LA17.021_Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học phần “Di truyền học ” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 12
1. Lý do chọn đề tài
111.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
Trong điều kiện của xã hội hiện đại, khi mà khoa học và công nghệ phát triển rất mạnh mẽ, đưa nhân loại chuyển từ nền kinh tế Công – Nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức
thì hội nhập trong giáo dục trở thành xu thế toàn cầu. Sự bùng nổ thông tin đã tác động đến giáo dục nói chung và hoạt động DH nói riêng. Trong bối cảnh này, việc đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo là điều kiện tồn tại của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một mục tiêu quan trọng của sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay [3], [18], [19], trong đó đổi mới PPDH được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược [2], [5].
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung Ương 6 khóa IX, khóa X và được thể chế hóa trong Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [2], [9]. Trong “Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung Ương 2 (khóa VIII), mục phương hướng phát triển GD & ĐT đến năm 2020” đã nêu: “Cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh , sinh viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết với thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống” [9, tr.29]. Trong “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung Ương Đ
ảng khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam ” mục phương hướng phát triển GD & ĐT đã chỉ rõ “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương 12 trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất l
ượng giáo dục toàn diện”… [9, tr.58]. Luật Giáo dục 5/2005 khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ” [9, tr.88].
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mục tiêu về k ĩ năng học tập môn SH là: “Phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết thu thập và xử lí thông tin; lập bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm; làm báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, lớp” [6, tr.6]. Như vậy, việc đổi mới PPDH là một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp
phát triển GD & ĐT ở nước ta. Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS; chuyển từ hình thức GV giữ vai trò trung tâm trong giờ học và có nhiệm vụ truyền đạt thông tin cho HS sang hình thức HS giữ vai trò trung tâm, GV tổ chức hoạt động nhận thức của HS qua đó phát huy tích tích cực, độc lập và sáng tạo của HS. GV dạy HS cách học thông qua quá trình dạy, rèn luyện kĩ năng học tập cho HS qua đó vừa phát huy tính tích cực nhận thức vừa rèn luyện phương pháp tự học, chuyển thành phong cách học tập độc lập sáng tạo, thành năng lực để học suốt đời [17]. Như vậy, đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng giáo dục, khơi dậy và phát huy tiềm năng của con người, phát triển giáo dục toàn diện, nhằm đào tạo ra một lớp người năng động, sáng tạo để thích nghi trong mọi hoàn cảnh là một việc làm cần thiết