LA06.038_Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài trong phát triển kinh tế-xã hội, luận án chỉ ra những thành tựu, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân của các vấn đề đó nhằm đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp phát huy hơn nữa vai trò và những đóng góp của nguồn vốn này trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài đối với phát triển kinh tế-xã hội;
– Xây dựng khung lý thuyết cho phân tích vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài đối với phát triển kinh tế-xã hội;
– Phân tích thực trạng vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài trong phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2017, chỉ rõ những thành tựu, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân;
– Phân tích và đánh giá chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài;
– Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài cho phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam và phát huy vai trò nguồn vốn này trong phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam; quy mô, lĩnh vực, địa bàn của vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài; những yếu tố ảnh hƣởng đến vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
– Phạm vi không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam.
– Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ 2001 đến 2017 và định hƣớng đến năm 2025.
– Nội dung nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu vốn viện trợ và vai trò vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm phân tích vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài với tƣ cách là một nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội; trong giảm nghèo và nâng cao thu nhập, thúc đẩy công bằng xã hội thông qua đầu tƣ trong lĩnh vực y tế, giáo dục và xã hội; thúc đẩy bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Đồng thời, luận án làm rõ cơ sở và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò nguồn vốn này trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận
Đề tài luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, một số lý thuyết kinh tếhọc hiện đại về nguồn lực và đầu tƣ phát triển.
Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án nhìn nhận vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đặt trong sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, từ góc độ kinh tế phát triển.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp hệ thống hóa: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong tất cả các nội dung của luận án, trong đó có tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Chƣơng 1) và cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài (Chƣơng 2), để xây dựng một khung lý thuyết lô-gích trong nghiên cứu luận án.
– Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận án (Chƣơng 1), cơ sở lý luận và thực tiễn vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong phát triển kinh tế-xã hội (Chƣơng 2) và thực trạng vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam (Chƣơng 3).
– Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở Chƣơng 2 và Chƣơng 3 để làm rõ các khái niệm và các nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án.
– Phương pháp điển cứu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở Chƣơng 3 để minh họa việc sử dụng vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam thông qua một số trƣờng hợp dự án trong một số lĩnh vực cụ thể.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phƣơng pháp này nhằm nghiên cứu, phát hiện bản chất và quy luật, rút ra bài học kinh nghiệm liên quan đến vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam (Chƣơng 4).
– Phương pháp dự báo: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm đánh giá xu hƣớng vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Chƣơng 4).
6. Đóng góp mới của luận án
– Đóng góp về lý luận: Bổ sung và làm rõ một số vấn đề lý luận về vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong phát triển kinh tế-xã hội; phân tích và đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn về vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài với phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
– Đóng góp về thực tiễn:
Một là, nhận diện, phân tích và đánh giá thực trạng dòng vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào Việt Nam và phân tích dòng vốn này đặt trong sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Hai là, điển cứu một số trƣờng hợp dự án nhằm chỉ rõ vai trò, ảnh hƣởng và đóng góp của vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
Ba là, đề xuất giải pháp và gợi ý chính sách nhằm phát huy hơn nữa vai trò, đóng góp của nguồn vốn này trong phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam.
7. Ý nghĩa của luận án
– Ý nghĩa lý luận: Luận án bổ sung và làm rõ hơn cơ sở lý luận về các tổ chức phi chính phủ, về vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với phát triển kinh tế-xã hội.
– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu và những kết luận, giải pháp đề xuất là cơ sở khoa học và thực tiễn để Nhà nƣớc Việt Nam có thể tham khảo nhằm:
+ Tăng cƣờng thu hút vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc;
+ Hạn chế những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với phát triển kinh tế-xã hội;
+ Tăng cƣờng công tác quản lý đối với vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng và 15 tiết.