LA06.047_Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Về lý luận: Làm rõ những cơ sở khoa học về tỉnh CNHĐ, trình độ CNH, HĐH ở một tỉnh; đề xuất bộ tiêu chí (chuẩn) tỉnh CNHĐ, phương pháp đánh giá trình độ CNH, HĐH của một tỉnh.
– Về thực tiễn: Vận dụng những lý luận đã nghiên cứu để phân tích, đánh giá hiện trạng trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ, có so sánh với tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; đề xuất quan điểm, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu để nâng cao trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
– Phương pháp phân tích hệ thống: theo đó trình độ CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được nghiên cứu với tư cách Phú Thọ là một hệ thống được hình thành từ nhiều yếu tố, hệ thống con có quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau. Đồng thời bản thân tỉnh Phú Thọ cũng là một hệ thống con của những hệ thống lớn hơn (vùng, cả nước). Sự phát triển của nền kinh tế cả nước, của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ sẽ tác động đến quá trình phát triển của nền kinh tế tỉnh Phú Thọ và ngược lại.
– Phương pháp phân tích thống kê: được luận án sử dụng để phân tích, lượng hóa kết quả của các hoạt động kinh tế – xã hội (KTXH), nhất là làm rõ thực trạng trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ.
– Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để khảo sát lấy ý kiến các nhà chuyên môn, nhà quản lý nhằm giúp tác giả tham khảo, đề xuất các trọng số tương ứng với từng tiêu chí, nhóm tiêu chí.
– Phương pháp so sánh: được áp dụng để so sánh trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ tại các thời điểm khác nhau, và với các tỉnh khác tại cùng thời điểm nhằm làm rõ thực trạng trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ.
– Phương pháp lập biểu số liệu thống kê: để thể hiện các ý tưởng trong phân tích và minh họa (lượng hóa) các kết quả nâng cao trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh liên quan.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp,…
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là trình độ CNH, HĐH của một tỉnh (Phú Thọ).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về trình độ CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có so sánh với một số tỉnh.
– Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ, trong đó tập trung nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2015.
5. Những đóng góp mới của luận án
1) Xây dựng bộ tiêu chí của tỉnh CNHĐ đến năm 2030;
2) Xây dựng phương pháp đánh giá trình độ CNH, HĐH của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3) Công bố các bảng số liệu phản ánh trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2010 và 2015;
4) Đề xuất quan điểm, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu nâng cao trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030;
5) Bổ sung lý luận về tỉnh/nước CNHĐ: nêu khái niệm, cách hiểu về tỉnh/nước CNHĐ; trình độ CNH, HĐH; nâng cao trình độ CNH, HĐH.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn một tỉnh.
Chương 3: Thực trạng trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ.
Chương 4: Quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu thực hiện, nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG 5
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại 5
hóa và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thế giới
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5
1.1.2. Các nghiên cứu về trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7
1.2. Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại 9
hóa và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trong nƣớc
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 9
ở trong nước
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về trình độ công nghiệp hóa, 13
hiện đại hóa ở trong nước
1.3. Những vấn đề nghiên cứu và cách tiếp cận trong luận án 24
1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án 24
1.3.2. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG 28
CAO TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN MỘT TỈNH
2.1. Một số khái niệm liên quan 28
2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 28
2.1.2. Khái niệm về trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng 32
cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xếp hạng trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với cấp tỉnh
2.1.3. Khái niệm tỉnh công nghiệp, nước công nghiệp 34
2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới việc thực hiện, nâng cao 35
trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một tỉnh
2.2.1. Tác động ảnh hưởng của thế giới, khu vực và hội nhập 35
iv
2.2.2. Tác động của các nhân tố trong nước 36
2.3. Tiêu chí đánh giá trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 38
của một tỉnh
2.3.1. Tiêu chí đánh giá trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 38
của cả nền kinh tế
2.3.2. Tiêu chí đánh giá trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 47
của một tỉnh
2.3.3. Phương pháp xác định trình độ công nghiệp hóa, hiện đại 55
hóa ở một tỉnh
2.4. Kinh nghiệm của các tỉnh trong nước về nâng cao trình độ 62
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội 62
2.4.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh 63
2.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh 65
2.4.4. Kinh nghiệm của tỉnh Long An 68
2.4.5. Bài học kinh nghiệm từ các tỉnh, thành phố để tỉnh Phú Thọ 71 có thể tham khảo, học tập đẩy mạnh, nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chương 3: THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN 74
ĐẠI HÓA CỦA TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế – xã hội 74
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 74
3.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 79
2011-2015
3.2. Thực trạng trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của 85
tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện, nâng cao trình 85
độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2010 – 2015
3.2.2. Thực trạng trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh 89
Phú Thọ
v
3.3. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong việc nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ đến năm 2015
101
3.3.1. Kết quả 101
3.3.2. Hạn chế 102
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế giai đoạn 2010 – 2015 103
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA TỈNH PHÚ
THỌ ĐẾN NĂM 2030
106
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc trong thời gian tới 106
4.1.1. Tình hình thế giới 106
4.1.2. Tình hình trong nước 111
