LA03.082_Xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đề xuất một số nội dung chiến lược phát triển thương mại của vùng đến năm 2030.
* Câu hỏi nghiên cứu của luận án
– Thế nào là chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm? Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm là gì?
– Dựa trên những căn cứ khoa học nào để xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm?
– Những nhân tố nào ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm?
– Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 như thế nào?
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
– Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về chiến lược và xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm.
– Đánh giá và làm rõ những căn cứ thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm, vận dụng trong trường hợp vùng KTTĐ Bắc Bộ.
– Đề xuất nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 và kiến nghị giải pháp thực hiện.
* Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm, tập trung nghiên cứu đối với thương mại hàng hóa, chưa nghiên cứu đối với thương mại dịch vụ và các loại hình thương mại khác.
+ Không gian: Chiến lược phát triển thương mại vùng KTTĐ Bắc Bộ, bao gồm 7 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
+ Thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 10 năm (2006 – 2015); Chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được xây dựng cho giai đoạn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án
* Về lý luận
Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm với những nội dung như: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm; Nội dung của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm; Nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm.
* Về thực tiễn
Xác định cơ sở thực tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bao gồm:
+ Đánh giá đúng thực trạng phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 10 năm gần đây (2006 – 2015), đặc biệt là xác định những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với xây dựng xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng.
+ Đề xuất nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030, bao gồm: quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp chiến lược phát triển thương mại của vùng đến năm 2030nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại của vùng trên cơ sở định hướng phát triển và khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát triển thương mại của vùng, từ đó tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu phát triển, đóng góp vào sự phát triển của thương mại cả nước và các vùng kinh tế lân cận.
+ Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo, cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế – xã hội và thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như hệ thống hóa và cung cấp những vấn đề lý luận về vùng kinh tế trọng điểm, về chiến lược phát triển thương mại nói chung và chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm nói riêng đối với các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, nhà hoạt động thực tiễn, nhà nghiên cứu, giảng dậy.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của luận án được kết cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Chương 2: Những vấn đề lý luận về chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm.
Chương 3: Cơ sở thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Chương 4: Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030.
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………………………. vii
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………… 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án…………………………………………………1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………………3
3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu……………………………………………………4
4. Những đóng góp mới của luận án…………………………………………………………….8
5. Kết cấu của luận án ……………………………………………………………………………….9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN …………………….. 10
1.1.Nhóm các công trình nghiên cứu về vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ …………………………………………………………………………………..10
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển thương mại, chiến lược phát triển vùng………………………..14
1.3. Nhóm các công trình nghiên về xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm ……………………………………………………………………………17
CHƢƠNG 2.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM …………………………………………. 19
2.1. Một số khái niệm liên quan đến chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm ……………………………………………………………………………………………………………… 19
2.1.1. Vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm……………………………………………………… 19
2.1.2. Chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm …………………………. 20
2.2. Đặc điểm, nội dung, vai trò của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm …………………………………………………………………………………………..32
2.2.1. Đặc điểm của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm ……. 32
2.2.2. Nội dung của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm…….. 34
2.2.3.Vai trò của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm ………… 38
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm ……………………………………………………………………..42
2.3.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm …………………………………………………………….. 42
ii
2.3.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm……………………………………………………………………… 45
2.4. Quy trình và phương pháp xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng
kinh tế trọng điểm ……………………………………………………………………………………51
2.4.1. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm51
2.4.2. Phương pháp xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm……………………………………………………………………………………………………………………….. 53
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng
kinh tế và bài học rút ra đối với xây dựng chiến lược phát triển thương mại các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam ………………………………………………………….54
2.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ……………………………………………………………………… 55
2.5.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ………………………………………………………………………….. 57
2.5.3. Kinh nghiệm của Thái Lan…………………………………………………………………………… 58
2.5.4. Bài học rút ra đối với xây dựng chiến lược phát triển thương mại các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam ………………………………………………………………………………. 60
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ………………………………………………………………………………… 62
CHƢƠNG 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ…………………………… 63
3.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2006 – 2015 ……………………………………………………………………………………………… 63
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ……………….. 63
3.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ……………………………………………….. 64
3.1.3.Hiện trạng kinh tế – xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006 – 2015 ………….. 67
3.2. Một số chiến lược liên quan đến phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ……………………………………………………………………………………………71
3.2.1. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cả nước ……………………………………………… 71
3.2.1. Chiến lược phát triển thương mại cả nước …………………………………………………… 71
3.2.3. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ………… 74
3.3. Thực trạng xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và kết quả phát triển thương mại của vùng giai đoạn 2006 – 2015.76
iii
3.3.1. Thực trạng xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ …………………………………………………………………………………………………………… 76
3.3.2. Kết quả phát triển thương mại vùng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn
