Friday, February 26, 2021
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Luật

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

admin by admin
November 2, 2019
in Luật, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ luật
601
SHARES
3.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA32.039_Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng Nghiên cứu sự tham gia của…
  • Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo…
  • Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của…
  • Tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam
  • Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ…
  • Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính bằng chứng từ các công ty niêm…
  • Sự tham gia của công chúng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
  • Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

– Làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu về Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

– Làm rõ những vấn đề lý luận về THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đặc biệt là khái niệm và đặc điểm của THQCT trong giai đoạn này.

– Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn XXSTVAHS (những kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc).

– Xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng THQCT của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về THQCT của Viện kiểm sát trong giai đoạn này.

Phạm vi nghiên cứu:

Luận án tiếp cận và thực hiện dưới góc độ luật tố tụng hình sự, luận án nghiên cứu về việc THQCT của VKSND (không bao gồm VKS quân sự) trong giai đoạn XXSTVAHS với thủ tục tố tụng thông thường (không bao gồm thủ tục rút gọn, thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại).

Về pháp luật, luận án tập trung nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, trong đó có sự so sánh với quy định của BLTTHS năm 2003. Ngoài ra, luận án cũng sẽ tìm hiểu quy định của pháp luật quốc tế và một số nước về vấn đề này nhưng ở mức độ phù hợp với yêu cầu và điều kiện nghiên cứu.

Về thực tiễn thi hành, luận án sẽ đánh giá hoạt động THQCT của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thông qua việc nghiên cứu số liệu tổng kết các vụ án hình sự trên phạm vi toàn quốc trong thời gian 10 năm (từ năm 2009 – 2018), qua việc khảo sát nội dung các bản án trên trang công bố bản án của TAND Tối cao và theo số liệu khảo sát mà NCS thu thập bằng phương pháp điều tra xã hội học.

4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý thuyết của luận án

Luận án tiếp cận với cơ sở lý thuyết là lý luận về quyền tư pháp, cơ cấu quyền lực Nhà nước, tổ chức bộ máy Nhà nước, lý thuyết về mô hình tố tụng và các nguyên tắc tố tụng. Bản chất là việc khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xử lý tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, cơ sở lý thuyết trực tiếp của luận án là lý luận về quyền công tố, THQCT và vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng hình sự. Các học thuyết này giúp NCS làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận để luận giải hoạt động THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS được tiến hành bởi VKS với vai trò là chủ thể thay mặt Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội1, góp phần cùng với Tòa án xử lý tội phạm công minh, đúng pháp luật.

4.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đối với những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đề cập ở trên, luận án phải trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau:

1. Thế nào là THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự? Đặc điểm của THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS là gì?

2. Những hoạt động THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS là gì?

3. Mối quan hệ giữa THQCT và kiểm sát xét xử trong giai đoạn XXSTVAHS ra sao?

4. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về THQCT của Viện kiểm sát trong giai đoạn XXSTVAHS và thực tiễn thi hành như thế nào?

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS là gì? Cần có những yêu cầu và giải pháp cụ thể nào để nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS?

4.3. Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn XXSTVAHS là tổng hợp các hoạt động của Viện kiểm sát buộc tội người phạm tội, bắt đầu kể từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án và kết thúc khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS có những đặc điểm về phạm vi, đối tượng và nội dung. Hoạt động THQCT của VKS ở giai đoạn XXSTVAHS được thực hiện ở cả ba thời điểm: trước khi mở phiên tòa, tại phiên tòa và sau khi kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, hoạt động THQCT của VKS có sự phối hợp, đan xen, hỗ trợ với hoạt động kiểm sát xét xử, góp phần cùng với Tòa án ra bản án xử lý tội phạm nghiêm minh, công bằng, đúng pháp luật. Tuy nhiên, quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS mặc dù đã được ghi nhận khá đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều điểm vướng mắc, chưa có sự thống nhất cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn XXSTVAHS. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tố trong giai đoạn XXSTVAHS thì cần phải có các giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp hoàn thiện pháp luật là chủ đạo.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người, về chiến lược cải cách tư pháp và về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, tác giả tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:

– Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được áp dụng trong tất cả các chương của luận án để làm rõ các vấn đề về lý luận, thực trạng và giải pháp.

– Phương pháp so sánh được áp dụng để đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kì lịch sử; so sánh, đối chiếu thực trạng quy định của pháp luật với thực trạng thi hành.

– Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển trong các thời kì của chức năng THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.

– Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp các số liệu có liên quan đến THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

– Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng bằng cách phát phiếu khảo sát để thu thập ý kiến của các KSV, Kiểm tra viên về thực tiễn thi hành quy định của pháp luật và các giải pháp khắc phục bất cập trong việc thi hành quy định của pháp luật về THQCT trong giai đoạn XXST VAHS.

6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án là công trình khoa học ở cấp độ luận án tiến sĩ đầu tiên sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực nghiên cứu trực tiếp và chi tiết về vấn đề Thực hành quyền công tố trong giai đoạn XXSTVAHS.

Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học về THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Trên phương diện pháp luật, những phân tích, đánh giá của luận án về thực trạng quy định của pháp luật về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS là cơ sở để hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về Thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn này. Những giải pháp mà luận án đưa ra có ý nghĩa thiết thực trong việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về Thực hành quyền công tố của VKS, đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo thiết thực cho nghiên cứu, giảng dạy và xây dựng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………. 1

PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………………… 8

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………… 30

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ…………………………………………………………………………………………………….. 30
1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự…………………………………………………………………………………………. 30
1.1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự……………………………………………………………………………………….. 30
1.2. Nội dung của thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự…………………………………………………………………………………………….. 51
1.3. Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự………………………………………………………………………………………… 67
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hành quyền công tố của

Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự………………….. 72

Tiểu kết chương 1……………………………………………………………………………….. 76

Chƣơng 2 PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH ………………………………………………………………………………………………. 77

2.1 Khái lược lịch sử phát triển quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự………………………………………………………………………………………… 77
2.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự … 91
2.3. Thực tiễn thi hành quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự … 116
Tiểu kết chương 2……………………………………………………………………………… 143

Chƣơng 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ………………………………………………………………… 144
3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát

trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự…………………………………………. 144

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm

sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự…………………………………….. 149

Tiểu kết chương 3……………………………………………………………………………… 177

KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 178

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ

PHỤ LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số vụ án Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung …………………………… 118

