ThS31_121_Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”v
Nội dung đề tài: “Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học””
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi
động trên thế giới và ở nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước ta đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung,
phương pháp và phương tiện dạy học. Trên cơ sở phát huy thành tựu của nền
giáo dục trong nước và tiếp thu những thành tựu mới của khoa học giáo dục
thế giới, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta sao cho có tính hiệu quả và
khả thi.
Định hướng trên được đưa ra trong Luật giáo dục năm 2005 là [1] “ Mục tiêu
của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam Xã hội
chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…” .
Các hoạt động dạy- học ở nhà trường phổ thông hiện nay chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của
học sinh – những người lao động mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hệ thống
các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay rất
phong phú và đa dạng. Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm
của các nhà trường hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học thì việc phát
triển ở HS hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức là vô cùng cần
thiết.Trong luật giáo dục đã chỉ rõ [1]:
“ …Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh…”.
Chúng ta đều biết kiến thức của HS là kết quả của quá trình nhận thức, là tiền
đề của hoạt động sáng tạo trong quá trình tìm hiểu và cải tạo thế giới của
họ.Việc nắm vững kiến thức của HS thông qua các dấu hiệu: Tính chính xác,
hệ thống, khái quát, bền vững và tính áp dụng và khả năng vận dụng chúng .
Tính áp dụng được của kiến thức và khả năng vận dụng chúng là dấu hiệu bản
chất của chất lượng lĩnh hội kiến thức, là cơ sở phát triển năng lực tư duy
sáng tạo, kỹ năng và thói quen vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn đời
sống sản xuất. Hiện nay chương trình, SGK được biên soạn theo hướng giáo
dục HS toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ tình cảm, GDKTTH. Tuy
nhiên việc hình thành kiến thức vật lý cho HS phần lớn do quyết định của GV
và mục đích của việc học tập là nhằm áp dụng vốn kiến thức vào hoạt động
thực tiễn để hiểu thế giới và có khả năng biến đổi nó vì lợi ích c ủa cộng
đồng.Vậy làm thế nào để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức
của HS trong các bài học vật lý? Chính tư tưởng sư phạm tích hợp đã gợi ý
cho tôi hướng nghiên cứu của đề tài. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Vận dụng tƣ
tƣởng sƣ phạm tích hợp vào dạy học một số kiến thức về “Chất khí” và
“Cơ sở của nhiệt động lực học” ( vật lý 10 – cơ bản ) nhằm phát triển
hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh ”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vận dụng dạy học tích hợp nhằm phát triển hứng thú và năng
lực vận dụng kiến thức của HS trong quá trình dạy học vật lý.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Hoạt động dạy và học vật lý ở các THPT.
– Quá trình dạy học một số bài học chương “Chất khí” và “ Cơ sở của
nhiệt động lực học” chương trình lớp 10 THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
8
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng hợp lý, có hiệu quả dạy học tích hợp vào dạy học các kiến
thức về “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” thì có thể phát triển
hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS, từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy học vật lý.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
– Nghiên cứu lý luận về dạy học tích hợp.
– Nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong dạy học vật lý ở
trường THPT.
– Nghiên cứu tiến trình dạy học tích hợp.
– Nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy học tích hợp một số bài học phần
“ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” .
– Tiến hành Thực nghiệm sư phạm.
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
4. Phương pháp thống kê toán học.
VII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
– Về lý luận: Cụ thể hoá dạy học tích hợp vào thực tế dạy học một số bài
trong chương “ Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học”.
– Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học tích hợp một
số bài học và đã áp dụng vào thực tế dạy học vật lý ở một số trường
THPT Tỉnh Thái Nguyên.
VIII. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu luận văn gồm 3 chương
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng tư tưởng sư phạm
tích hợp để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học
sinh.
Chƣơng II: Xây dựng tiến trình dạy học tích hợp một số bài học phần “
Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” nhằm phát triển hứng thú và
năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
Chƣơng III: Thực nghiệm sư phạm