2006 – 2015……………………………………………………………………………………………………………… 78
3.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ giai đoạn 2006 – 2015 …………………………………………………………………..95
3.4.1. Thành tựu và nguyên nhân…………………………………………………………………………… 95
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ………………………………………………………………………………. 98
3.5. Vấn đề thực tiễn đặt ra đối với xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 …………………………………………100
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ………………………………………………………………………………. 104
CHƢƠNG 4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2030.. 105
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 ……………….. 105
4.1.1. Bối cảnh quốc tế………………………………………………………………………………………….. 105
4.1.2. Bối cảnh trong nước……………………………………………………………………………………. 107
4.1.3. Bối cảnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ…………………………………………….. 109
4.1.4. Cơ hội và thách thức đối với phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ đến năm 2030 …………………………………………………………………………………………… 111
4.2. Xu hướng phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm
2030……………………………………………………………………………………………………..115
4.2.1. Xu hướng phát triển thương mại nội vùng ……………………………………….115
4.2.2. Xu hướng phát triển xuất nhập khẩu …………………………………………………………. 117
4.3. Đề xuất một số nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Băc Bộ đến năm 2030 …………………………………………………119
4.3.1. Quan điểm chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030……………………………………………………………………………………………………….. 119
4.3.2. Mục tiêu chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030……………………………………………………………………………………………………….. 119
4.3.3. Luận chứng và lựa chọn các phương án phát triển…………………………………….. 120
iv
4.3.4. Định hướng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030……………………………………………………………………………………………………….. 127
4.3.5. Giải pháp chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030……………………………………………………………………………………………………….. 134
4.4. Tổ chức thực hiện và kiến nghị đối với xây dựng và thực hiện chiến lược
phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ………………………………144
4.4.1. Tổ chức thực hiện đối với xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ……………………………………………………………………. 144
4.4.2. Một số kiến nghị nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ……………………………………………………………………. 145
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ………………………………………………………………………………. 147
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH ………………………………………………… 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….. 152
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………. 157
v
1. Chữ viết tắt tiếng Việt
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GTGT Giá trị gia tăng
GTGT SX Giá trị gia tăng sản xuất
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
KTTĐ BB Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
KCN Khu công nghiệp
NK Nhập khẩu NXB Nhà xuất bản NXK Xuất nhập khẩu TM Thương mại
TMBLHHXH Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội
TTTM Trung tâm thương mại
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
XHCN Xã hội chủ nghĩa
2. Chữ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt
AANZFTA
ASEAN – Australia – New
Zealand Free trade agreement
Hiệp định thương mại tự do
ASEAN và Úc – Niu Dilân
ACFTA
ASEAN-China Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do
ASEAN – Trung Quốc
AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
AIFTA
ASEAN – India Free Trade
Argreement
Hiệp định thương mại tự do
ASEAN-Ấn Độ
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-
AK FTA ASEAN – Korea Free Trade Area
ASEAN- Hong Kong Free Trade
Hàn Quốc
Hiệp định thương mại tự do
AHKFTA
AJCEP
Area
ASEAN – Japan Comprehensive
Economic Partnership
ASEAN – Hồng Kong
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
vi
CEPT
CP TPP
Common Effective Preferential
Tariff
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương
EAEU The Eurasian Economic Union Liên minh Kinh tế Á – Âu
Hiệp hội thương mại tự do châu
EFTA European Free Trade Association
Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
EVFTA
Eu – Viet Nam Free Trade
Argreement
Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam-EU
FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do
Global GAP Global Good Agriculture
Practices
Tiêu chuẩn thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt toàn cầu
GHP Good Hygiene Practice Thực hành vệ sinh tốt
GMP Good Manufacturing Practices Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt
HACCP Hazard Analysis and Critical
Control Points
Regional Comprehensive
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
Hiệp định đối tác kinh tế toàn
RCEP
TPP VCFTA VKFTA VJEPA
VN – EAEU FTA
Economic Partnership Trans-Pacific Partnership Agreement
Vietnam – Chile Free Trade
Argreement
Vietnam – Korean Free Trade
Agreement
Vietnam Japan Economic Partnership Agreement Vietnam – Eurasian Economic
Union Free Trade Agreement
diện khu vực
Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương
Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Chi Lê
Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Hàn Quốc
Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam – Nhật Bản
Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu
VietGAP Viet Nam Good Agriculture
Practices
Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tăng trưởng GDP của vùng giai đoạn 2006 – 2015………………………………. 68
Bảng 3.2. Cơ cấu GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006 – 2015 ………………………. 78
Bảng 3.3. Đóng góp của thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với GDP cả nước giai đoạn 2011 – 2015………………………………………………………………………………. 80
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ giai đoạn 2006 – 2015 …………………………………………………………………………………. 82
Bảng 3.5. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ………………. 824
Bảng 3.6. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước giai đoạn 2006 – 2015………………………………………………………………………………………. 85
Bảng 3.7. Cán cân thương mại của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2006 – 2015…………………………………………………………………………………………….. 86
Bảng 3.8. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2006 – 2015 ………………………………………………………….. 89
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án
Sau hơn 30 năm đổi mới, thương mại đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của nước ta, đóng góp tích cực đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống của dân cư. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động thương mại thời gian qua cho thấy còn nhiều bất cập, đã hạn chế sự phát triển cả về quy mô cũng như tính hiệu quả của hoạt động thương mại, làm hạn chế sự gia tăng của giá trị gia tăng trong khâu lưu thông phân phối, thâm hụt ngày càng tăng trong cán cân thương mại, bên cạnh đó cũng tạo ra những tác động tiêu cực không mong muốn khác đến đời sống kinh tế – xã hội… Cùng với đó, bối cảnh trong nước và quốc tế, đặc biệt là bối cảnh hội nhập ngày càng sâu sắc của nước ta như hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển thương mại của cả nước nói chung, trong đó có thương mại của các vùng kinh tế, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Điều đó đòi hỏi cần phải có chiến lượcđể định hướng sự phát triển thương mại cho các vùng kinh tế trọng điểm trong thời gian tới nhằm khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng, phát huy vai trò đầu tàu đối với thương mại cả nước và các vùng kinh tế khác, cũng như phù hợp với bối cảnh phát triển mới như hiện nay, từ đó đóng góp tích cực hơn đối với phát triển kinh tế – xã hội và thương mại của vùng, của cả nước.