Biểu 2.1: Tỉ lệ số vụ án Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của

Viện kiểm sát ……………………………………………………………………………………. 124

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ số vụ án Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm từ năm 2016-

2018 ………………………………………………………………………………………………… 136
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Theo quy định tại Điều 107 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, VKS là cơ quan THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong đó, việc đảm bảo thực hiện chức năng công tố của VKS luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập ngành Kiểm sát nhân dân đến nay. THQCT của VKS có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo xử lý tội phạm nghiêm minh, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, BLTTHS năm 2015 ra đời với những đổi mới quan trọng về nguyên tắc, kỹ thuật lập pháp, nội dung điều luật đã tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho hoạt động THQCT của VKS. Trong các giai đoạn tố tụng, THQCT của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có thể xem là trọng tâm của hoạt động công tố, góp phần cùng với Tòa án ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, mặc dù đây là hoạt động đã được BLTTHS năm
2015 và các văn bản pháp luật liên quan quy định cụ thể nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc cả về phương diện lý luận và thực tiễn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả THQCT của VKS trong tố tụng hình sự nói chung và giai đoạn XXSTVAHS nói riêng.
Từ phương diện pháp luật, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 tiếp tục ghi nhận VKS có hai chức năng là THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp, nhưng còn chưa có sự phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hiện hai chức năng này ở một số nguyên tắc và điều luật cụ thể. Mặt khác, trong tố tụng hình sự, chỉ có VKS là cơ quan duy nhất được Nhà nước trao quyền công tố, thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội, nhưng một số quy định trong BLTTHS năm 2015 chưa thể hiện rõ ràng sự “phân vai” giữa các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đặc biệt là việc Tòa án có thể tham gia vào hoạt động buộc tội của VKS như: khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa, Tòa án vẫn tiếp tục xét xử; Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung khi thiếu các chứng cứ buộc tội; Tòa án khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa khi phát hiện hành vi
2

có dấu hiệu của tội phạm bị bỏ lọt… Hơn nữa, một số quy định của BLTTHS năm

2015 về hoạt động THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS còn bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý như: KSV là người thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa nhưng lại là người xét hỏi sau Thẩm phán và Hội thẩm; VKS không có thẩm quyền kết luận về tội nặng hơn, điều khoản nặng hơn trong khi Tòa án có thể xét xử theo điều, khoản nặng hơn trong cùng tội danh mà VKS đã truy tố. Một số quy định của BLTTHS năm 2015 còn bỏ ngỏ như: VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa nhưng đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì vụ án được giải quyết ra sao; trường hợp Tòa án xét xử theo tội danh nặng hơn tội danh mà VKS đã truy tố (sau khi đã trả hồ sơ cho VKS truy tố lại nhưng VKS vẫn giữ nguyên quan điểm) thì việc THQCT của VKS được thực hiện như thế nào nếu tội danh nặng hơn đó vượt thẩm quyền của Tòa án cấp dưới…Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS.
Trên thực tiễn, giai đoạn XXSTVAHS là giai đoạn biểu hiện tập trung nhất, thể hiện rõ nhất vai trò của VKS khi THQCT. Đây là giai đoạn mà vụ án hình sự được xem xét, giải quyết công khai, là nơi thể hiện tập trung các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và cũng là giai đoạn thể hiện tập trung quyền và nghĩa vụ pháp lý của VKS trong tố tụng hình sự. BLTTHS năm 2015 ra đời với việc ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13); nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 26) đã tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo sự công bằng, dân chủ các các bên (buộc tội và gỡ tội), đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quy định của BLTTHS năm 2015 về THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS còn chưa thể hiện được nội dung và ý nghĩa của các nguyên tắc tố tụng này, số vụ án Tòa án tuyên vô tội vẫn chiếm tỉ lệ nhất định, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong việc bảo đảm sự bình đẳng của các bên trong tranh tụng và chưa thể hiện được vai trò độc lập của Tòa án tại phiên tòa, số vụ án Tòa án cấp trên sửa, hủy còn nhiều, công tác kháng nghị phúc thẩm của VKS còn bộc lộ nhiều bất cập….
3

Trong khi đó, với xu thế hội nhập quốc tế, trong bối cảnh các loại hình tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp thì công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không những phải đạt hiệu quả cao, mà còn phải bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. VKS thực hiện công tác đấu tranh phòng, chóng tội phạm thông qua hoạt động THQCT, phát hiện và xử lý tội phạm nhanh chóng, chính xác, kịp thời theo quyền năng và nghĩa vụ tố tụng. Vì vậy, trước diễn biến gia tăng của tình hình tội phạm với thủ đoạn đa dạng, khó lường thì yêu cầu về việc cần phải nâng cao chất lượng THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS bằng các giải pháp đồng bộ là hoàn toàn cần thiết.
Từ góc độ nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quyền công tố, thực hành quyền công tố… nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS. Đặc biệt, kể từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực đến nay, chưa có công trình khoa học nào đánh giá một cách tổng thể và toàn diện các kết quả đã đạt được và những bất cập trong thực tiễn THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cần phải có một công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống, toàn diện về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Các vấn đề lý luận về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS sẽ là cơ sở nền tảng để đánh giá thực trạng thi hành pháp luật tố tụng hình sự và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng THQCT và khẳng định đúng vị trí, vai trò của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS nói riêng. Xuất phát từ các lý do này, NCS đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” là nội dung nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS, thực trạng quy định của
4

pháp luật và thực tiễn THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
– Làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu về THQCT trong giai đoạn

XXSTVAHS, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

– Làm rõ những vấn đề lý luận về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS, đặc biệt là khái niệm và đặc điểm của THQCT trong giai đoạn này.
– Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS (những kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc).
– Xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng

THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS, quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về THQCT của VKS trong giai đoạn này.
Phạm vi nghiên cứu:

Luận án tiếp cận và thực hiện dưới góc độ luật tố tụng hình sự, luận án nghiên cứu về việc THQCT của VKSND (không bao gồm VKS quân sự) trong giai đoạn XXSTVAHS với thủ tục tố tụng thông thường (không bao gồm thủ tục rút gọn, thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại).
Về pháp luật, luận án tập trung nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, trong đó có sự so sánh với quy định của BLTTHS năm 2003. Ngoài ra, luận án cũng sẽ tìm hiểu quy định của pháp luật quốc tế và một số nước về vấn đề này nhưng ở mức độ phù hợp với yêu cầu và điều kiện nghiên cứu.
Về thực tiễn thi hành, luận án sẽ đánh giá hoạt động THQCT của VKS trong

giai đoạn XXSTVAHS thông qua việc nghiên cứu số liệu tổng kết các vụ án hình sự
5

trên phạm vi toàn quốc trong thời gian 10 năm (từ năm 2009 – 2018), qua việc khảo sát nội dung các bản án trên trang công bố bản án của TAND Tối cao và theo số liệu khảo sát mà NCS thu thập bằng phương pháp điều tra xã hội học.
4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý thuyết của luận án