4.2. Quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu thực hiện, nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
4.2.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện, nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
4.2.2. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện, nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm
2030 và kiến nghị
114
114
116
KẾT LUẬN 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH : Công nghiệp hóa
CNHĐ : Công nghiệp hiện đại
CN-XD : Công nghiệp – Xây dựng GDP : Tổng sản phẩm trong nước GRDP : Tổng sản phẩm trong tỉnh GTTT (VA) : Giá trị tăng thêm
HDI : Chỉ số phát triển con người
HĐH : Hiện đại hóa KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất
KHCN : Khoa học – công nghệ
KTXH : Kinh tế – xã hội
NQĐH XVII : Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010 – 2015)
NQĐH XVIII : Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 – 2020)
UBND : Ủy ban nhân dân
USD : Đô la Mỹ
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Bộ tiêu chí nước CNH do H.Chenery đề xuất 8
1.2 Bộ tiêu chí nước CNH do A. Inkeles đề xuất 8
1.3 Bộ tiêu chí do Trương Văn Đoan đề xuất 14
1.4 Bộ tiêu chí do Đỗ Quốc Sam đề xuất 15
1.5 Bộ tiêu chí do Cao Viết Sinh đề xuất 16
1.6 Bộ tiêu chí do Lưu Bích Hồ đề xuất 17
1.7 Bộ tiêu chí do Nguyễn Kế Tuấn đề xuất 18
1.8 Bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp của tỉnh Hải Dương 19
1.9 Bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh 20
1.10 Bộ tiêu chí tỉnh CNHĐ của tỉnh Thái Nguyên 21
1.11 Bộ tiêu chí tỉnh CNHĐ do Bộ Công thương đề xuất 22
2.1 Bộ tiêu chí nước CNHĐ do Nguyễn Kế Tuấn đề xuất 45
2.2 Bộ tiêu chí tỉnh CNHĐ đến năm 2030 52
2.3 Các trọng số cấp 3 (Ti) 56
2.4 Các trọng số cấp 2 của nhóm tiêu chí về kinh tế 57
2.5 Các trọng số cấp 2 của nhóm tiêu chí về xã hội 58
2.6 Các trọng số cấp 2 của nhóm tiêu chí về môi trường 58
3.1 Tăng trưởng bình quân GRDP của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 80
2011-2015 (giá so sánh năm 2010)
3.2 Cơ cấu kinh tế theo VA của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 81
2015 (theo giá hiện hành)
3.3 Kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 82
2010-2015
3.4 Thu, chi ngân sách của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2015 83
3.5 Trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ đến cuối năm 2010 89
3.6 Trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ đến cuối năm 2015 90
viii
3.7 Điểm số nhóm tiêu chí về kinh tế của Phú Thọ đến cuối 91
năm 2010
3.8 Điểm số nhóm tiêu chí về xã hội của Phú Thọ đến cuối 91
năm 2010
3.9 Điểm số nhóm tiêu chí về môi trường của Phú Thọ đến 92
cuối năm 2010
3.10 Điểm số nhóm tiêu chí về kinh tế của Phú Thọ đến cuối 92
năm 2015
3.11 Điểm số nhóm tiêu chí về xã hội của Phú Thọ đến cuối 93
năm 2015
3.12 Điểm số nhóm tiêu chí về môi trường của Phú Thọ đến 2015 93
3.13 Trình độ CNH, HĐH của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 94
3.14 Trình độ CNH, HĐH của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 95
3.15 Điểm của nhóm tiêu chí về kinh tế của Vĩnh Phúc năm 2010 95
3.16 Điểm số nhóm tiêu chí về xã hội của Vĩnh Phúc năm 2010 96
3.17 Điểm số nhóm tiêu chí về môi trường của Vĩnh Phúc 96
năm 2010
3.18 Điểm số nhóm tiêu chí về kinh tế của Vĩnh Phúc năm 2015 96
3.19 Điểm số nhóm tiêu chí về xã hội của Vĩnh Phúc năm 2015 97
3.20 Điểm số nhóm tiêu chí về môi trường của Vĩnh Phúc 2015 97
3.21 Trình độ CNH, HĐH đến cuối năm 2010 và cuối năm 2015 của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc
3.22 Trình độ CNH, HĐH đến năm 2015 của các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ theo phương pháp tính điểm trực tiếp
98
100
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài luận án
Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) là một giai đoạn phải trải qua của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển. Đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải trải qua CNH, HĐH. CNH, HĐH giúp phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. Đây là thời kỳ tạo tiền đề vật chất để không ngừng tích lũy, tăng cường tiềm lực kinh tế, tạo điều kiện cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.
Từ Đại hội VIII (1996) đến hết nhiệm kỳ Đại hội XI (2015) dài 20 năm, Đảng ta khẳng định đến năm 2020 cơ bản hoàn thành sự nghiệp CNH và nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nhưng đến Đại hội XII (2016) thì nhận thấy rằng, ở thời điểm 2020, nước ta chưa cơ bản trở thành một nước công nghiệp được, nên đã thay bằng mục tiêu: “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và Đại hội XII của Đảng, Đại hội Đảng bộ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) nhiệm kỳ 2010 – 2015 và 2015 – 2020 cũng đã đề ra mục tiêu phấn đấu để sớm hoặc đến năm 2020, sau năm 2020, đến năm 2030 xây dựng tỉnh, thành phố mình trở thành hoặc cơ bản trở thành tỉnh, thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại (sau đây viết gọn là CNHĐ).
Đối với tỉnh Phú Thọ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII (2010 – 2015) đã đề ra mục tiêu xây dựng Phú Thọ “đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”. Đến Đại hội lần thứ XVIII (nhiệm kỳ
2015-2020), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tiếp tục đề ra mục tiêu “phấn đấu xây
2
dựng tỉnh Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ”. Vậy thế nào là tỉnh/nước CNHĐ? Chuẩn của tỉnh CNHĐ gồm những tiêu chí nào? Sử dụng phương pháp nào để đánh giá, so sánh biết được trình độ CNH, HĐH (trình độ phát triển) của một tỉnh so với các tỉnh khác tại cùng thời điểm? Biết được trình độ CNH, HĐH của một tỉnh tại những thời điểm khác nhau? Trình độ CNH, HĐH của một tỉnh/nước được hiểu như thế nào? Nâng cao trình độ CNH, HĐH được hiểu như thế nào? Đó là những vấn đề mà đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 tập trung nghiên cứu làm rõ nhằm không những giúp cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Thọ, mà còn giúp cho các tỉnh có đề ra mục tiêu phát triển thành tỉnh CNHĐ tham khảo, áp dụng để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện mục tiêu đó hàng năm hoặc trong một thời kỳ nhất định của địa phương mình, từ đó kịp thời đề ra giải pháp phù hợp, khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, nhằm xây dựng tỉnh sớm đạt được chuẩn của tỉnh CNHĐ. Đồng thời đề tài còn đóng góp bổ sung lý luận về tỉnh CNHĐ mà hiện nay còn chưa có nhiều nghiên cứu.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Về lý luận: Làm rõ những cơ sở khoa học về tỉnh CNHĐ, trình độ CNH, HĐH ở một tỉnh; đề xuất bộ tiêu chí (chuẩn) tỉnh CNHĐ, phương pháp đánh giá trình độ CNH, HĐH của một tỉnh.