Các vùng kinh tế trọng điểm nói chung, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc) được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những vùng động lực làm đầu tàu phát triển cho các vùng khác trên cả nước.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội to lớn, đặc biệt là tiềm năng phát triển thương mại. Đây là trung tâm của đầu mối giao thương bằng cả đường biển, đường sắt và đường hàng không của cả nước với quốc tế, với các cụm
cảng biển lớn quan trọng (cảng Hải Phòng, Cái Lân) và với sân bay quốc tế (sân bay quốc tế Nội Bài). Đặc biệt, vùng có Thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước, có điều kiện để cải tạo thị trường, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh trong vùng. Phát triển thương mại vùng không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của bản thân vùng mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế và thương mại của cả miền
2
Bắc và các vùng khác cũng như đối với cả nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời gian qua chưa có chủ thể xác định định hướng, mục tiêu và tầm nhìn chiến lược nên đã phần nào hạn chế vai trò của thương mại đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng vàcả nước, cũng như chưa phát huy hiệu quả vai trò đầu tàu trong phát triển đối với miền Bắc và các vùng kinh tế khác. Cụ thể, thương mại của vùng phát triển còn thiếu bền vững, tăng trưởng xuất, nhập khẩu không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI, đóng góp của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế còn thấp; phát triển thương mại bán lẻ còn chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn… Nguyên nhân chủ yếu là do đến nay nước ta chưa xây dựng chiến lược phát triển thương mại để định hướng sự phát triển thương mại của vùng nên đã phần nào hạn chế sự phát triển thương mại theo mục tiêu và định hướng phát triển thương mại chung của cả nước, cũng như chưa khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng.
Trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa thương mại ngày càng diễn ra sâu rộng như hiện nay, môi trường trong nước và môi trường quốc tế diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, quan hệ thương mại giữa các nước chịu tác động của nhiều mối quan hệ phức tạp, đan xen bởi quá trình tự do hóa thương mại, chiến lược phát triển thương mại ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, giúp quốc gia, cũng như các vùng kinh tế nhận diện được rủi ro và tận dụng được tối đa các cơ hội để phát triển. Do vậy, chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ không chỉ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội và thương mại của cả nước mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển thương mại vùng, với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chiến lược phát triển thương mại cả nước.
Đặc biệt, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trên hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (gồm hành hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ). Do vậy, xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt đối vớihoạt động xuất khẩu hàng hóa của cả nước nói chung sang Trung Quốc, từ đó góp phần giảm dần nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại trong quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
Mặc dù vậy, đến nay vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chỉ mới xây dựng được một số quy hoạch phát triển thương mại (như Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
3
thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được phê duyệt năm 2007; Quy hoạch phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, được phê duyệt năm 2016). Trong đó, Quy hoạch phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035chỉ tập trung nghiên cứu về tiêu chí quy hoạch phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, từ đó xác định phân bố không gian quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của vùng, trên cơ sở đó xác định nhu cầu sử dụng đất và vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, chưa có những định hướng chiến lược đối với phát triển thương mại của vùng trong bối cảnh mới như hiện nay.Trước yêu cầu của thực tiễn phát triển thương mại của cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng, với vai trò là đầu tàu phát triển, nhất là trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thương mại phát triển hiệu quả và bền vững hơn trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, cũng như hạn chế những khó khăn, thách thức, góp phần tích cực hơn nữa vai trò của thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với phát triển kinh tế – xã hội, thương mại cả nước và các vùng kinh tế khác.
Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài luận án Xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 là hết sức cần thiết, nhằm tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đề xuất một số nội dung chiến lược phát triển thương mại của vùng đến năm 2030.
* Câu hỏi nghiên cứu của luận án
– Thế nào là chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm? Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm là gì?
– Dựa trên những căn cứ khoa học nào để xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm?
– Những nhân tố nào ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm?
4
– Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 như thế nào?
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
– Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về chiến lược và xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm.
– Đánh giá và làm rõ những căn cứ thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm, vận dụng trong trường hợp vùng KTTĐ Bắc Bộ.
– Đề xuất nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 và kiến nghị giải pháp thực hiện.
* Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm, tập trung nghiên cứu đối với thương mại hàng hóa, chưa nghiên cứu đối với thương mại dịch vụ và các loại hình thương mại khác.
+ Không gian: Chiến lược phát triển thương mại vùng KTTĐ Bắc Bộ, bao gồm 7 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
+ Thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 10 năm (2006 – 2015); Chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được xây dựng cho giai đoạn đến năm 2030.
3. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài
* Tiếp cận hệ thống
Thương mại các vùng kinh tế nói chung, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mang tính hệ thống, thuộc hệ thống thương mại quốc gia, chịu sự ảnh hưởng và tương tác qua lại của hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chiến lược phát triển thương mại của vùng là một bộ phận không tách rời chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của vùng, có mối quan hệ khăng khít và tác động hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau đối với các ngành khác trong nền kinh tế. Vì vậy, khi nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cần dựa trên
5
cách tiếp cận hệ thống và toàn diện trong quan hệ với chiến lược phát triển kinh tế –
xã hội của vùng nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của chính sách được đề xuất.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài hình thành cơ sở khoa học cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm và đề xuất định hướng chiến lược phát triển thương mại cho vùng. Cụ thể, trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nói chung, đề tài tìm ra cơ sở khoa học cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu một số chiến lược liên quan đến phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như nghiên cứu thực trạng thương mại cả nước nói chung và thương mại của vùng nói riêng, đề tài rút ra cơ sở thực tiễn cho xây dựng
chiến lược phát triển thương mại của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án như sau:
Nghiên cứu lý luận về chiến lược
phát triển kinh tế và thương mại
Cơ sở lý luận cho xây dựng
chiến lược phát triển thương mại
Nghiên cứu một số chiến lược liên quan đến phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nghiên cứu thực trạng thương mại
của Vùng
Cơ sở thực tiễn cho xây dựng
chiến lược phát triển thương mại
Đề xuất nội dung chiến lƣợc
* Tiếp cận liên ngành
Thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, có liên quan đến các hoạt động như sản xuất, phân phối, tiêu dùng, cũng như liên quan đến các ngành khác như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Do vậy, xây dựng chiến lược phát triển thương mại nói chung và chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng đòi hỏi sự phối hợp liên ngành, không tách rời với
6
chiến lược phát triển các ngành kinh tế khác trong vùng. Do đó, triển khai nghiên cứu đề tài trên cơ sở tiếp cận liên ngành.