Luận án tiếp cận với cơ sở lý thuyết là lý luận về quyền tư pháp, cơ cấu quyền lực Nhà nước, tổ chức bộ máy Nhà nước, lý thuyết về mô hình tố tụng và các nguyên tắc tố tụng. Bản chất là việc khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xử lý tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, cơ sở lý thuyết trực tiếp của luận án là lý luận về quyền công tố, THQCT và vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong tố tụng hình sự. Các học thuyết này giúp NCS làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận để luận giải hoạt động THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS được tiến hành bởi VKS với vai trò là chủ thể thay mặt Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội1, góp phần cùng với Tòa án xử lý tội phạm công minh, đúng pháp luật.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đối với những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đề cập ở trên, luận án phải trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Thế nào là THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS? Đặc điểm của THQCT

trong giai đoạn XXSTVAHS là gì?

2. Những hoạt động THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS là gì?

3. Mối quan hệ giữa THQCT và kiểm sát xét xử trong giai đoạn

XXSTVAHS ra sao?

4. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về THQCT của VKS

trong giai đoạn XXSTVAHS và thực tiễn thi hành như thế nào?
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS là gì? Cần có những yêu cầu và giải pháp cụ thể nào để nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS?

1 Theo quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì chủ thể của tội phạm bao gồm cả người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án này, NCS thống nhất sử dụng thuật ngữ “người phạm tội”, bao hàm cả hai chủ thể là người và pháp nhân thương mại phạm tội.
6

4.3. Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS là tổng hợp các hoạt động của VKS buộc tội người phạm tội, bắt đầu kể từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án và kết thúc khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS có những đặc điểm về phạm vi, đối tượng và nội dung. Hoạt động THQCT của VKS ở giai đoạn XXSTVAHS được thực hiện ở cả ba thời điểm: trước khi mở phiên tòa, tại phiên tòa và sau khi kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, hoạt động THQCT của VKS có sự phối hợp, đan xen, hỗ trợ với hoạt động kiểm sát xét xử, góp phần cùng với Tòa án ra bản án xử lý tội phạm nghiêm minh, công bằng, đúng pháp luật. Tuy nhiên, quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS mặc dù đã được ghi nhận khá đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều điểm vướng mắc, chưa có sự thống nhất cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS thì cần phải có các giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp hoàn thiện pháp luật là chủ đạo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người, về chiến lược cải cách tư pháp và về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, tác giả tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
– Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được áp dụng trong tất cả các

chương của luận án để làm rõ các vấn đề về lý luận, thực trạng và giải pháp.

– Phương pháp so sánh được áp dụng để đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kì lịch sử; so sánh, đối chiếu thực trạng quy định của pháp luật với thực trạng thi hành.
– Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển trong các thời kì của chức năng THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
7

– Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp các số liệu có liên quan đến

THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS.

– Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng bằng cách phát phiếu khảo sát để thu thập ý kiến của các KSV, Kiểm tra viên về thực tiễn thi hành quy định của pháp luật và các giải pháp khắc phục bất cập trong việc thi hành quy định của pháp luật về THQCT trong giai đoạn XXST VAHS.
6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án là công trình khoa học ở cấp độ luận án tiến sĩ đầu tiên sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực nghiên cứu trực tiếp và chi tiết về vấn đề THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS.
Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS.
Trên phương diện pháp luật, những phân tích, đánh giá của luận án về thực trạng quy định của pháp luật về THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS là cơ sở để hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về THQCT của VKS trong giai đoạn này. Những giải pháp mà luận án đưa ra có ý nghĩa thiết thực trong việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về THQCT của VKS, đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng THQCT của VKS trong giai đoạn XXSTVAHS.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo thiết thực cho nghiên cứu, giảng dạy và xây dựng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
8

PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Phân tích tình hình nghiên cứu trong nƣớc

* Nhóm các công trình nghiên cứu về mô hình tố tụng, chức năng tố tụng, nguyên tắc tố tụng
Việc xác định chức năng của cơ quan công tố ở mỗi quốc gia là khác nhau phụ

thuộc vào mô hình tố tụng, chức năng tố tụng và nguyên tắc tố tụng riêng của từng nước. Chính vì vậy, để nghiên cứu một cách toàn diện về chức năng THQCT của VKS thì việc tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến mô hình tố tụng, chức năng tố tụng và nguyên tắc tố tụng của Việt Nam là hoàn toàn cần thiết. Trên diễn đàn khoa học pháp lý Việt Nam có rất nhiều công trình khoa học đề cập đến các vấn đề này ở những góc độ rộng hẹp khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các công trình đó là tiền đề quan trọng giúp NCS tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực mà mình lựa chọn.
Những công trình nghiên cứu về mô hình tố tụng và tổ chức bộ máy Nhà nước:

Về sách chuyên khảo: hai cuốn sách do GS.TS Nguyễn Đăng Dung chủ biên là cuốn “Lược giải tổ chức bộ máy Nhà nước của các quốc gia” (Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2007) và cuốn “Viện kiểm sát nhân dân trong nhà nước pháp quyền” (Nxb Tư pháp, năm 2014) đều đề cập đến vị trí của hoạt động công tố/ THQCT ở Việt Nam hiện nay thuộc chức năng của cơ quan tư pháp hay cơ quan hành pháp và phân tích vị trí của hệ thống cơ quan công tố ở các nước khác nhau. Cuốn “Một số vấn đề về luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tuân (Nxb Tư pháp, năm
2015) phân tích về chức năng công tố, chức năng kiểm sát và vị trí của VKS (Viện công tố) ở các quốc gia khác nhau, trong đó có liên hệ với Việt Nam; tác giả nhấn mạnh việc cần phải hoàn thiện quy định của pháp luật phù hợp với Hiến pháp năm
2013 về chức năng, địa vị pháp lý và mối quan hệ của Tòa án và VKS. Ngoài ra, cuốn sách chuyên khảo “Những vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” do các tác giả Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thị Thuỷ đồng chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, năm 2013) cũng đề cập đến mô hình tố tụng và tổ chức của cơ quan công tố ở Việt Nam.
9

