LA32.027_Trách nhiệm của quốc gia trong đảm bảo an toàn hạt nhân theo quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn thực thi ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN thông qua việc nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện các quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn thi hành tại một sốquốc gia điển hình trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN tại Việt Nam.
Để thực hiện mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN như: từ khái niệm trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN như: từ định nghĩa trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, đặc điểm của trách nhiệm quốc gia trong đảm bảo ATHN, chỉ ra nội dung và những điểm đặc thù so với trách nhiệm quốc gia ở các lĩnh vực khác.
Thứ hai, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện nội dung các quy định pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN. Xem xét trách nhiệm quốc gia theo quy định luật quốc tế nhằm ngăn chặn, giảm bớt và khắc phục những thiệt hại do tai nạn hạt nhân gây ra.
Thứ ba, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực tiễn và hiệu quả thi hành pháp luật một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm quốc gia trong đảm bảo ATHN, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Và cuối cùng, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề trách nhiệm quốc gia trong đảm bảo ATHN; Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của những quy định đó; Xác định phương hướng và đề xuất giải pháp toàn diện nhằm hoàn thiện pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc gia trong đảm bảo ATHN.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
– Các văn bản pháp lý quốc tế và văn bản pháp luật của một số quốc gia về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN.
– Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân tại một số quốc gia điển hình trên thế giới.
– Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN tại Việt Nam hiện nay.
Khác với trách nhiệm của cá nhân và pháp nhân trong đảm bảo ATHN, trách nhiệm quốc gia trong lĩnh vực đảm bảo ATHN là vấn đề có nội dung rộng và phức tạp. Trong khuôn khổ giới hạn về số trang của luận án, nghiên cứu sinh xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
Thứ nhất, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm đảm bảo ATHN của quốc gia, chứ không đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận về trách nhiệm quốc gia trong lĩnh vực NLNT nói chung.
Thứ hai, luận án đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN trên cơ sở thực hiện trách nhiệm quốc gia theo quy định của các cam kết quốc tế bao gồm: trách nhiệm xây dựng pháp luật, trách nhiệm tổ chức thực thi pháp luật về đảm bảo ATHN.
Thứ ba, luận án làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam liên quan tới việc thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN. Luận án phân tích chỉ ra những bước phát triển, những ưu điểm cần phát huy, đồng thời tìm ra những hạn chế, và nguyên nhân dẫn hạn chế. Luận án xác định phương hướng, yêu cầu cụ thể và giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN.
5. Kết quả nghiên cứu mới của luận án
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đề tài đã nghiên cứu, phân tích và có một số điểm mới cơ bản như sau:
Về lý luận: khác những công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước và nước ngoài, luận án tiếp cận và phân tích cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảm ATHN theo các giai đoạn của chu trình hạt nhân. Luận án nghiên cứu xây dựng định nghĩa “Trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN”. Luận án xác định những đặc trưng cơ bản và nội dung của trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN. Những vấn đề lý luận này đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ nội dung nghiên cứu còn lại của luận án mà cụ thể là trong nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật tăng cường hiệu quả thực thi trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN.
Về thực tiễn: Luận án đã làm nổi bật hai góc độ cơ bản của thực trạng pháp luật về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN đó là: (i) Thực tiễn quy định pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, đánh giá xu hướng vận động và phát triển của các quy phạm pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN. (ii) Thực tiễn pháp luật của một số quốc gia điển hình về vấn đề trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, trong đó có sự đối chiếu, so sánh, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của pháp luật các quốc gia đó và rút ra bài học kinh nghiệm. Kết hợp với việc đánh giá một cách khách quan thực tiễn pháp luật Việt Nam về vấn đềtrách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, luận án đã đánh giá một cách có hệ thống những thành tựu cũng như những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập đó và luận giải về sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN.
Về giải pháp: từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN. Đặc biệt nhấn mạnh tới các giải pháp về xây dựng hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn an toàn và cơ quan quản lý nhà nước về ATHN và vai trò của hợp tác quốc tế trong đảm bảo ATHN.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân.
Chương 3: Thực trạng pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân và thực tiễn thi hành tại một số quốc gia.
Chương 4: Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân của Việt Nam và một số kiến nghị.