* Tiếp cận liên vùng, liên quốc gia
Thương mại không chỉ giới hạn ở hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi của một địa phương, một vùng hay một quốc gia; mà đó còn là sự lưu thông hàng hóa xuyên vùng, xuyên quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tự hóa thương mại ngày càng sâu rộng như hiện nay. Do vậy, xây dựng
chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phải đặt trong mối liên hệ với các vùng kinh tế khác, với các quốc gia khác thông qua thị trường thế giới. Vì vậy, triển khai nghiên cứu đề tài phải trên cơ sở tiếp cận liên vùng và liên quốc gia.
3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Dữ liệu thứ cấp
Để thu thập dữ liệu thứ cấp, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bànđể nghiên cứu những vấn đề lý luận về chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm, cũng như nghiên cứu các chiến lược có liên quan đến phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và kết quả phát triển thương mại
của vùng. Phương pháp này cũng được sử dụng để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm và cũng được sử dụng để nghiên cứu, dự báo những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thương mại của vùng thời gian tới.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu bao gồm các nguồn sau:
– Sách và các tư liệu quốc tế về chiến lược phát triển thương mại, về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
– Các bài báo, tạp chí như: Tạp chí Thương mại (Bộ Công Thương), Tạp chí Quản lý Kinh tế (Viện Kinh tế quản lý Trung ương), Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Tạp chí Khoa học Thương mại (Trường Đại học Thương mại).
– Các thư viện: Thư viện Quốc gia; Thư viện Trường Đại học Thương mại; Thư viện Viện Nghiên cứu Thương mại, Thư viện Viện Chiến lược Phát triển; Thư viện Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương…
– Cục Thống kê của 7 tỉnh/thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
(gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh
7
Phúc) để thu thập những thông tin, số liệu về tình hình phát triển kinh tế – xã hội
của các tỉnh/thành phố trong vùng.
– Sở Công Thương 7 tỉnh/thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để thu thập những thông tin, số liệu về thực trạng phát triển thương mại của vùng (như kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, cơ cấu thị trường xuất nhậpkhẩu, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa, doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại…) nhằm phục vụ cho nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại của vùng thời gian qua; cũng nhưxác định và đánh giá những tồn tại, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển thương mại của vùng.
* Dữ liệu sơ cấp
Để thu thập dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trên cơ sở dùng hệ thống câu hỏi tham khảo ý kiến chuyên gia về những nội dung liên quan đếnchiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm, làm cơ sở thực tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030.
Nghiên cứu sinh đã thực hiện 20 cuộc phỏng vấn đối với các chuyên gia tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; Viện Nghiên cứu Thương mại; Viện Chiến lược Phát triển; Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Sở Công Thương thành phố Hà Nội; Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh; Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc; Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh; Sở Công Thương thành phố Hải Phòng; Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên. Trong đó, nghiên cứu sinh tập trung phỏng vấn một số nội dung chủ yếu như: Sự cần thiết của chiến lược phát triển thương mại của quốc gia nói chung và của vùng kinh tế trọng điểm nói riêng; Nội dung chủ yếu cần được thể hiện trong chiến lược phát triển thương mại quốc gia và chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm; Nhân tố nào ảnh hưởng đến xây dựng và thực thi chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm; Điều kiện nào cần có đối với xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại của vùng; Chủ thể nào xây dựng, phê duyệt, thực hiện chiến lược; những giải pháp chiến lược chủ yếu nào cần có đối với phát triển thương mại của vùng thời gian tới…(chi tiết danh sách chuyên gia trả lời phỏng vấn và kết quả trả lời phỏng vấn của chuyên gia gia được thể hiện tại phần phụ lục).
Kết quả tổng hợp phiếu phỏng vấn chuyên gia là một trong những cơ sở khoa học để luận án hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài.
8
3.2.2. Phương pháp phân tích định tính
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu này để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn 10 năm (từ năm 2006 đến năm 2015). Đồng thời, phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu, dự báo bối cảnh kinh tế trong nước, quốc tế ảnh hưởng đến xây dựng và thực thi chiến lược phát triển thương mại của vùng, cũng như trong xây dựng mục tiêu phát triển thương mại của vùng đến năm 2030.
3.2.3. Phương pháp phân tích định lượng
Phương pháp này được luận án sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là trong phân tích và đánh giá vai trò của thương mại vùng đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước nói chung và vùng nói riêng, cũng như vai trò của thương mại vùng đối với phát triển thương mại cả nước.
3.2.4. Phương pháp so sánh
Được luận án sử dụng để nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (nội dung chủ yếu của chiến lược, quy trình xây dựng chiến lược; nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực thi chiến lược); Nghiên cứu và dự báo bối cảnh trong nước, quốc tế tác động đến xây dựng và thực thi chiến lược phát triển thương mại của vùng đến năm 2030.
3.2.5. Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích kinh tế
Phương pháp nghiên cứu này được luận án sử dụng để:
– Tổng hợp và thống kê các số liệu về kinh tế, thương mại liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phục vụ cho phân tích thực trạng phát triển kinh tế, thương mại của vùng.
– Tổng hợp, thống kê và phân tích, đánh giá các chiến lược có liên quan đến chiến lược phát triển thương mại vùng như: chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cả nước; Chiến lược phát triển thương mại cả nước; chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của vùng…
– Tổng hợp và phân tích bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến xây dựng và thực thi chiến lược phát triển thương mại của vùng.