Tiếp đó, đề tài khoa học cấp bộ “Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát ở Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp” (VKSND Tối cao, năm 2008) có đề cập đến khái niệm quyền công tố và THQCT ở Việt Nam, từ đó đề xuất việc xây dựng mô hình và tổ chức hoạt động của cơ quan công tố phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn khách quan và đường lối, chính sách của Đảng. Đề tài nghiên cứu khoa học (Đề tài nhóm A) “Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp” (trường Đại học quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí, năm 2012) có nêu quan điểm về chức năng công tố là một hệ thống hoạt động do các cơ quan khác nhau thực hiện, trong đó VKS chịu trách nhiệm chủ đạo. Quan điểm này là một cách tiếp cận ở góc độ rộng về hoạt động THQCT, được NCS sử dụng để tham khảo trong quá trình phân tích về chủ thể của THQCT trong phạm vi luận án của mình. Ngoài ra, đề án “Nghiên cứu việc chuyển VKS thành Viện Công tố” do Ban cán sự Đảng VKSND tối cao thực hiện, năm 2012 cũng là một tài liệu khoa học hữu ích có đề cập đến mô hình tố tụng và cơ cấu tổ chức VKS theo định hướng chuyển đổi thành Viện công tố.
Ở cấp độ luận án tiến sĩ, một số tác giả đã nghiên cứu chuyên sâu về chủ thể tiến hành tố tụng, mô hình tố tụng trong đó có đề cập đến chức năng của VKS như: luận án tiến sĩ “Các chủ thể tiến hành tố tụng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Duy Giảng (2014); luận án tiến sĩ “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng” của tác giả Nguyễn Thị Thủy (2014).
Trong phạm vi bài nghiên cứu tạp chí, có thể kể đến các bài viết “Các mô hình lý luận về tổ chức hệ thống Viện công tố trong chiến lược cải cách tư pháp” của PGS.TSKH Lê Cảm đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 14 năm 2007; bài viết “Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của PGS.TS. LS Phạm Hồng Hải đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 3 năm 2008; bài viết “Cơ sở lựa chọn mô hình tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Chí đăng trên số
10

chuyên đề “Các cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Dân chủ và

Pháp luật, năm 2011… Nội dung các các bài viết này chủ yếu tập trung ở hai khía

cạnh: chủ thể THQCT và cơ chế hoạt động của chủ thể THQCT đảm bảo sự phù hợp với mô hình tố tụng và chủ trương, chính sách của Đảng. Trong quá trình nghiên cứu về khái niệm THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm thì việc tham khảo những tài liệu này để đưa ra được những lập luận vững chắc về chủ thể, phạm vi, mục đích của khái niệm là một định hướng phù hợp và cần thiết.
Những công trình nghiên cứu về chức năng tố tụng và nguyên tắc tố tụng:

Chức năng buộc tội là một trong ba chức năng cơ bản của tố tụng hình sự (bên cạnh chức năng xét xử và chức năng bào chữa). Khi THQCT trong tố tụng hình sự, VKS được Nhà nước giao thực hiện quyền buộc tội người thực hiện hành vi phạm tội, truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về chức năng buộc tội là một nội dung bắt buộc, là nền tảng lý luận quan trọng để giải quyết các vấn đề lý luận về quyền công tố và THQCT của VKS. Hơn nữa, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS xuất hiện cả ba chức năng của tố tụng hình sự là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Vì vậy, việc nghiên cứu về nội dung của chức năng buộc tội đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để xác định đúng nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Những công trình khoa học đề cập đến chức năng tố tụng nói chung và chức năng buộc tội nói riêng bao gồm:
Cuốn sách chuyên khảo “Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam” của TS. Lê Tiến Châu, Nxb Tư pháp, năm 2009; Luận án tiến sĩ “Các chức năng trong tố tụng hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2012) đều đề cập đến các chức năng của tố tụng hình sự, trong đó tác giả Lê Tiến Châu nhấn mạnh chức năng xét xử gắn liền với chức năng của Tòa án; tác giả Nguyễn Mạnh Hùng phân tích các chức năng tố tụng trong mối liên hệ với mô hình tố tụng, xác định chủ thể thực hiện các chức năng tố tụng tương ứng trong tố tụng hình sự để từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các chủ thể đó.
11

Trên các tạp chí khoa học pháp lý, nhiều tác giả cũng quan tâm đến vấn đề về chức năng tố tụng hình sự nói chung và chức năng buộc tội nói riêng như: bài viết “Các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử trong tố tụng hình sự” của tác giả Hoàng Thị Sơn đăng trên Tạp chí Luật học số 2, năm 1998; bài viết “Một số vấn đề về chức năng buộc tội” của tác giả Lê Tiến Châu đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 3, năm 2003; bài viết “Những chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự” của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12, năm
2005; bài viết “Hoàn thiện các chức năng tố tụng hình sự trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9, năm 2008.
Ở góc độ khác, đáng chú ý là các bài viết trong tập kỷ yếu Hội thảo khoa học “Các chức năng tố tụng hình sự Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Học viện khoa học xã hội, tháng 11 năm 2015) như: chuyên đề “Lý thuyết chức năng và một số vấn đề đổi mới nhận thức về các chức năng của tố tụng hình sự Việt Nam” của TS Đinh Thị Mai; chuyên đề “Khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa của các chức năng tố tụng hình sự” của PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn; chuyên đề “Chức năng tố tụng hình sự và vấn đề hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc; chuyên đề “Các chức năng của tố tụng hình sự và vấn đề cải cách thiết chế – bộ máy các cơ quan tư pháp ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí. Các bài viết này đã phân tích chuyên sâu về các chức năng tố tụng hình sự cơ bản, sự phân định giữa ba chức năng cơ bản của tố tụng hình sự tương ứng với các chủ thể và mô hình tố tụng ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh việc tiếp cận và lĩnh hội các kiến thức về các vấn đề như mô hình tố tụng, chức năng tố tụng hình sự, NCS đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu các nguyên tắc tố tụng hình sự. Các nguyên tắc của tố tụng hình sự được ghi nhận trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến việc ghi nhận những quyền năng tố tụng của VKS khi THQCT như nguyên tắc “Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự”, nguyên tắc “Xác định sự thật vụ án”, nguyên tắc “Tranh
12

