LA02.137_Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam Các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại
Nghiên cứu này phân tích truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam, trong đó bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và hành vi của NHTM ảnh hưởng đến hiệu lực CSTT của Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp ước lượng OLS – Engle & Granger (1987), MLECM – Phillips & Loretan (1991) với dữ liệu lãi suất theo tháng giai đoạn 1999-2014 và ước lượng System GMM dựa trên dữ liệu từ báo cáo tài chính của 44 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2014. Các kết quả nghiên cứu cho thấy truyền dẫn lãi suất bán lẻ là không hoàn toàn ở Việt Nam; Đô la hóa cao có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu lực CSTT; Hành vi thỏa hiệp định giá, hành vi người tiêu dùng và hành vi thiết lập lãi cận biên cao để bù đắp rủi ro trong hoạt kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam cũng là lý do giải thích truyền dẫn lãi suất bán lẻ không hoàn toàn. Tuy nhiên nghiên cứu tìm thấy bằng chứng minh bạch chính sách tiền tệ tồn tại muộn hơn so với thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, sau minh bạch chính sách tiền tệ hiệu lực chính sách tiền tệ tăng lên.
Từ khóa: Truyền dẫn lãi suất bán lẻ, minh bạch chính sách tiền tệ, đô la hóa, lãi cận biên.
Kết cấu của Luận án
Luận án được trình bày trong 5 phần. Ngoài phần mở đầu, các phần tiếp theo là nội dung của bài nghiên cứu. Phần 1 giới thiệu tổng quan về truyền dẫn CSTT. Phần 2 trình bày CSTT và hệ thống NHTM ở Việt Nam. Phần 3 giới thiệu phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Phần 4 trình bày các kết quả thực nghiệm đo lường hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ, phân tích hành vi thiết lập lãi suất bán lẻ và hành vi thiết lập lãi cận biên các NHTM tác động đến điều chỉnh lãi suất bán lẻ. Phần cuối cùng là kết luận và các hàm ý chính sách.