LA07.013_Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 02
Nghiên cứu sinh: Vương Thanh Tú
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu
Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thị trường lao động là một thị trường đặc biệt, vì đối tượng mua bán là một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động. Đây là một yếu tố “đầu vào” không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1. Thị trường lao động theo nghĩa rộng là lĩnh vực mua – bán sức lao động; theo nghĩa hẹp là nơi (không gian) diễn ra các quan hệ cung – cầu lao động, giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động, dưới sự tác động của cơ chế thị trường và vai trò điều tiết của Nhà nước, nhằm xác định giá cả sức lao và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.
2. Nội dung phát triển thị trường lao động: (1) Điều tiết tăng mức cầu về lao động; (2) Điều tiết đảm bảo mức cung về các loại lao động; (3) Điều tiết mối quan hệ giữa cung – cầu và giá cả sức lao động; (4) Tăng cường vai trò của Nhà nước và các trung gian thị trường lao động.
3. Phân tích thực trạng thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004 – 2014, luận án đánh giá những kết quả và hạn chế sau:
Kết quả: Trình độ chuyên môn của người lao động đã được nâng cao, đáp ứng được một phần nhu cầu lao động; hệ thống giáo dục và đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc đã được tỉnh quan tâm; tiền công tăng, đời sống của người lao động đã được cải thiện hơn trước.
Hạn chế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn thấp; đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ; thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn, chất lượng lao động thấp; mất cân đối cung – cầu lao động; thu nhập của người lao động còn thấp; hệ thống chính sách và trung gian thị trường lao động còn hạn chế.
4. Bốn nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020: (1) Thúc đẩy tăng cầu về lao động; (2) Thúc đẩy đảm bảo mức cung về lao động; (3) Tác động đến quan hệ cung – cầu và giá cả sức lao động; (4) Hoàn thiện cơ chế, chính sách của nhà nước và hoạt động của các trung gian thị trường lao động.
BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS
Title: The labour market in Thai Nguyen province
Field of study: Political Economics Code: 62 31 01 02
PhD Candidate: Vuong Thanh Tu
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Van Hau
Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics
SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUSIONS
The labor market is a special market, because the subject of trade is a special commodity – commodity of labor power. This is an indispensable “inputs” element in the process of business.
1. The labour market in broad meaning is field of buying – selling labour power; in narrow meaning is the place (space) where the supply – demand relationship of labour is taken out, between seller and buyer of labour power, under the impact of market mechanisms and the regulatory role of the State in order to determine the price of labour power (wages and salaries) and other working conditions, based on a labour contract in writing, orally, or through the form of contracts or other agreements.
2. Contents of labour market development: (1) The regulation of increasing the labor demand; (2) The regulation of ensuring the labour supply of all kinds; (3) The regulation of the relationship between supply – demand and price of labour power; (4) Strengthening the role of the State and the intermediaries of labour market.
3. Analysing the actual situation of labour market in Thai Nguyen province in 2004-2014 period, the thesis evaluated the results and restrictions:
Results: Qualification of the employees has been enhanced to meet part of the labour demand; education and training system, vocational training, job introducing have been focused; wage increased, the life of workers have been improved than before.
Restrictions: The economic growth of the province is low; Most of enterprises are small-scale; the attraction of foreign investment and economic structure transformation is slow; labour export has many difficulties, low quality of labour; the imbalance between labour supply and labour demand; workers’ income is low; policy system and intermediaries of labour market are limited.
4. Four groups of solutions to develop the labour market in Thai Nguyen province up to 2020: (1) To promote increasing labour demand; (2) To promote ensuring the labour supply; (3) To impact on supply – demand relationship and price of labour power; (4) To improve mechanisms, policies of the state and activities of the intermediaries of labour market.