tụng trong xét xử được bảo đảm” và nguyên tắc “Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự”. Vì vậy, việc nghiên cứu các nguyên tắc của tố tụng hình sự là hoàn toàn cần thiết trong việc định hướng xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn XXSTVAHS. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về các nguyên tắc tố tụng có liên quan đến đề tài luận án của NCS như sau: Luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự Việt Nam- những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Lê Lan Chi
(2010); Luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Hiển (2011); luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Thế Hưng (2017). Những công trình khoa học ở cấp độ tiến sĩ này đã đưa ra nhiều định hướng quan trọng cho NCS tiếp thu và kế thừa trong luận án của mình. Đặc biệt, quan điểm của tác giả Đinh Thế Hưng về nội dung của nguyên tắc xác định sự thật vụ án phù hợp với định hướng nghiên cứu của luận án, trong đó tác giả khẳng định “sự thật trong tố tụng hình sự là sự thật pháp lý, là sự phù hợp giữa các kết luận của Tòa án với chứng cứ, hồ sơ vụ án, Tòa án không thể bổ sung những gì mà Cơ quan điều tra, VKS và người buộc tội không có, Tòa án chỉ có thể có thẩm quyền xét xử trong phạm vi truy tố của VKS, Tòa án cũng có trách nhiệm chấp nhận việc rút truy tố của VKS, nếu làm ngược lại thì Tòa án sẽ trở
thành cơ quan buộc tội”2.

Trên các tạp chí khoa học pháp lý, các bài viết xung quanh các vấn đề về các nguyên tắc của tố tụng hình sự nói chung và các nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc xác định sự thật vụ án…. được rất nhiều các tác giả luận giải ở các góc độ khác nhau, trong đó có thể kể đến các bài viết như: bài viết “Hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp” của tác giả Lê Văn Cảm
và Nguyễn Huy Phượng đăng trên Tạp chí Kiểm sát trong hai số 11 và số 13, năm 2011;

2 Đinh Thế Hưng (2017), Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến
sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội, tr.52
13

bài viết “Hoàn thiện nguyên tắc xác định sự thật vụ án được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Lại Văn Trình đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 17, năm 2012; bài viết “Đổi mới thủ tục phiên tòa hình sự sơ thẩm theo hướng bảo đảm nguyên tắc tranh tụng” của tác giả Vũ Gia Lâm đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 21 năm 2013; bài viết “Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án” của tác giả Nguyễn Duy Dũng đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12, năm 2015…
Những kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học ở nhóm này có thể giúp NCS tham khảo để củng cố những vấn đề lý luận trong việc nghiên cứu phạm vi thực hiện chức năng THQCT của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đảm bảo phù hợp với mô hình tố tụng, chức năng tố tụng và các nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
* Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền công tố, thực hành quyền công tố

Có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau đã đề cập đến những vấn đề này, cụ thể như sau:
Về sách chuyên khảo, khảo cứu lịch sử phát triển tố tụng hình sự Việt Nam có thể thấy đề tài về quyền công tố đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu tìm tòi, phân tích từ rất sớm. Trong khoảng thời gian trước năm 1975, ở Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng xuất hiện một số cuốn sách viết về quyền công tố như: cuốn “Nhiệm vụ của công tố Viện” của tác giả Lê Tài Triển, Nguyễn Văn Lượng và Trần Thúc Linh (cuốn sách ra đời năm 1971 và hiện đang có tại Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội) phân tích rất cụ thể về tổ chức và quyền hạn của cơ quan công tố Viện. Bên cạnh việc phân tích về tổ chức của cơ quan Công tố viện tại các Tòa sơ thẩm, Tòa thượng thẩm và tại Tối Cao pháp Viện, tác giả đã phân tích rất cụ thể về nhiệm vụ hình sự của Công tố viện. Một số những quan điểm lý luận mà tác giả đề cập trong cuốn sách có liên quan chặt chẽ đến đề tài mà NCS lựa chọn như: việc thụ lý về
hình sự xuất phát từ quyết định truy tố của Công- tố- viện bằng một khởi- tố-trạng3;

quyền công tố được hiểu là một tố-quyền thuộc về xã hội và được xử hành nhân

3Lê Tài Triển, Nguyễn Văn Lượng và Trần Thúc Linh (1971), Nhiệm vụ của công tố Viện, Nhóm nghiên cứu và dự hoạch Lê Tài Triển chủ trương, Sài Gòn, tr.1
14

danh xã hội, bắt nguồn từ sự vi phạm và nhằm mục đích buộc kẻ phạm tội theo sự trừng phạt do Tòa án đại diện cho xã hội tuyên phán theo pháp luật4; công tố viện có bổn phận, không những phát động quyền công tố cần thiết để tòa thụ lý, mà còn can thiệp trong mọi giai đoạn của thủ tục điều tra và thẩm xét trước tòa5. Cùng trong giai đoạn lịch sử này, một công trình nghiên cứu khác là cuốn “Hình sự tố tụng chú giải: Quyển 1: Hành sử công tố quyền và thẩm vấn” của tác giả Hoàng Tuấn Lộc và Đào Minh Lượng xuất bản năm 1973 (hiện có tại Thư viện Đại học Luật Hà Nội) cũng phân tích và bình luận nhiều nội dung có quan điểm lý luận phù hợp với nội dung nghiên cứu trong đề tài luận án mà NCS lựa chọn.
Trong khoảng thời gian 10 năm gần đây, cuốn “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra” của nhóm tác giả Lê Hữu Thể (chủ biên), Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường (Nxb Tư pháp, năm 2005) là công trình nghiên cứu có đề cập trực tiếp đến các khái niệm quyền công tố, THQCT. Tuy nhiên, cho đến nay, với sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu khác nhau thì những khái niệm được nêu trong cuốn sách cũng còn có sự tranh luận nhất định.
Về đề tài khoa học, trước tiên phải kể đến một số bài viết trong kỷ yếu Đề tài khoa học cấp Bộ “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay” (VKSND tối cao, 1999) như: bài viết “Khái niệm, đối tượng, phạm vi, nội dung quyền công tố” của tác giả Đỗ Văn Đương; bài viết “Bàn về quyền công tố” của tác giả Phạm Hồng Hải, bài viết “Một số vấn đề về quyền công tố” của tác giả Trần Văn Độ; bài viết “Vài ý kiến về quyền công tố và thực hành quyền công tố” của tác giả Phạm Tuấn Khải; bài viết “Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát” của tác giả Nguyễn Thái Phúc. Những tài liệu này dù đã xuất hiện cách đây khá lâu nhưng các quan điểm khác nhau về khái niệm, nội dung và phạm vi của quyền công tố mà các tác giả đã đề cập đến vẫn
là những tài liệu tham khảo hữu ích cho NCS trong quá trình nghiên cứu của mình.

