LA03.065_Tín dụng vi mô và mức sống của nông hộ ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: PHẠM TIẾN THÀNH Khóa: 2013
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn luận án:
1. TS. Phạm Khánh Nam
2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng
Đóng góp về học thuật
Luận án là công trình nghiên cứu thực nghiệm, trong đó chủ yếu sử dụng kinh tế lượng ứng dụng và các mô hình từ các nghiên cứu trước để kiểm định vấn đề cho trường hợp của Việt Nam. Tuy nhiên, luận án vẫn có những đóng góp nhất định về mặt học thuật, bao gồm:
Luận án bổ sung khung phân tích về cơ chế ảnh hưởng của tín dụng vi mô lên các quyết định của nông hộ trong việc việc áp dụng giống lúa cải tiến hoặc lên các lựa chọn đầu tư khác, sau đó là tác động đến phúc lợi của hộ, và cuối cùng là lên việc giảm thiểu tác động bất lợi của những cú sốc sức khỏe.
Luận án bổ sung và kiểm định các mô hình thực nghiệm về các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng vi mô.
Luận án cũng đưa ra những đóng góp vào lý thuyết liên quan đến tác động của tín dụng vi mô lên quyết định của nông dân trong việc có áp dụng giống lúa cải tiến hay không và mức độ áp dụng.
Luận án cũng xem xét vai trò của tín dụng vi mô trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của các cú sốc sức khỏe trong mối liên hệ giữa việc huy động nguồn lao động trong gia đình, từ đó có những đóng góp đáng kể vào lý thuyết trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, đối với từng mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp kinh tế lượng khác nhau để xem xét tính nhất quán để có được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, luận án còn chia mẫu nghiên cứu ra thành các nhóm khác nhau để phân tích, từ đó có được những hiểu biết sâu thêm.
Cuối cùng, luận án đóng góp vào khía cạnh học thuật liên quan đến các phương pháp phân tích chính sách công bằng cách sử dụng IV và PSM-DID để định lượng vai trò của tín dụng vi mô.
Đóng góp về lý luận, thực tế
Xóa đói giảm nghèo, giáo dục, bình đẳng giới và sức khoẻ là mối quan tâm hàng đầu trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Tín dụng vi mô được xem là một công cụ hữu hiệu giúp cải thiện phúc lợi của hộ gia đình. Do đó:
Luận án sẽ là bằng chứng thực nghiệm để các nhà lãnh đạo địa phương, các hoạch định chính sách và các nhà thực hiện chương trình thấy và hiểu được vai trò của tín dụng vi mô trong việc thúc đẩy đầu tư và từ đó cải thiện mức sống của các nông hộ. Từ đó, có thể nhân rộng hoặc nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng vi mô để hỗ trợ tốt hơn cho các nông hộ.
Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra những hàm ý về chính sách nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của nông hộ để tăng tính lan rộng của chương trình, đặc biệt là cho các hộ nghèo hoặc các hộ bị bất lợi.
Ngoài ra, luận án còn đề xuất một số chính sách bổ trợ nhưng không trực tiếp liên quan đến tín dụng mô để góp phần nâng cao tính hiệu quả của tính dụng vi mô.
Cuối cùng, các bằng chứng thực nghiệm từ luận án sẽ giúp đề xuất các chính sách quan trọng liên quan đến tín dụng vi mô không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nền kinh tế mới nổi, đang trong giai đoạn chuyển tiếp hoặc các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình.
Chương 4: Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân của Việt Nam và một số kiến nghị.