– Về thực tiễn: Vận dụng những lý luận đã nghiên cứu để phân tích, đánh giá hiện trạng trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ, có so sánh với tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; đề xuất quan điểm,
3
mục tiêu, các giải pháp chủ yếu để nâng cao trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú
Thọ đến năm 2030.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
– Phương pháp phân tích hệ thống: theo đó trình độ CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được nghiên cứu với tư cách Phú Thọ là một hệ thống được hình thành từ nhiều yếu tố, hệ thống con có quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau. Đồng thời bản thân tỉnh Phú Thọ cũng là một hệ thống con của những hệ thống lớn hơn (vùng, cả nước). Sự phát triển của nền kinh tế cả nước, của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ sẽ tác động đến quá trình phát triển của nền kinh tế tỉnh Phú Thọ và ngược lại.
– Phương pháp phân tích thống kê: được luận án sử dụng để phân tích, lượng hóa kết quả của các hoạt động kinh tế – xã hội (KTXH), nhất là làm rõ thực trạng trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ.
– Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để khảo sát lấy ý kiến các nhà chuyên môn, nhà quản lý nhằm giúp tác giả tham khảo, đề xuất các trọng số tương ứng với từng tiêu chí, nhóm tiêu chí.
– Phương pháp so sánh: được áp dụng để so sánh trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ tại các thời điểm khác nhau, và với các tỉnh khác tại cùng thời điểm nhằm làm rõ thực trạng trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ.
– Phương pháp lập biểu số liệu thống kê: để thể hiện các ý tưởng trong phân tích và minh họa (lượng hóa) các kết quả nâng cao trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh liên quan.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp,…
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là trình độ CNH, HĐH của một tỉnh (Phú Thọ).
4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về trình độ
CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có so sánh với một số tỉnh.
– Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ, trong đó tập trung nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2015.
5. Những đóng góp mới của luận án
1) Xây dựng bộ tiêu chí của tỉnh CNHĐ đến năm 2030;
2) Xây dựng phương pháp đánh giá trình độ CNH, HĐH của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3) Công bố các bảng số liệu phản ánh trình độ CNH, HĐH của tỉnh
Phú Thọ và các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2010 và 2015;
4) Đề xuất quan điểm, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu nâng cao trình độ CNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030;
5) Bổ sung lý luận về tỉnh/nước CNHĐ: nêu khái niệm, cách hiểu về tỉnh/nước CNHĐ; trình độ CNH, HĐH; nâng cao trình độ CNH, HĐH.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao trình độ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn một tỉnh.
Chương 3: Thực trạng trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh
Phú Thọ.
Chương 4: Quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu thực hiện, nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
VÀ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thế giới
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về CNH, HĐH. Sau đây tác giả xin nêu một số công trình tiêu biểu.
Dong Fureng trong cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Trung Quốc [178] đã hướng vào phân tích kinh nghiệm lịch sử của Trung Quốc về CNH trong thời gian gần đây. Từ nhận thức vai trò của nông thôn trong quá trình HĐH đất nước, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng HĐH nông thôn và chỉ ra rằng, có nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc vẫn gặp phải những vấn đề KTXH tương tự các nước đang phát triển khác như: dân số nông thôn đông, năng suất lao động thấp, lực lượng lao động dồi dào nhưng đội ngũ lao động có tri thức trong nông thôn còn mỏng, sản xuất phân tán, manh mún, thiết bị về công nghệ chế biến lạc hậu. Để hạn chế và khắc phục tình trạng này, tác giả đã chỉ ra con đường phát triển nông thôn trong chiến lược của Trung Quốc và đề xuất các giải pháp cụ thể. Theo tác giả, muốn thành công trong CNH đất nước, Trung Quốc không thể không kết hợp giữa CNH thành thị và CNH nông thôn. Phải xác định rõ mô hình phát triển công nghiệp nông thôn, xác định rõ vai trò kinh doanh của hộ gia đình trong việc khai thác, phát huy các nguồn lực, trong đó có nguồn lực lao động đang còn dư thừa ở nông thôn. Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hóa, CNH phải được tiến hành theo “hai quỹ đạo”: thành thị và nông thôn; lấy CNH thành thị để thúc đẩy CNH nông thôn.
6
K.S. Jomo [179] bàn về một số vấn đề CNH ở khu vực các nước Đông Nam Á bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Và đặc biệt chú ý phân tích, đánh giá sự thành công của khu vực này làm bài học kinh nghiệm cho các nước. Trong đó, chỉ rõ việc CNH ở các nước Đông Nam Á là cần thiết, nhưng nó lại tùy thuộc vào điều kiện địa lý, nguồn tài nguyên, lợi thế của các nước mà tiến hành CNH có thể khác nhau. Trước những năm 70 của thế kỷ XX, các nước này áp dụng mô hình CNH thay thế nhập khẩu nhưng sau đó chuyển sang CNH hướng vào xuất khẩu đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Qua phân tích, tác giả còn khẳng định để CNH nhanh, ngoài việc sử dụng các nguồn nội lực, cần có những “cú huých” từ bên ngoài như đầu tư nước ngoài, hỗ trợ của hệ thống tài chính. Tác giả còn đặt câu hỏi và tự trả lời CNH như vậy có bền vững không, nếu chỉ phụ thuộc vào khai thác thiên nhiên, xây dựng nhà máy, khu công nghiệp (KCN)… mà không bảo vệ môi trường?