4 Lê Tài Triển, Nguyễn Văn Lượng và Trần Thúc Linh (1971), Nhiệm vụ của công tố Viện, Nhóm nghiên cứu và dự hoạch Lê Tài Triển chủ trương, Sài Gòn, tr.263
5 Lê Tài Triển, Nguyễn Văn Lượng và Trần Thúc Linh (1971), Nhiệm vụ của công tố Viện, Nhóm nghiên cứu và
dự hoạch Lê Tài Triển chủ trương, Sài Gòn, tr.264
15

Ở cấp độ luận án tiến sĩ, luận án tiến sĩ “Quyền công tố ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Tuyết Hoa (2002) là công trình nghiên cứu khoa học ở cấp độ luận án đầu tiên đã phân định rành mạch và rõ ràng giữa khái niệm, đối tượng, phạm vi, nội dung của quyền công tố và THQCT một cách có hệ thống. Sau đó, luận án tiến sĩ “Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An” của tác giả Tôn Thiện Phương (2017) mặc dù giới hạn phạm vi nghiên cứu trên một địa bàn nhất định nhưng tác giả cũng đã phân tích những vấn đề lý luận chung về quyền công tố và THQCT. Đây là công trình khoa học vừa hoàn thành đầu năm 2017 nên những kết quả nghiên cứu trong công trình khoa học này đảm bảo tính mới và được NCS tham khảo trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận án của mình. Ngoài ra, có thể kể đến luận án “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của tác giả Hoàng Xuân Đàn (2017) cũng đề cập đến các khái niệm về quyền
công tố và THQCT.

Trên các tạp chí khoa học pháp lý, một số tác giả quan tâm và luận bàn về khái niệm quyền công tố và THQCT như: bài viết “Những vấn đề lý luận về chế định quyền công tố (Nhìn nhận từ góc độ Nhà nước pháp quyền)” của PGS. TSKH Lê Cảm đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 4, năm 2001; bài viết “Quyền công tố và tổ chức thực hiện quyền công tố trong Nhà nước pháp quyền” của tác giả Nguyễn Minh Đức đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1+2 năm 2012; bài viết “Công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự” của tác giả Trần Đình Nhã đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21 năm 2014.
Nhìn chung, những vấn đề về quyền công tố, THQCT trong các công trình nghiên cứu kể trên dù có thể khác nhau về cách tiếp cận và giải thích nhưng đều có chung một số những luận điểm đã được thừa nhận rộng rãi. Vì thế, kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học nói trên sẽ được NCS kế thừa, đồng thời tiếp tục phát triển để đưa ra những nhận định mới phù hợp hơn với điều kiện khoa học pháp lý trong bối cảnh hiện nay. Ngoài việc tiếp thu và kế thừa những luận điểm khoa học đã có trong các công trình khoa học nêu trên, NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu để xây dựng khái niệm THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm một cách hoàn chỉnh, phù hợp về lý luận và thực tiễn.
16

* Nhóm các công trình nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự
Về sách chuyên khảo, một số công trình nghiên cứu dưới dạng sách chuyên

khảo đã phân tích về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong các giai đoạn tố tụng hình sự hoặc dưới góc độ một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như: cuốn “Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm” của TS. Dương Thanh Biểu (Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2007);
cuốn “Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp” của TS. Nguyễn Hải Phong (Nxb chính trị quốc gia, năm 2014). Ngoài ra, có thể kể đến cuốn “Những điểm mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” do PGS.TS Nguyễn Hòa Bình chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, năm 2015) là một ấn phẩm ra đời ngay sau khi BLTTHS năm 2015 được ban hành, đã phân tích khá tổng quát quy định của BLTTHS năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, có so sánh, đối chiếu với các quy định trong các văn bản pháp luật trước đồng thời bình luận những điểm mới đáng chú ý của BLTTHS năm 2015 về vấn đề này.
Bên cạnh đó, cuốn “Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác

của Viện kiểm sát nhân dân qua 55 năm tổ chức và hoạt động (26/7/1960 –

26/7/2015)” của VKSND tối cao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã khái quát quá trình phát triển của VKSND qua các thời kỳ và phân tích một số công tác của ngành kiểm sát nhân dân trong đó có đề cập đến công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS; đánh giá thực trạng hoạt động THQCT từ khi ngành kiểm sát được thành lập cho đến năm 2015; chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THQCT. Những vấn đề thực tiễn trên được các tác giả nêu trong cuốn sách có liên quan mật thiết đến nội dung phần thực trạng quy định pháp luật, thực tiễn THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và giải pháp nâng cao chất lượng THQCT mà luận án phải giải quyết.
Trên các tạp chí khoa học pháp lý, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong tố
17

tụng hình sự như: bài viết “Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung chế định Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trong Bộ luật tố tụng hình sự” của tác giả Hồ Đức Anh, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 19, năm 2008; bài viết “Những bất cập trong các quy định về việc Viện kiểm sát thay đổi quyết định truy tố” của tác giả Hồ Đức Anh đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 7, năm 2009. Đặc biệt, bài viết “Bàn về việc Viện kiểm sát rút quyết định truy tố” của tác giả Đinh Thế Hưng trên Tạp chí Kiểm sát số 13 năm
2009… đề cập đến khoảng trống trong quy định của pháp luật về thời điểm VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa (nhưng đã có Quyết định đưa vụ án ra xét xử) thì giải quyết như thế nào và việc VKS rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa nhưng Tòa án vẫn xét xử toàn bộ vụ án không phù hợp với chức năng xét xử và giới hạn xét xử của Tòa án. Ở khía cạnh này, NCS đồng quan điểm với tác giả Đinh Thế Hưng và những luận điểm mà tác giả đưa ra trong bài viết này sẽ được NCS tiếp thu trong đề tài luận án của mình. Tương tự, nhiều tác giả cũng tiếp cận về vấn đề này như: bài viết “Quyền hạn của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định truy tố” của tác giả Nguyễn Văn Tuân, đăng trên Tạp chí TAND số 8, năm 2010; bài viết “Cần sửa đổi, bổ sung quy định về rút quyết định truy tố” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh đăng trên Tạp chí TAND số 5, năm 2012; bài viết “Bàn về hậu quả pháp lý khi KSV rút quyết định truy tố” của tác giả Đỗ Xuân Tựu đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 13, năm 2016…
Ở góc độ khác, bài viết: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự” của tác giả Đinh Văn Quế, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 8, năm 2006; bài viết “Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự- những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Dương Thanh Biểu, Tạp chí Kiểm sát số 24, năm 2006; bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xét hỏi và tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” của tác giả Nguyễn Chí Dũng, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 12, năm 2014…đều đề cập đến vai trò của KSV tham gia phiên toà trong giai đoạn xét hỏi, tranh luận là đặc biệt quan trọng. Một phiên toà có thể hiện tính chất tranh tụng hay không phụ thuộc phần lớn vào vai trò của KSV THQCT và kiểm sát tại phiên toà.
18