4. Những đóng góp mới của luận án
* Về lý luận
Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm với những nội dung như: Khái niệm, đặc
9
điểm và vai trò của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm; Nội dung của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm; Nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm.
* Về thực tiễn
Xác định cơ sở thực tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bao gồm:
+ Đánh giá đúng thực trạng phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 10 năm gần đây (2006 – 2015), đặc biệt là xác định những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với xây dựng xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng.
+ Đề xuất nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030, bao gồm: quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp chiến lược phát triển thương mại của vùng đến năm 2030nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại của vùng trên cơ sở định hướng phát triển và khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát triển thương mại của vùng, từ đó tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu phát triển, đóng góp vào sự phát triển của thương mại cả nước và các vùng kinh tế lân cận.
+ Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo, cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế – xã hội và thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như hệ thống hóa và cung cấp những vấn đề lý luận về vùng kinh tế trọng điểm, về chiến lược phát triển thương mại nói chung và chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm nói riêng đối với các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, nhà hoạt động thực tiễn, nhà nghiên cứu, giảng dậy.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của luận án được kết cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Chương 2: Những vấn đề lý luận về chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm.
Chương 3: Cơ sở thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Chương 4: Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030.
10
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, đến chiến lược và chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển các ngành trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ xét đến những công trình nghiên cứu gần với đề tài nghiên cứu của luận án, có thể phân thành 03 nhóm công trình nghiên cứu như sau.
1.1.Nhóm các công trình nghiên cứu về vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
1.1.1. Đối với các vùng kinh tế trọng điểm nói chung
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, tiêu biểu là một số công trình như sau:
-Lê Thông (2009), Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.Trong côngtrình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày khái quát về vùng và vùng kinh tế trọng điểm ở những góc độ như phạm vi lãnh thổ, vai trò và đặc điểm của vùng, các nguồn lực chính. Tác giả cho rằng, các vùng kinh tế trọng điểm có vai trò là đầu tàu đối với phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Nghiên cứu chỉ ra đặc điểm chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm như: bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh/thành phố; Hội tụ đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư; Có tỷ trọng lớn trong GDP của cả nước, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
– Lê Thông và Nguyễn Quý Thao (2012), Việt Nam – Các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả cho rằng vùng là một lãnh thổ tương đối đồng nhất bao gồm các bộ phận cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân lãnh thổ đó cũng như giữa nó với các lãnh thổ khác. Đồng thời, vùng có thể được phân loại thành: vùng hành chính,vùng theo trình độ phát triển,vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế ngành.
– Viện Chiến lược Phát triển (2012), Đề án xây dựng lãnh thổ đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Công trình nghiên cứu cho rằng, các vùng KTTĐ có quy mô quá lớn, cả về số địa phương, diện tích, dân số nhưng hiệu
11
ứng lan tỏa kinh tế chưa cao. Đồng thời, chưa có cơ chế, chính sách đặc thù cho các vùng KTTĐ, một số địa phương trong vùng chưa thực sự trở thành đầu tàu phát triển nên hiệu quả đạt được của các vùng chưa cao. Do vậy, cần thiết phải xây dựng lãnh thổ đầu tàu của nền kinh tế.
– Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010), Phát triển vùng kinh tế trọng điểm – Một giải pháp cho mô hình phát triển toàn diện ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, phát triển các vùng KTTĐ là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước, một trong những giải pháp quan trọng cho mô hình phát triển toàn diện ở nước ta. Mặc dù vậy, phát triển các vùng
KTTĐ thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế của cả nước; chưa phát huy và khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của vùng; Tác động lan tỏa về kinh tế đối với quốc gia còn hạn chế… Công trình cũng chỉ ra vấn đề thiếu cơ chế, chính sách phát triển bền vững
các vùng KTTĐ, cũng như sự chưa đồng bộ, chồng chéo về chính sách.
– Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông.Công trình tập trung nghiên cứu 3 nhóm cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển vùng KTTĐ, gồm: Nhóm cơ chế, chính sách riêng cho các vùng KTTĐ; Nhóm cơ chế chính sách áp dụng cho các lãnh thổ đặc biệt theo hướng phát triển tập trung; Nhóm chính sách chung cho tất cả các vùng lãnh thổ.
– Nguyễn Văn Cường (2012), Các vùng kinh tế trọng điểm: Thực trạng và các giải pháp phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2012 – 2020, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6 (194). Công trình nghiên cứu cho rằng, trong thời kỳ 2006 – 2010, các vùng KTTĐ đã phát huy tiềm năng, lợi thế, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, có bước phát triển khá toàn diện về kinh tế – xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước. Đồng thời, cũng chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong phát triển các vùng KTTĐ, từ đó đề xuất một số giải pháp như: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới bộ máy tổ chức và điều phối hoạt động điều hành của Ban điều phối các vùng KTTĐ; Nâng cao chất lượng xây dựng và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vùng KTTĐ; Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Tập trung đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đổi mới cơ chế để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển; Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
12
phát triển; Chú trọng phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân.
– Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010), Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020, Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Công trình đã nghiên cứu những bất cập về thực trạng phát triển các vùng KTTĐ và đề xuất quan điểm chiến lược phát triển vùng KTTĐ ở nước ta đến năm 2020. Các tác giả cho rằng, quan điểm phải đảm bảo quá trình phát triển bền vững các vùng
KTTĐ ở Việt Nam, một mặt phù hợp với đặc điểm và thực trạng các vùng động lực tăng trưởng ở nước ta hiện nay, mặt khác phải phù hợp với xu thế chung, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về sự thành công trong việc tổ chức các vùng động lực kinh tế của các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất được sáu quan điểm chiến lược phát triển vùng KTTĐ ở nước ta đến năm 2020, đặc biệt là quan điểm cho rằng các vùng KTTĐ phải có cơ quan chủ quản chính thức với tư cách là chủ thể trong việc xác định các định hướng,mục tiêu phát triển, đồng thời là địa chỉ triển khai các chính sách của Chính phủ ban hành cho các vùng KTTĐ.