Kazushi Ohkawa [49] đã giới thiệu kinh nghiệm 100 năm CNH của đất nước “mặt trời mọc” với những bài học mang tính phổ quát, có thể học hỏi vận dụng được đối với những nước đi sau nhằm rút ngắn thời gian tiến hành CNH. Qua cách tiếp cận về công nghiệp và thương mại trong phân chia giai đoạn, cách thức phát triển dựa trên sự kết hợp truyền thống với hiện đại, các nhân tố kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hóa…, tác giả cho rằng đây chính là các yếu tố quyết định quá trình CNH rút ngắn. Trong công trình nghiên cứu này với 8 chương được chia làm hai phần: Phần I, tác giả chỉ rõ mối liên hệ thực tế giữa cơ cấu thương mại và cơ cấu công nghiệp, xác định các sản phẩm công nghiệp nào đem xuất khẩu, nhập khẩu qua từng giai đoạn (5 giai đoạn). Và khẳng định phải coi trọng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển các ngành công nghiệp gia tăng sức cạnh tranh quốc tế. Cùng với sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường, cả vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy sự khởi đầu những ngành công nghiệp mang tính chiến lược. Phần II, qua việc phân tích các chính sách công nghiệp, phân tích, dự báo các
7
số liệu về vốn đầu tư nguồn lực con người, thực hiện chuyển giao công nghệ…tác giả cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố này đối với việc phát triển công nghiệp theo hướng xuất khẩu của Nhật Bản. Cuốn sách không chỉ nêu những thành công mà còn đánh giá cả những thất bại trong CNH hướng vào xuất khẩu của Nhật Bản để làm bài học cho các các nước đi sau nếu áp dụng mô hình CNH hướng về xuất khẩu.
Medhi Krongkaew [180] đã cung cấp cái nhìn tổng quan, toàn diện về CNH gần đây của Thái Lan, một trong các nền kinh tế năng động nhất khu vực ASEAN. Tác giả chú ý phân tích vai trò của công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển du lịch, coi các ngành kinh tế này như động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Thái Lan. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích tác động của các chính sách về tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách đô thị hóa, chính sách phúc lợi hộ gia đình đối với CNH ở Thái Lan. Với các chính sách thúc đẩy CNH của chính phủ Thái Lan đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế và tác động lớn đến nền chính trị, các giá trị xã hội, môi trường, giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ (KHCN). Tác giả còn khẳng định trong tương lai không xa Thái Lan là một nước công nghiệp mới ở châu Á.
1.1.2. Các nghiên cứu về trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong các nghiên cứu về nước công nghiệp theo hướng hiện đại (đánh giá mức độ hoàn thành CNH, HĐH) đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả ngoài nước đề xuất hệ tiêu chí định lượng đánh giá trình độ phát triển CNH, HĐH của nền kinh tế của một nước, một vùng lãnh thổ bằng các bộ tiêu chí.
Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả cuốn Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa [87] đã nêu một số nghiên cứu điển hình, dưới đây xin nêu một số nghiên cứu:
Bộ chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH do Giáo sư Mỹ H. Chenery [87], đề xuất cuối những năm 1980 được coi là những tiêu chí công nghiệp hóa tối thiểu (gồm 5 tiêu chí) để áp dụng cho loại CNH cổ điển (Bảng 1.1).
8
Bảng 1.1. Bộ tiêu chí nước CNH do H.Chenery đề xuất
Chỉ tiêu cơ bản Tiền CNH Khởi đầu
CNH
Phát triển
CNH
Hoàn thiện
CNH Hậu CNH
GDP/người:
– USD 1964
– USD 2004
100-200
720 – 440
200-400
1.440-2.880
400-800
2.880-5.760
800-1.550 –
5.760-10.080 –
Cơ cấu ngành A > I A > 20% A < I
A < 20% I > S
A < 10% I > S
A < 10% I < S
Tỷ trọng công nghiệp
chế tác < 20% 20 - 40% 40 - 50% 50 - 60% > 60%
Lao động nông nghiệp > 60% 45 – 60% 30 – 45% 10 – 30% < 10%
Đô thị hóa < 30% 30 - 50% 50 - 60% 60 - 75% > 75%
Nguồn: [87]
Bộ chỉ tiêu CNH do H.Chenry đề xuất có ưu điểm là phân ra các thời kỳ trong tiến trình CNH của một nước; tuy nhiên bộ chỉ tiêu này mới chỉ tập trung về các chỉ tiêu kinh tế, chưa có các chỉ tiêu về xã hội và môi trường.
Bộ tiêu chí nước CNH do nhà xã hội học người Mỹ A. Inkeles đưa ra
(gồm 11 tiêu chí) cũng được xây dựng vào những năm 1980 (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Bộ tiêu chí nước CNH do A. Inkeles đề xuất
Chỉ tiêu cơ bản Chuẩn CNH Tham khảo với Mỹ GDP/người (USD) > 3.000 3.243 (1965) Nông nghiệp/GDP (%) 12 – 15 11 (1929)
Dịch vụ/GDP (%) > 45 48 (1929) Lao động phi nông nghiệp > 75 79 (1929) Tỷ lệ biết chữ (%) > 80 …
Tỷ lệ sinh viên đại học (%) 1 1,3 (1960) Bác sĩ/1.000 dân (bác sĩ) < 1 1 (1960) Tuổi thọ trung bình (năm) > 70 70 (1960) Tăng dân số (%) < 1 1 (1965) Tử vong sơ sinh (%0) < 3 2,6 (1960) Đô thị hóa (%) 50 66 (1969)
Nguồn [87]
9
Bộ chỉ tiêu nước CNH do A. Inkeles đưa ra ngoài các tiêu chí về kinh tế, còn có một số chỉ tiêu về văn hóa xã hội, phù hợp hơn với CNH theo nghĩa rộng. Tuy nhiên bộ tiêu chí này chưa đưa ra các chỉ tiêu về bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái.
1.2. Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trong nƣớc
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trong nước
Đến nay đã có nhiều công trình của các tác giả trong nước nghiên cứu về CNH, HĐH. Sau đây là các công trình tiêu biểu.