Tương tự, nhiều tác giả nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT tại phiên tòa xét xử sơ thẩm như: bài viết “Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Phạm Văn An đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 7 năm 2011; Bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng bản luận tội” của tác giả Nguyễn Văn Đoàn, Lê Hồng Phong đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 22, năm 2013; bài viết “Bàn về hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự” của tác giả Nguyễn Trung Kiên, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 19, năm 2014; bài viết “Nâng cao chất lượng xét hỏi của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự” của tác giả Nguyễn Trung Kiên, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 9, năm 2014; bài viết “Bảo đảm quyền con người của bị cáo trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự” của tác giả Võ Quốc Tuấn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 7 năm 2015.
Ngoài ra, một số bài viết về việc kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã đề cập đến việc kháng nghị dưới góc độ là nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm như: bài viết “Nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm của VKSND trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự” của tác giả Nguyễn Nông, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 22, năm 2005; bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự” của tác giả Lê Thành Dương đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 12, năm 2014 (tr.32-40); bài viết “Kháng nghị của VKS trong tố tụng hình sự với vai trò bảo đảm quyền con người”
của tác giả Trần Văn Hội đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 19 năm 2015.

Xem xét tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án có thể kết luận: Trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp, toàn diện, chuyên sâu về THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, một số nội dung liên quan đến các vấn đề lý luận về quyền công tố, THQCT, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong các giai đoạn tố tụng trong đó có giai đoạn XXSTVAHS đã được đề cập khái quát trong một số công trình nghiên cứu như đã nêu trên. Những kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu tại Việt Nam trong thời gian qua là nguồn tư liệu quý báu để NCS kế thừa và tiếp tục phát triển trong đề tài luận án của mình.
19

* Nhóm các công trình nghiên cứu về giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Để làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn về THQCT trong giai đoạn

XXSTVAHS, NCS nhận thấy cần phải nhận thức đúng về mối quan hệ giữa VKS và Tòa án trong giai đoạn XXSTVAHS phát sinh từ thời điểm nào và việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của hai cơ quan này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ra sao? Do đó, NCS tập trung tìm hiểu các nguồn tài liệu nghiên cứu về giai đoạn XXSTVAHS (là giai đoạn phát sinh mối quan hệ giữa VKS và Tòa án) và các hoạt động của Tòa án, VKS trong giai đoạn đó.
Về giai đoạn xét xử, cuốn sách chuyên khảo “Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” của TS. Võ Thị Kim Oanh, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011; Giáo trình “Luật tố tụng hình sự Việt Nam” của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Nxb Hồng Đức, năm 2013); Giáo trình “Luật tố tụng hình sự Việt Nam” của trường Đại học Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân, năm 2018) là những công trình khoa học có đề cập trực tiếp đến việc xác định phạm vi, ý nghĩa của giai đoạn xét xử sơ thẩm. Ngoài ra, trong cuốn “Viện kiểm sát nhân dân trong nhà nước pháp quyền” (GS.TS Nguyễn Đăng Dung – chủ biên, Nxb Tư pháp, năm 2014), tác giả phân tích phạm vi của giai đoạn XXSTVAHS bắt đầu từ khi chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Tòa án để xét xử và kết thúc khi bản án và quyết định của Tòa án có hiệu
lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị 6. Tiếp đó, luận án tiến sĩ “Hoạt động

bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của tác giả Ngô Thị Ngọc Vân (2016) cũng đồng tình với quan điểm này. Ngoài ra, một số bài viết tạp chí cũng đề cập trực tiếp đến XXSTVAHS với ý nghĩa là một giai đoạn tố tụng, cụ thể là: bài viết “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng” của PGS.TSKH Lê Cảm đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 2, năm 2002; bài viết “Đặc điểm
của hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự” của tác giả

6 Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Nguyễn Ngọc Chí, Vũ Công Giao, Lưu Bình Dương (2014), Viện kiểm sát
nhân dân trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.304
20

Nguyễn Văn Du đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 năm 2006; bài viết “Bàn về tính chất của xét xử sơ thẩm và thời điểm bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật” của TS. Vũ Gia Lâm, đăng trên Tạp chí TAND số 2, năm 2010. Kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học trên đây được NCS kế thừa khi xác định khái niệm và phạm vi của giai đoạn XXSTVAHS, là cơ sở để xác định phạm vi phát sinh mối quan hệ giữa VKS và Tòa án.
Về mối quan hệ giữa VKS và Tòa án trong giai đoạn XXSTVAHS: Việc nghiên cứu về VKS và Tòa án trong giai đoạn XXSTVAHS thường được thực hiện dưới góc độ nghiên cứu về chức năng tố tụng hoặc về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, không có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ này dưới góc độ chủ thể. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa VKS và Tòa án như sau:
Cuốn sách chuyên khảo “Thủ tục xét xử sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Văn Quế (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001) mặc dù không đề cập trực tiếp đến việc THQCT của VKS tại phiên tòa, nhưng qua việc phân tích thủ tục tố tụng tại phiên tòa trong đó có sự tham gia của VKS, tác giả cũng đã đề cập đến một số nội dung có liên quan đến chức năng THQCT của VKS như: KSV là người đại diện cho VKS THQCT tại phiên tòa và để THQCT tại phiên tòa thì KSV có quyền công bố bản cáo trạng, bổ sung cáo trạng, rút cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày luận tội, tranh luận; đưa ra các chứng cứ hoặc yêu cầu, trong
đó có quyền yêu cầu thay đổi thành viên HĐXX, thư ký phiên tòa7. Cuốn “Những

vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” (Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nguyễn Thị Thủy (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, năm 2013) đề xuất xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền cũng như mối quan hệ tố tụng giữa Tòa án và VKS trong giai đoạn xét
xử vụ án hình sự8.