– Ngô Văn Phong (2012), Vùng kinh tế trọng điểm – Vai trò đầu tàu và những
vấn đề đặt ra, Tạp chí Công nghiệp, kỳ 1, tháng 8/2012. Tác giả cho rằng, đẩy mạnh quá trình liên kết vùng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong 15 năm qua, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh và tránh việc đầu tư phát triển trùng lắp dẫn đến cạnh tranh và triệt tiêu lẫn nhau. Tuy nhiên, đến nay liên kết vùng vẫn còn khá lỏng lẻo, chưa tạo được những bước chuyển rõ nét để khẳng định những ưu thế cạnh tranh khác biệt của mỗi vùng, từ đó tác giả đề xuất một số khuyến nghị để liên kết vùng hiệu quả.
1.1.2. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
– Lê Văn Nắp (2009), Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Viện Chiến lược Phát triển. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, các địa phương trong vùng KTTĐ- vốn đã mang đặc thù là vùng lãnh thổ gồm nhiều địa phương khác nhau và không phải là một đơn vị hành chính. Để đạt được mục tiêu này, công trình nghiên cứu cơ sở thực tiễn và lý luận cho việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương vùng KTTĐBắc Bộ; Xây dựng cơ sở phối hợp giữa các địa phương trong Vùng, từ đó đề xuất một số kiến nghị đối với Trung ương và địa phương.
13
– Tạ Đình Thi (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam, LATS kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Công trình đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững; Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐBắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững; Định hướng, giải pháp bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng trên quan điểm phát triển bền vững.
– Trần Phương Anh (2012), Phát triển nguồn nhân lực ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nước ta, LATS kinh tế. Công trình tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực vùng KTTĐ, từ đó xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở vùng KTTĐ Bắc Bộ.
– Vũ Thành Hưởng (2010), Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững, LATS kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển các khu công nghiệp vùng KTTĐtheo hướng bền vững, đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển các khu công nghiệp vùng KTTĐBắc Bộ theo hướng bền vững. Từ đó, đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển bền vững các khu
công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ.
– Bạch Thị Lan Anh (2011), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, LATS kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề truyền thống. Từ đó, đánh giá thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng KTTĐ Bắc Bộ và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống của vùng.
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Minh Phong cũng nghiên cứu về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhưng tiếp cận với các góc độ nghiên cứu khác như: Định hướng và cơ chế, chính sách cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Để đẩy nhanh tốc độ phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Tạp chí Thương mại, 2005) và Để tạo động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Tạp chí Lý luận Chính trị – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Trong các công trình nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu định hướng, giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
– xã hội vùng KTTĐBắc Bộ nhằm phát huy tốt hơn vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói chung và các vùng kinh tế khác.
14
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về chiến lƣợc phát triển kinh tế –
xã hội, chiến lƣợc phát triển thƣơng mại, chiến lƣợc phát triển vùng
Ở trong nước, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển thương mại, tiêu biểu như sau:
– Ngô Doãn Vịnh, 2007,Chiến lược phát triển – Bàn về tư duy và hành động có tính chiến lược, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình nghiên cứu những nội dung chủ yếu gồm: Chiến lược phát triển: Những điểm chủ yếu về lý thuyết và vận dụng thực tiễn; Chiến lược phát triển các ngành vật chất; Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ; Chiến lược phát triển vùng; Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Như vậy, chiến lược phát triển vùng được tác giả tiếp cận dưới góc độ là một bộ phận cấn thành của chiến lược phát triển. Nội dung chủ yếu về chiến lược phát triển vùng được nghiên cứu trong công trình này như: Quan niệm, bản chất và nội dung của chiến lược phát triển vùng, bối cảnh và các yếu tố tác động đến việc xác định chiến lược phát triển vùng thời kỳ 2011-2020; định hướng chiến lược phát triển vùng của Việt Nam trong thời gian tới.
– Viện Chiến lược Phát triển, 2001, Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Công trình tập trung nghiên cứu2 nội dung chính, gồm: (1) Một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội như quan niệm về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội; Tính đa dạng của chiến lược và các loại hình chiến lược, yêu cầu đối với chiến lược; Vị trí của chiến lược trong kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô; Vai trò của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; (2) Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, gồm: Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quan điểm cơ bản của chiến lược đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Cơ sở khoa học hình thành mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trong chiến lược đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Cơ sở khoa học xác định khả năng phát triển các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế nhằm đạt mục tiêu đề ra đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Cơ sở khoa học để xác định các giai đoạn của chiến lược đến năm 2010 và
2020;Xác định các khâu đột phá.
