ThS33.058_Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, nghiên cứu văn học theo hƣớng văn hóa đang trở thành một khuynh hƣớng khá sôi động. Đã có một số tác giả đi theo hƣớng nghiên cứu này nhƣ Trần Đình Hƣợu, Trần Ngọc Vƣơng, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn… đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Nguyên do của sự chuyển hƣớng nghiên cứu này về cơ bản là khi văn học “đóng khung” trong phạm vi thuần túy của nó, “chân trời” khám phá dần bị thu hẹp, bất lực trƣớc sự biến đổi của văn học trong xã hội tiêu dùng. Đặc biệt là đối với văn học đƣơng đại thì những hƣớng nghiên cứu t ruyền thống cần thiết phải thay đổi để phù hợp với thực tế văn học và cần có vận động linh hoạt theo hƣớng liên ngành.
1.2. Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, ở phƣơng Tây các nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề văn bản mở (liên văn bản) – tức là đặt văn học trong mối quan hệ với các kiểu văn bản khác, trong đó có văn hóa, để nhằm mở rộng ý nghĩa, có cái nhìn đa chiều, đa dạng hơn về văn học. Lịch sử nghiên cứu văn học thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng cho thấy đây là một hƣớng đi đúng đắn, khả quan, phù hợp với thời đại. Ở Việt Nam nghiên cứu văn học theo hƣớng văn hóa bƣớc đầu đạt đƣợc một số thành tựu, tuy nhiên, để trở thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ, toàn diện, có lẽ còn cần thêm nhiều thời gian và công trình khoa học.
1.3. Cao Duy Sơn là nhà văn của mảnh đất và con ngƣời miền núi. Trong những trang viết của ông ngập tràn sắc mầu văn hóa của con ngƣời Cao Bằng nhƣ ông đã từng tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng). Đó là một thị trấn cổ rất nổi tiếng. Nghiệp văn chƣơng của tôi cứ bám lấy thị trấn Cô Sầu mà khám phá, viết mãi vẫn chƣa thấy đủ, chƣa
thấy thấu cái tầng sâu văn hóa tiềm ẩn ở vùng đất này. Tôi viết nhƣ một sự trả nợ, trả nợ quê hƣơng, trả nợ những ngƣời đã sinh ra mình, bè bạn, xóm giềng… Cả đời tôi sẽ vẫn là những cuộc khám phá về Cô Sầu với những con ngƣời miền núi chân chất” [12]. Có thể nói, tình yêu và bản sắc văn hóa độc đáo của mảnh đất này đã ngấm vào máu thịt của nhà văn để mỗi trang viết của ông có
sự ám ảnh của thời gian, của hoài niệm, của chiều sâu văn hóa mà ngƣời đọc cần suy ngẫm.
Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn văn học hiện nay, đặc biệt là tiểu thuyết Cao Duy Sơn với những giá trị nghệ thuật đã đƣợc khẳng định, tình cảm yêu mến của bạn đọc dành cho ông, chúng tôi nhận thấy hƣớng nghiên cứu văn hóa về tiểu thuyết Cao Duy Sơn là một hƣớng đi khả quan. Triển khai đề tài Tiểu thuyết Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi muốn đóng góp thêm một cách khám phá sáng tác của nhà văn này