7 Đinh Văn Quế (2001), Thủ tục xét xử sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.79.
8 Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm) (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Khoa
học kiểm sát, Hà Nội, tr.173.
21

Trên diễn đàn khoa học pháp lý, một số các nhà nghiên cứu cũng tập trung phân tích về vấn đề này như: bài viết “Hoàn thiện mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự” của tác giả Hồ Sỹ Sơn đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2, năm 2005; bài viết “Bàn về chức năng tố tụng của Tòa án và vấn đề độc lập của hoạt động xét xử” của tác giả Nguyễn Mạnh Kháng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10, năm 2008; bài viết “Chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí đăng trên tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội số 25, năm
2009; bài viết “Mối quan hệ của Tòa án với Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ

án hình sự” của tác giả Nguyễn Hà Trang đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số

5, năm 2010; bài viết “Mối quan hệ chế ước theo tố tụng hình sự giữa Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của tác giả Trương Đức Thắng, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 21, năm 2014.
Các công trình nghiên cứu trên đây dù tiếp cận về mối quan hệ giữa VKS và Tòa án ở các góc độ khác nhau, nhưng đều thể hiện rõ một số quan điểm mà NCS tiếp thu và phát triển trong luận án của mình như: VKS và Tòa án có mối quan hệ phối hợp và chế ước nhau để cùng hướng tới nhiệm vụ làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm hiệu quả hoạt động THQCT của VKS trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc độc lập trong xét xử của Tòa án.
2. Phân tích tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào ở nước ngoài đề cập đến THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm tại Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trực tiếp đến THQCT không nhiều, chủ yếu được đề cập thông qua việc nghiên cứu các mô hình tố tụng, chức năng tố tụng và hoạt động tố tụng của cơ quan VKS/Viện Công tố của một số nước trên thế giới.
Khi nghiên cứu về các mô hình tố tụng điển hình trên thế giới để tìm hiểu về chức năng công tố ở mỗi quốc gia, NCS đã tham khảo các công trình khoa học sau đây: Cuốn “The Japanese way of justice- Prosecuting crime in Japan” (Thủ tục tư pháp của
Nhật Bản – Truy tố tội phạm tại Nhật Bản) của tác giả David T. Johnson, trường Đại học Oxford, Vương quốc Anh, xuất bản năm 2002: cuốn sách này không phải là của một nhà nghiên cứu Nhật Bản viết về nền công tố của Nhật Bản mà được nghiên
22

cứu bởi một tác giả nước ngoài, vì vậy những nhận định trong cuốn sách có phần đa chiều và khách quan hơn. Trong cuốn sách này, David T.Johson đề cập đến việc so sánh về tư pháp hình sự giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ nhưng tập trung nhiều nhất vào tư pháp hình sự Nhật Bản thông qua việc nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của các Công tố viên Nhật Bản. Kết cấu của BLTTHS Nhật Bản cho thấy tố tụng hình sự Nhật Bản vừa có tính chất của hệ tố tụng tranh tụng, vừa mang đặc điểm của hệ tố tụng hình sự thẩm vấn. Tại phiên tòa, Công tố viên và luật sư bào chữa là hai bên tranh tụng bình đẳng với nhau trong việc thu thập, chuẩn bị tài liệu, chứng cứ, Tòa án đóng vai trò trung lập, lắng nghe tranh luận và đưa ra kết luận về các chứng cứ rồi tuyên án, nhưng BLTTHS Nhật Bản không quy định về chế định bồi thẩm.
Cuốn “French Criminal Justice – A Comparative Account of the Investigation and Prosecution of Crime in France” (Tư pháp hình sự của Pháp – So sánh về điều tra và truy tố tội phạm tại Pháp) của tác giả Jacqueline Hodgsom, trường Đại học Warwick (Vương quốc Anh), xuất bản năm 2005: cuốn sách phân tích về thủ tục tố tụng hình sự của Pháp trong sự so sánh với thủ tục tố tụng của Anh và xứ Wale với những thay đổi trong tư pháp hình sự của các quốc gia này qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tác giả không đề cập đến hoạt động xét xử tại phiên tòa nhưng qua việc phân tích thủ tục điều tra, truy tố và vai trò của Công tố viên, có thể thấy rằng: Tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp đan xen cả hai loại hình tố tụng thẩm vấn và tố tụng tranh tụng. Tố tụng Cộng hòa Pháp nhấn mạnh nhiều vào việc điều tra và giải quyết các vấn đề của Tòa án trong giai đoạn tiền xét xử, phiên tòa giống như việc kiểm tra và đánh giá cuối cùng hơn là trọng tâm của cuộc tranh luận. Hồ sơ đưa ra trước tòa không chỉ đơn thuần là vụ truy tố (như ở Anh và Xứ Wales), mà còn là sản phẩm của cuộc điều tra tư pháp (hoặc giám sát theo pháp luật). Có thể thấy cơ quan công tố (tiền thân của VKS) Việt Nam trong thời kì đầu mới được hình thành có nét tương đồng khá lớn với cơ quan công tố của Pháp.
Cuốn “European Criminal Procedures” (Tố tụng hình sự ở Châu Âu) của tác giả Mireille Delmas- Marty and J.R. Spencer, trường Đại học Cambrigde, Vương quốc Anh, xuất bản lần đầu năm 2002 nghiên cứu về thủ tục tố tụng của các quốc gia Châu Âu với năm nước điển hình là Anh, Đức, Pháp, Italy và Bỉ với hai nội dung chủ yếu là việc mô tả về thủ tục tố tụng của năm nước và việc phân tích về vai

LA32.039_Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Tags: hình sựsở thẩmThực hành quyền công tốViện kiểm sátxét xử sở thẩmxét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Previous Post

Phát triển tài chính và hiệu lực của chính sách tiền tệ

Next Post

Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ kinh doanh thương mại

Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10)

December 21, 2015
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế

LA03.006_Năng lực công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh – Nghiên cứu tại Thủ đô Viêng Chăn

July 3, 2015
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế

LA03.012_Chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam

July 5, 2015
Hành vi cảm thán trong truyện kiều

Phương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn

October 24, 2015

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.