Trần Thị Chúc trong cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp [5] đã tập hợp những bài viết của nhiều tác giả tiếp cận dưới các góc độ khác nhau về quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam: văn hóa, triết học, kinh tế… Các bài viết đều nhấn mạnh CNH, HĐH ở nước ta cần áp dụng công nghệ mới, tiên tiến để rút ngắn so với các nước đi trước, trong đó nguồn lực quan trọng nhất đó là con người, nguồn lực của mọi nguồn lực được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển. Các tác giả còn chỉ ra sự cần thiết và nội dung, vai trò CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của KHCN trên thế giới. Đưa ra các giải pháp quan trọng thúc đẩy quá trình này đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế để xây dựng đất nước ta ngày càng hiện đại.
Đỗ Hoài Nam trong cuốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam [56] đã luận giải một số vấn đề lý thuyết cơ bản và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành trọng điểm mũi nhọn trong thời kỳ CNH. Theo tác giả, đánh giá mức độ thành công của quá trình CNH của một quốc gia, người ta coi chuyển dịch cơ cấu ngành là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ thành công. Theo tính quy luật chung, CNH cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong đó tỷ trọng của nông nghiệp ngày càng giảm xuống, tương
10
ứng với mức tăng lên của hai ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, do mỗi nước có cách tiếp cận khác nhau về mô hình và chiến lược CNH, nên tiến trình thay đổi cơ cấu ngành kinh tế có sự khác nhau. Tác giả đã phân tích thực trạng cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, qua đó định dạng cơ cấu ngành, lựa chọn ngành trọng điểm trong những năm kế tiếp. Việc lựa chọn cơ cấu kinh tế phải phù hợp với tương quan giữa các nguồn lực phát triển và mục tiêu tăng trưởng nghĩa là ưu tiên phát triển một số ngành nhất định ở những mức độ xác định trong từng giai đoạn cụ thể. Để có cơ cấu kinh tế phù hợp tác giả cũng đã đề xuất các biện pháp kinh tế chủ yếu: huy động vốn, khuyến khích sự phát triển khu vực tư nhân, các khuyến khích về tài chính, thuế quan…Tác giả còn đề xuất giải pháp phát triển tối ưu các khu chế xuất (KCX), KCN tập trung, khu công nghệ cao, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành trọng điểm, mũi nhọn.
Cuốn sách Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực do Phạm Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan chủ biên [48] tập hợp nhiều bài nghiên cứu về CNH và kinh nghiệm của các nước trong khu vực. Các tác giả đều khẳng định CNH là phương hướng chủ đạo để phát triển đất nước dù cho hoàn cảnh, điều kiện quốc tế, trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta khác nhiều so với năm 1960, năm mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra đường lối CNH. Trong phần kinh nghiệm nước ngoài, dựa vào kinh nghiệm CNH của Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc… các tác giả chỉ rõ dù các nước này CNH vào những thời điểm khác nhau, nhịp độ không giống nhau nhưng CNH là con đường phát triển chung của các nước trên thế giới.
Lê Bàn Thạch và Trần Thị Tri trong cuốn Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam [74] đã nêu lên đặc điểm, bước đi, thành tựu, bài học của các nước Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông trong quá trình thực hiện CNH và việc vận dụng kinh nghiệm của các nước này trong chiến lược phát triển CNH, HĐH ở Việt Nam.
11
Tác giả Phạm Thái Quốc trong cuốn Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm cuối thế kỷ XX [67] đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về CNH ở Trung Quốc, thực trạng CNH ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay chỉ ra một số kết quả bước đầu, những tồn tại và hướng giải quyết. Qua đó, khẳng định việc xem xét, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, địa lý…, đạt được những thành công đáng kể trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện CNH, HĐH như Trung Quốc là rất bổ ích và có ý nghĩa thiết thực. Tác giả cho rằng để có được thành công cần có những bước đi thận trọng và vững chắc, nắm chắc thời cơ để có những đối sách phù hợp. Nhất là ngoài việc khéo léo dựa vào các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế khi mở cửa, thì phải biết lợi dụng, khai thác tổng hợp các yếu tố địa lý và dân tộc. Hơn nữa trong giai đoạn đầu, cần khuyến khích phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh cao, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu. Đây là kinh nghiệm dành cho các nước đi lên từ nông nghiệp và có điều kiện phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động…
Trần Đình Thiên trong cuốn Công nghiệp hóa ở Việt Nam - Phác thảo và lộ trình đã đưa ra khái niệm CNH "là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cung - tự cấp thành nền kinh tế công nghiệp - thị trường" [79]. Tác giả còn chỉ ra trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, để vượt qua tình trạng chậm phát triển, CNH ở Việt Nam không thể thực hiện tuần tự như các nước đi trước mà phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hiện đại; phát triển kinh tế thị trường tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
Phạm Thái Quốc và Hoàng Văn Hiển trong cuốn Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam [68] đã nghiên cứu quá trình phát triển KTXH của Hàn Quốc từ năm 1961 đến 1993; đưa ra hai mô hình chiến lược (hướng nội và hướng ngoại), cơ cấu, cơ chế, chính sách, biện pháp… mà Hàn Quốc đã thực hiện trong quá trình CNH, HĐH.
12
Các tác giả chỉ ra những thành tựu tiêu biểu về KTXH và những hạn chế của Hàn Quốc trong hơn ba thập niên CNH, HĐH đất nước. Xác định các điều kiện, yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến quá trình phát triển KTXH trong giai đoạn này; rút ra những đặc điểm, quy luật phát triển chung, những kinh nghiệm phát triển (cả thành công và không thành công) của quốc gia này. Trong chừng mực nhất định, có thể tham khảo, vận dụng trong sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam hiện nay trên khía cạnh gắn kết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Trong cuốn Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [75], ở chương 1 tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung về CNH. Ở chương 2 dựa trên các cách phân loại khác nhau tác giả đã phân tích các mô hình CNH trên thế giới từ đó chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý ở mỗi mô hình. Qua đó khẳng định CNH, HĐH ở mỗi giai đoạn, nội dung, bước đi và cách thức thực hiện đã có những đổi khác, và cũng không thể có một lời giải chung cho tất cả các quốc gia, mỗi nước đều có sự lựa chọn thích ứng với điều kiện cụ thể của mình. Tác giả cũng đã phác họa mô hình CNH được thực hiện tại Việt Nam qua hai thời kỳ trước và sau năm 1986, và chỉ rõ những bước chuyển lớn trong phát triển tư duy lý luận và thực tiễn của đảng qua 40 năm thực hiện CNH đất nước. Chương 3 rút ra một số kinh nghiệm CNH ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Sinhapore…vận dụng vào chọn mô hình CNH ở Việt Nam trong điều kiện mới.