– Học Viện hành chính (2008), Giáo trình Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Trong công trình này, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội quốc gia được nghiên cứu với các nội dung như:khái niệm chiến lược; sự cần thiết khách quan của chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội;
15
vai trò của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; các bộ phận cấu thành chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; các dạng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
– Ngô Doãn Vịnh và Bùi Tất Thắng (2009), Một số vấn đề về đổi mới tư duy đối với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Tạp chí Kinh tê va Dư bao, Sô 1/2009. Công trình nghiên cứu đã xác định được 2 vấn đề lớn đối với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đó là: Tạo những cú hích mạnh làm xoay chuyển tình thế, thúc đẩy xu thế; Tìm ra chỗ cản trở để đột phá. Đồng thời, công trình nghiên cứu xác định được các trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế
– xã hội thời kỳ 2011- 2020 gồm: Đổi mới cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại, gắn với xây dựng nền kinh tế tri thức, có sức cạnh tranh cao, đem lại giá trị gia tăng và gia trị quốc gia lớn; Phát triển doanh nghiệp; Xây dựng xã hội sáng tạo; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển cao; Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền XHCN; Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển công nghệ hiện đại; Phát triển theo lãnh thổ. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện và phát huy các vùng kinh tế trọng điểm gắn với các khu kinh tế, các trung tâm tài chính, du lịch và các thành phố lớn…
– Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân (2012), Giáo trình kinh tế thương
mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Mặc dù công trình nghiên cứu về
chiến lược phát triển thương mại nhưng chỉ tiếp cận dưới góc độ là công cụ của quản lý nhà nước về thương mại với những vấn đề cơ bản gồm: khái niệm, hệ thống chiến lược thương mại trong nền kinh tế quốc dân; Đặc tính, vai trò của chiến lược thương mại quốc gia; Quy trình xây dựng chiến lược thương mại.
– Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình quản lý nhà nước về thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. Công trình cũng nghiên cứu về chiến lược phát triển thương mại nhưng dưới góc độ là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý Nhà nước về thương mại, gồm: khái niệm, phân loại, quan điểm, nguyên tắc cơ bản của chiến lược phát triển thương mại; quá trình hoạch định chiến lược phát triển thương mại.
– Đinh Văn Thành (2011), Nghiên cứu luận cứ khoa học xây dựng chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, Viện Nghiên cứu Thương
mại. Đề tài đã tổng quan một số vấn đề lý luận trong xây dựng chiến lược phát triển thươngmại. Trên cơ sở đó, đề tài đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 và đề xuất một số nội dung chủ yếu cho xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam thời kỳ 2011- 2020. Như vậy, những vấn đề lý luận và thực tiễn của chiến lược
16
phát triển thương mại được nghiên cứu trong công trình này là chiến lược quốc gia, chưa đề cập đến chiến lược phát triển thương mại cho vùng kinh tế trọng điểm.
– Nguyễn Văn Tuấn (2002), Chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, LATS kinh tế – Đại học Kinh tế quốc dân. Những lý luận cơ bản về chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố được nghiên cứu trong công trình này, bao gồm: Chiến lược và chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân; Vai trò và những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố; Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương mại; Quy trình và phương pháp xây dựng chiến lược phát triển trên địa bàn tỉnh, thành phố. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu thực trạng xây dựng chiến lược và kết quả phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất hoàn thiện quá trình xây dựng và những giải pháp cơ bản thực hiện chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
Ở ngoài nước, đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến lược của quốc gia cũng như chiến lược của doanh nghiệp, tiêu biểu như: Alfred D. Chandler, Jr(1962),Strategy and Structure, Massacchusettes Institute of Technology; Quinn, J. B(1980),Strategies for Change: Logical Incrementalism Homewood, Illinois; Irwin, G.Johnson, K.Scholes (2008), Exploring corporate strategy , Pearson Education; Andy Bruce. Ken Langdon(2007),Cẩm nang quản lý hiệu quả – Tư duy chiến lược, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; Michael E. Porter(2013), Chiên lươc canh tranh (2013), Nhà xuất bảnTrẻ; Robert S. Kaplan và David P. Norton (2011),Bản đồ Chiến lược – Strategy Maps,Nhà xuất bảnTrẻ; Richard Kiihn và Rudolf Griinig (2007),Hoạch định chiến lược theo quá trình (2007), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật… Những công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến một số nội dung như: khái niệm về chiến lược; các yếu tố cơ bản của chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
Một số nước trên thế giới cũng đã xây dựng chiến lược phát triển của quốc gia, được thể hiện qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỷ XXI của Iaxuhicô Nacaxônê(Nhà xuất bảnThông tấn,
2004); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Trung Quốc thời kỳ 1996 – 2050 của tác giả Lý Thành Luân (Viện Nghiên cứu Tài chính Việt Nam dịch, 1996)…
17
1.3. Nhóm các công trình nghiên về xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng mại vùng kinh tế trọng điểm
Theo sự hiểu biết của nghiên cứu sinh, chưa có công trình nào ở cả trong và ngoài nước nghiên cứu về chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm, mà chỉ có một số công trình nghiên cứuvề quy hoạch phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm, tiêu biểu như sau:
– Bộ Công Thương, Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2010, định hướng đến 2020 (được phê duyệt tại Quyết định số 19/2007/QĐ – BCT ngày 31/12/2007); Quy hoạch phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Longđến 2020, tầm nhìn đến
2030(được phê duyệt tại Quyết định số 5078/2013/QĐ-BCT ngày 22/7/2013); Quy
hoạch phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035 (được phê duyệt tại Quyết định số 450/2016/QĐ- BCT ngày 29/01/2016); Quy hoạch phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035(được phê duyệt tại Quyết định số
1022/2017/QĐ-BCT ngày 24/3/2017). Các công trình nghiên cứu này tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại và kết cấu hạ tầng thương mại của vùng, từ đó đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng, quy hoạch và giải pháp phát triển thương mại và kết cấu hạ tầng thương mại của Vùng. Tuy nhiên, trong các Quy hoạch này mới chỉ tập trung định hướng phát triển thương mại và kết cấu hạ tầng thương mại của Vùng theo sự phân bố về không gian và thời gian, chưa có những định hướng, giải pháp chiến lược nhằm phát triển thương mại vùng.
