LA07.024_Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
v
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62.31.01.01
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Tô Đức Hạnh 2. PGS.TS An Như Hải
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
(1) Từ sự nghiên cứu các quan niệm khác nhau, luận án đã nêu lên quan niệm riêng hoàn chỉnh hơn về hội nhập kinh tế quốc tế, mà nội dung chủ yếu của nó là quá trình các quốc gia gắn kết nền kinh tế của nước mình với kinh tế khu vực và thế giới bằng nỗ lực tự do hóa kinh tế để trở thành một bộ phận của chỉnh thể kinh tế toàn cầu. Luận án đã làm rõ những biểu hiện mới của hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay bao gồm sự bùng phát của trào lưu ký kết các FTA song phương ; liên kết kinh tế khu vực cũng phát triển mạnh ; hầu hết các nước đang phát triển và đang chuyển đổi kinh tế đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ; xu hướng cải tổ lại các thể chế kinh tế có tính chất toàn cầu như IMF, WB, WTO.
Trên cơ sở đánh giá sát thực thực trạng vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua, luận án đã đề xuất nhà nước cần phải:
(1) Thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tiếp theo, bao gồm tích cực tham gia vào sự hình thành AEC, tích cực chuẩn bị các điều kiện cho việc ký kết các FTA song phương, thực hiện nghiêm túc các cam kết với WTO để tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại.
(2) Nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế để thực hiện các cam kết quốc tế, hội nhập sâu và đầy đủ hơn.
(3) Cải cách sâu rộng hơn, triệt để hơn kinh tế theo hướng thị trường để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
(4) Đổi mới triệt để hơn chức năng và phương thức quản lý kinh tế của nhà nước, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng giảm tối đa sự can thiệp trực tiếp bằng biện pháp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp.
(5) Tạo sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hiện đại, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng với chất lượng, hiệu quả tăng trưởng, giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập mang lại hiệu quả cao