Phạm Ngọc Dũng trong cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [24] đã đề cập tới vai trò quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững. Tác giả đã phân tích thực trạng KTXH ở nông thôn nước ta cũng như nguyên nhân nảy sinh vấn đề KTXH bức xúc trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao nhằm thực hiện thắng lợi mục
13
tiêu tổng quát và lâu dài: xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp… có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng KTXH phát triển ngày càng hiện đại.
Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và sự phát triển bền vững [4] cho rằng dưới góc nhìn lịch sử, sự đánh giá của Đảng về tính tất yếu, vị trí, vai trò của công cuộc CNH đất nước từ Đại hội III (1960) đến Đại hội XI (2011) là nhất quán và xuyên suốt. Chúng ta không thể sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển nếu không tiến hành CNH theo hướng hiện đại và không từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên để kinh tế phát triển bền vững, thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức phải kết hợp hài hòa, có hiệu quả ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
Đinh Thế Phong trong bài Công nghệ: con đường duy nhất để công nghiệp hóa ở thế kỷ 21 [63] trên cơ sở luận giải ba đặc điểm chỉ sự khác biệt giữa công nghiệp hóa kinh điển và công nghiệp hóa thế kỷ 21 đã khẳng định: nếu không nghiên cứu, phát hiện quy luật và tìm cách hợp lý để "lách", nghiên cứu các "đứt đoạn" hay còn gọi là các cửa sổ trong sự tiến hóa của công nghệ thì không thể CNH thành công.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trong nước
Đến nay trong nước đã có nhiều tác giả nghiên cứu đề xuất các bộ tiêu chí đánh giá trình độ CNH, HĐH của cả nước, và có một số nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí đánh giá trình độ CNH, HĐH cho phạm vi một tỉnh.
1.2.2.1. Các nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí đánh giá trình độ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của một nước
Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả cuốn chuyên khảo Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa [87]
14
đã tập hợp khá đầy đủ các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đề xuất hệ tiêu chí đánh giá trình độ CNH, HĐH của Việt Nam, tiêu biểu như:
Tác giả Trương Văn Đoan đề xuất các chỉ tiêu chủ yếu cho Việt Nam gồm 6 nội dung: 1- Lực lượng sản xuất đạt tới trình độ tương đối hiện đại;
2- Quan hệ sản xuất đạt trình độ tiên tiến; 3- Chất lượng đời sống vật chất và văn hóa tương đối cao, đi tới văn minh hiện đại; 4- Thực hiện xã hội công bằng, văn minh; 5- Chủ động hội nhập, liên kết kinh tế, giao lưu văn hóa với thế giới; 6- Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh. Một số chỉ tiêu định lượng trong các nội dung đó được thể hiện trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Bộ tiêu chí do Trương Văn Đoan đề xuất
Chỉ tiêu cơ bản Mức tham khảo của NIE s
Đề xuất cho Việt Nam
GDP/người (USD) > 3.000 1.700 – 2.500
Cơ cấu ngành kinh tế (%)
– Công nghiệp và xây dựng
– Dịch vụ
– Nông nghiệp
Cơ cấu lao động (%)
– Phi nông nghiệp
– Nông nghiệp
45 – 50
40 – 50
< 10
70 - 75
25
40 - 45
45 - 50
< 10
70 - 75
25
Tích lũy/GDP (%) 30 > 30
Đầu tư xã hội/GDP (%) 35 35 – 40
Đóng góp NSLĐ vào tăng GDP (%) 70 > 70
Tốc độ đổi mới công nghệ (%/năm) 15 – 20 15 – 20
Tỷ lệ lao động được đào tạo (%) – > 50
Số cán bộ KHKT/10.000 dân (người) 70 70
Đầu tư cho R&D/GDP (%) 4 > 4
Tỷ lệ đô thị hóa (%) 50 – 60 50 – 60
Chỉ số phát triển con người (HDI) – Tốp 50 của thế giới
Chênh lệch giàu nghèo (lần) – 4 – 5
Tuổi thọ trung bình (năm) – 70 – 72
Mức ăn (kcal/người/ngày) 3.200 3.200
Nguồn: [87]
15
Bộ chỉ tiêu do tác giả Trương Văn Đoan đề xuất cho Việt Nam chủ yếu gồm các chỉ tiêu thống kê về KTXH. Tuy nhiên, bộ chỉ tiêu này còn thiếu các chỉ tiêu về môi trường; một số chỉ tiêu có giá trị thấp không còn phù hợp với thực tế hiện nay (như: GDP bình quân đầu người từ 1.700 – 2.500 USD, tuổi thọ trung bình từ 70- 72 tuổi); một số chỉ tiêu không cần thiết (như: về cơ cấu kinh tế, lao động đã có tỷ trọng của ngành nông nghiệp thì không cần thiết có tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp; đã có chỉ tiêu “Tỷ lệ lao động được đào tạo” thì không cần có chỉ tiêu “Số cán bộ Khoa học kỹ thuật/10.000 dân”; đã có chỉ số HDI thì không cần có chỉ tiêu “Tuổi thọ trung bình”).
