracy in Vietnam.