1.4. Khoảng trống khoa học cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chiến lược nhưng hầu hết các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế
– xã hội và chiến lược phát triển thương mại của cả nước cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chưa có công trình nào nghiên cứu về chiến lược phát triển thương mại của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng hầu hết các công trình này đều tập trung nghiên cứu về tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, môi trường, tăng trưởng bền vững, phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng thương mại… của Vùng. Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chiến lược phát triển thương mại cho Vùng chưa được đề cập trong các công trình này.
18
Qua nghiên cứu phân tích tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có thể thấy rằng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển và vùng kinh tế trọng điểm. Những công trình nghiên cứu này là nguồn tài liệu quan trọng để các doanh nghiệp, nhà quản lý cũng như nhà nghiên cứu học hỏi và ứng dụng; đồng thời, đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo quý giá trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án của nghiên cứu sinh. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về chiến lược phát triển thương mại cho các vùng kinh tế trọng điểm. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu khoa học trước, khoảng trống lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án này như sau:
* Khoảng trống lýluận: Là những vấn đề lý luận về chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm:
+ Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm;
+ Nội dung của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm;
+ Nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm.
* Khoảng trống thực tiễn: Xác định cơ sở thực tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ, bao gồm:
+ Đánh giá đúng thực trạng phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ giai đoạn 2006 – 2015, đặc biệt là xác định được những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với xây dựng chiến lược phát triển thương mại của Vùng.
+ Xác định bối cảnh trong nước, quốc tế tác động đến xây dựng và thực thi chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ đến năm 2030 và xu hướng phát triển thương mại của Vùng.
+ Đề xuất nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030, bao gồm quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp chiến lược phát triển thương mại của vùng đến năm 2030 nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại trên cơ sở định hướng phát triển, khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát triển thương mại của vùng, từ đó tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu phát triển, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của thương mại cả nước và các vùng kinh tế lân cận.
19
CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
2.1. Một số khái niệm liên quan đến chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm
2.1.1. Vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm
* Vùng kinh tế
Vùng kinh tế – xã hội được hiểu là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, bao gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế – xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên mỗi vùng của đất nước[61].Cũng có quan điểm cho rằng, vùng kinh tế là một hệ thống kinh tế – xã hội lãnh thổ, bao gồm các mối liên hệ tương tác nhiều chiều giữa các bộ phận cấu thành: liên hệ địa lý, liên hệ về kỹ thuật, liên hệ về kinh tế và liên hệ về các mặt xã hội trong hệ thống cũng như với ngoài hệ thống. Mỗi vùng là một tập hợp các thành tố tự nhiên, kinh tế – xã hội. Vùng kinh tế – xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế – xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động xã hội. Đây là loại vùng có quy mô diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý quá trình phát triển kinh tế – xã hội tại mỗi vùng của quốc gia[48].
*Vùng kinh tế trọng điểm
Việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đã trở thành một xu thế mang tính quy luật khách quan trong tiến trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những quốc gia/vùng lãnh thổ có với nền kinh tế đang phát triển, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP còn cao như Việt Nam. Đã có nhiều lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm, như: Lý thuyết vành đai nông nghiệp của V. Thumen
(1983); Lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Clark và Fisher; Lý thuyết vị trí trung tâm của W. Christaller (1993); Lý thuyết cực tăng trưởng của Francois Perrous
(1950)… Các lý thuyết này đều cho rằng, muốn toàn bộ quốc gia phồn thịnh thì nhất định phải có một số vùng giàu lên trước những vùng khác. Do vậy, các quốc gia đều
20
tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm [11]. Do vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về vùng kinh tế trọng điểm. Ở nước ta, vùng kinh tế trọng điểm được hiểu là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.
Đóng vai trò là một vùng lãnh thổ, tuy nhiên vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia là một phạm trù lịch sử, có thể thay đổi về mặt không gian theo thời gian. Số lượng và phạm vi lãnh thổ của mỗi vùng kinh tế trọng điểm sẽ thay đổi theo bối cảnh phát triển của đất nước, theo yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội quốc gia. Lãnh thổ được gọi là vùng kinh tế trọng điểm khi hội tụ các yếu tố:(i) Có nhiều tiềm năng, lợi thế đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng như vị trí địa kinh tế – chính trị, nguồn tài nguyên phong phú, cơ sở hạ tầng thuận lợi, chất lượng nguồn nhân lực, môi trường đầu tư hấp dẫn…;(ii) Quy mô GDP của vùng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP của cả nước;(iii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng hiện đại, có tác động lan tỏa tới các vùng khác và cả nước; (iv) Có đóng góp quan trọng đối với ngân sách nhà nước; (v) Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt.Như vậy, vùng kinh tế trọng điểm có thể được hiểu chung nhất là nơi hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh, làm đầu tàu tăng trưởng nhanh để đẩy mạnh quá trình phát triển cho bản thân vùng và tiến tới đóng vai trò chi phối, quyết định đối với kinh tế cả nước.
2.1.2. Chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm
2.1.2.1.Chiến lược và chiến lược phát triển
* Khái niệm chiến lược
Thuật ngữ “chiến lược” có nguồn gốc từ quân sự và xuất hiện từ rất lâu với ý nghĩa khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quận sự, sau đó đã dần được sử dụng vào các lĩnh vực chính trị và kinh tế. Ngày nay, thuật ngữ “chiến lược” được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ở cả tầm vi mô và vĩ mô.
– Chiến lược theo cách tiếp cận vi mô: Được hiểu là chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh, chiến lược phát triển thương hiệu, chiến lược tiêu thụ sản phẩm hay chiến lược phát triển nguồn nhân lực… của doanh nghiệp. Loại hình chiến lược này được xây dựng nhằm định hướng phát triển hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở huy động và thực thi các nguồn lực, lợi thế của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu phát triển đề ra. Theo cách tiếp cận này, G.