Tác giả Đỗ Quốc Sam đề xuất bộ chỉ tiêu nước công nghiệp gồm 12 chỉ tiêu (Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Bộ tiêu chí do Đỗ Quốc Sam đề xuất
Chỉ tiêu Đơn vị tính Chuẩn CNH
GDP/người (USD) USD > 5.000
Tỷ trọng nông nghiệp/GDP % 10
Tỷ lệ lao động nông nghiệp % < 30
Tỷ lệ đô thị hóa % > 50
Chênh lệch thu nhập nhóm 20% dân số cao/thấp nhất Lần 4
Số bác sĩ/10.000 dân Người 1
Chi phí khoa giáo/GDP % 8
Sinh viên/10.000 dân % 15
Sử dụng Internet/dân số % 25
Tỷ lệ công nghệ cao trong hàng chế tác xuất khẩu % 12
Sử dụng nước sạch/dân số % 100
Độ phủ xanh rừng % 42
Nguồn: [87]
Bộ chỉ tiêu nước CNH do tác giả Đỗ Quốc Sam đề xuất đã gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trường của cả nước. Tuy nhiên trong bộ chỉ tiêu còn có chỉ tiêu hàng năm khó thu thập được thông tin để tính toán như: Chi phí khoa giáo/GDP, tỷ lệ công nghệ cao trong hàng chế tác xuất khẩu.
16
Tác giả Cao Viết Sinh trong báo cáo chuyên đề “Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại” thực hiện theo yêu cầu của Hội đồng lý luận Trung ương (2014), cho rằng: Hệ thống tiêu chí được xây dựng với mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó đã đề xuất bộ tiêu chí gồm 15 tiêu chí về KTXH và môi trường (Bảng 1.5) dưới đây:
Bảng 1.5. Bộ tiêu chí do Cao Viết Sinh đề xuất
TT Tiêu chí Đơn vị tính Chuẩn CNH
I Về phát triển kinh tế
1 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế USD ≥ 5.000
2 Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP % ≤ 10
3 Tỷ lệ lao động nông nghiệp % 20 – 30
4 Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo trong GDP % 20*
5 Tỷ lệ đô thị hóa % > 50
6 Điện sản xuất bình quân đầu người KWh 3.000
II Về phát triển xã hội
7 Chỉ số phát triển con người ≥ 0,7
8 Tuổi thọ bình quân năm ≥ 73
9 Chỉ số GINI 0,32 – 0,38
10 Số bác sĩ/10.000 dân Bác sĩ ≥ 10
11 Lao động qua đào tạo nghề/Tổng lao động xã hội % > 55
12 Sử dụng Internet/dân số % > 35
III Về môi trƣờng
13 Sử dụng nước sạch/dân số % 100
14 Độ che phủ rừng % ≥ 42
15 Giảm mức phát thải nhà kính bình quân năm % 1,5 – 2
Nguồn: [87]
Bộ chỉ tiêu nước CNH do tác giả Cao Viết Sinh đề xuất gồm 15 chỉ tiêu chủ yếu phản ánh toàn diện cả về KTXH và môi trường của đất nước. Tuy nhiên trong bộ chỉ tiêu đã có chỉ số HDI thì không cần thiết đưa thêm vào chỉ tiêu “Tuổi thọ bình quân”; đề xuất chỉ tiêu “Tuổi thọ bình quân ≥ 73” là thấp so với thực tế hiện nay.
Tác giả Lưu Bích Hồ đề xuất bộ chỉ tiêu nước công nghiệp theo hướng
hiện đại (Bảng 1.6).
17
Bảng 1.6. Bộ tiêu chí do Lưu Bích Hồ đề xuất
TT Tiêu chí Đơn vị tính Số lƣợng
Về kinh tế
1 GDP bình quân đầu người PPP USD 6.000 – 7.000
2 Cơ cấu ngành
– Công nghiệp và dịch vụ
– Nông nghiệp
% 85 – 90
% 10 – 15
3 Giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao/GDP % 45 – 50
4 Tỷ lệ lao động nông nghiệp/Lao động xã hội % 30
5 Chỉ số kinh tế tri thức (KEI; thang điểm 10) Điểm 6,0 – 7,0
6 Mức độ đô thị hóa % 60
Về văn hóa – xã hội
7 Chỉ số phát triển con người (HDI; thang điểm 1,0) > 0,7
8 Phổ cập trung học phổ thông, sau đó vào đại học, cao đẳng % > 60
9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % > 60
10 Tuổi thọ bình quân Năm > 75
11 Sử dụng Internet/dân số % > 50
12 Hệ số GINI < 0,3
13 Độ minh bạch, không tham nhũng Tốp 20 thế giới
Về môi trường
14 Dân cư sử dụng nước sạch % 100
15 Độ che phủ rừng % 45
16 Xử lý chất thải Hầu hết
Nguồn: [87]
Bộ chỉ tiêu nước công nghiệp theo hướng hiện đại do tác giả Lưu Bích Hồ đề xuất gồm hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu, phản ánh toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trường của cả nước. Tuy nhiên, trong bộ chỉ tiêu này đã có chỉ số HDI thì không cần đưa thêm vào chỉ tiêu "Tuổi thọ bình quân"; chỉ tiêu "Phổ cập trung học phổ thông, sau đó vào đại học, cao đẳng" và chỉ tiêu "Sử dụng Internet/dân số" thường phù hợp và được sử dụng trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm.
Nguyễn Kế Tuấn và các tác giả đã đề xuất bộ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại gồm ba loại tiêu chí sau (Bảng 1.7):
18
Bảng 1.7. Bộ tiêu chí do Nguyễn Kế Tuấn đề xuất
TT Tiêu chí Đơn vị tính Số lƣợng
I Các tiêu chí kinh tế
1 Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người
(GNI/người)
2 Cơ cấu ngành kinh tế so GDP
USD 6.300-6.500
Nông, lâm, ngư nghiệp % ± 10
CN-XD % 40 - 45
Dịch vụ % 45 - 50
3 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp % < 30
Tỷ trọng lao động khu vực CN - XD % < 35
Tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ % > 35
4 Chỉ số kinh tế tri thức (0≤ KEI ≤10) Điểm > 7
II Các tiêu chí xã hội
5 Tỷ lệ đô thị hóa % > 50
6 Chỉ số phát triển con người (0≤ HDI ≤1) > 7
7 Hệ số Gini (0≤ GINI ≤1) 0,3 – 0,4
III Tiêu chí môi trường
8 Chỉ số bền vững môi trường (0≤ KEI ≤100) Điểm > 55
Nguồn: [87]
Hệ chỉ tiêu do tác giả Nguyễn Kế Tuấn và nhóm nghiên cứu đề xuất gồm các chỉ tiêu có tính tổng hợp, khái quát cao và được rút gọn. Trong hệ chỉ tiêu này các tác giả đã đề xuất chọn chỉ tiêu “GNI bình quân đầu người” thay cho chỉ tiêu “GDP bình quân đầu người” nhằm phản ánh thực chất kết quả sản xuất do nguồn nhân lực trong nước tạo ra. Tuy nhiên bộ tiêu chí này vẫn còn có thể rút gọn hơn được bằng cách có thể bỏ bớt các chỉ tiêu của ngành nông nghiệp trong số các chỉ tiêu sử dụng để phản ánh cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của cả nước.
