ThS38.006_Xác định hàm lượng cadimi và chì trong một số loại rau xanh tại huyện đại từ- tỉnh thái nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (f-aas)
Nội dungg đề tài: “Xác định hàm lượng cadimi và chì trong một số loại rau xanh tại huyện đại từ- tỉnh thái nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (f-aas)”
Ngày nay việc bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng
đối với mỗi quốc gia. Trong đời sống, rau xanh luôn là nguồn thực phẩm cần thiết
và quan trọng. Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là việc sử
dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất thải của
các nhà máy, khu công nghiệp đã dẫn đến sự ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước và bầu
khí quyển. Do đó rau xanh có thể bị nhiễm một số kim loại nặng như Sn, Pb, Hg,
Mn, Zn… và các vi sinh vật gây bệnh. Nếu con người sử dụng phải sẽ bị ngộ độc có
thể gây ra những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư sẽ dẫn đến tử vong.
Vấn đề đang được đặt ra ở Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung là
làm thế nào để có được rau xanh an toàn (rau sạch)?
Như vậy việc điều tra, đánh giá chất lượng rau sạch trở nên vô cùng cấp thiết.
Một trong các chỉ tiêu dùng để đánh giá độ an toàn thực phẩm nói chung và rau sạch
nói riêng là hàm lượng các kim loại nặng. Do đó, việc phân tích để tìm ra hàm lượng
các kim loại nặng trong rau xanh trên địa bàn huyện Đại Từ – tỉnh Thái Nguyên sẽ
góp phần kiểm soát được chất lượng rau sạch theo tiêu chuẩn rau sạch đang được áp
dụng ở Việt Nam. Có nhiều phương pháp để xác định hàm lượng các kim loại, tùy
thuộc vào hàm lượng chất phân tích mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau:
phương pháp phân tích thể tích, phương pháp phân tích trọng lượng, phương pháp
điện hóa, phương pháp phân tích công cụ (phương pháp quang phổ, phương pháp phổ
phát xạ nguyên tử AES, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS) trong đó phương
pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa F- AAS là phương pháp có độ nhạy, độ chọn
lọc cao, phù hợp với việc xác định lượng vết các kim loại nặng trong thực phẩm.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Xác định hàm lượng Cadimi
và Chì trong một số loại rau xanh tại huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên bằng
phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS)”.
Mục đích: Xác định được hàm lượng Cadimi và Chì gây ô nhiễm trong rau
xanh và đánh giá hiện trạng ô nhiễm bởi hai kim loại này trong rau xanh ở một số
xã của huyện Đại Từ tỉnh Thái nguyên.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện xác định Cd, Pb trong rau xanh bằng
phép đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F- AAS)
2. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình xử lý mẫu đối với các mẫu rau xanh.
3. Xác định hàm lượng của Cd, Pb trong một số mẫu rau xanh tại huyện Đại
Từ tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp đường chuẩn và thêm chuẩ