1.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước về hệ tiêu chí đánh giá tỉnh công
nghiệp hiện đại
Đào Xuân Thế và nhóm nghiên cứu trong đề tài khoa học cấp tỉnh Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp [78] đã đề xuất bộ chỉ tiêu tỉnh công nghiệp cho tỉnh Hải Dương gồm 11 chỉ tiêu (Bảng 1.8) sau:
19
Bảng 1.8. Bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp của tỉnh Hải Dương
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng
1 GDP bình quân đầu người (USD theo tỷ giá hối đoái) USD ≥ 3.000
2 Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP % ≤ 15,0
3 Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP ” ≥ 50,0
4 Tỷ trọng dịch vụ trong GDP ” ≥ 35,0
5 Tỷ trọng công nghiệp chế biến và chế tạo trong GDP ” ≥ 35,0
6 Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng số lao động ” ≤ 30,0
7 Tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động ” ≥ 40,0
8 Tỷ trọng lao động dịch vụ trong tổng số lao động ” ≥ 30,0
9 Hệ số Gini ≤ 0,45
10 Tỷ lệ dân số thành thị % ≥ 40,0
11 Chỉ số phát triển con người (HDI) ≥ 0,820
Nguồn: [78]
Đào Xuân Thế và nhóm tác giả đã đề xuất Bộ chỉ tiêu tỉnh công nghiệp cho tỉnh Hải Dương là một trong những bộ chỉ tiêu tỉnh công nghiệp đầu tiên được nghiên cứu, đề xuất cho cấp tỉnh ở nước ta. Bộ chỉ tiêu gồm hầu hết các chỉ tiêu thống kê chính thức, do đó có tính khả thi, thuận lợi và tiết kiệm được kinh phí, nhân lực khi áp dụng vào thực tiễn và phù hợp với năng lực thu thập, xử lý thông tin của cấp tỉnh.
Tuy nhiên, bộ chỉ tiêu này có một số hạn chế sau:
– Thiếu các chỉ tiêu về môi trường;
– Thiếu chỉ tiêu phản ánh về kết quả CNH, HĐH nông thôn (kết quả xây dựng nông thôn mới);
– Có chỉ tiêu không cần thiết: đã có chỉ tiêu “Tỷ trọng lao động nông lâm thủy sản trong tổng số lao động” thì không cần thiết phải có thêm chỉ tiêu “Tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động” và chỉ tiêu “Tỷ trọng lao động dịch vụ trong tổng số lao động”;
– Giá trị chuẩn của chỉ tiêu “GRDP bình quân đầu người ≥ 3.000
USD” là thấp, không còn phù hợp với thực tế hiện nay;
– Chưa đưa ra phương pháp đánh giá tổng hợp kết quả đã đạt được đến một thời điểm nhất định (đạt bao nhiêu %) so với chuẩn CNH của tỉnh đã đề ra.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu chí tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
20
2015” [90], trong đó đã đề xuất bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp cho Quảng Ninh gồm 18 chỉ tiêu sau:
Bảng 1.9. Bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh
Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng
I. Nhóm các chỉ tiêu kinh tế
1. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm
2. GDP bình quân đầu người theo giá HH
3. Cơ cấu kinh tế:
– Dịch vụ
– Công nghiệp – Xây dựng
– Nông lâm thủy sản
4. Tỷ trọng hàng CNXK/Tổng kim ngạch xuất khẩu
5. Tỷ trọng VA/GO (tốc độ tăng GO/VA CN)
6. Tỷ trọng hàm lượng KHCN trong GTSXCN
II. Nhóm các chỉ tiêu VH-XH và chất lƣợng cuộc sống
1. Tỷ lệ dân số đô thị so với tổng dân số
2. Tỷ lệ lao động nông nghiệp so với tổng số lao động
3. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động
4. Tỷ trọng lao động có trình độ cao
5. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới
6. Tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng KHCN/GDP
7. Chỉ số phát triển con người (HDI)
8. Chỉ số mức chênh lệch giàu nghèo
9. Tỷ lệ bác sĩ trên 01 vạn dân
III. Nhóm các tiêu chí về môi trƣờng
1. Tỷ lệ che phủ rừng
2. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý, tái chế
3. Nước sinh hoạt bình quân đầu người
% USD
0
< 5
2
0,828
20/80
9,5
45 - 50
90
100 - 120
Nguồn: [90]
Bộ chỉ tiêu tỉnh công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh gồm nhiều chỉ tiêu thống kê chính thức, cho phép phản ánh được khá toàn diện tình hình KTXH của tỉnh cả về KTXH và môi trường.
Tuy nhiên, bộ chỉ tiêu này có một số hạn chế sau:
- Còn thiếu chỉ tiêu phản ánh về kết quả CNH, HĐH nông thôn (kết
quả xây dựng nông thôn mới);
- Có chỉ tiêu không thực sự cần thiết như: đã có chỉ tiêu "Tỷ trọng về nông lâm thủy sản" thì không cần thiết phải có thêm chỉ tiêu "Tỷ trọng về công nghiệp và xây dựng" và chỉ tiêu "Tỷ trọng về dịch vụ";