LA14.010_Thâm hụt kép tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án “Thâm hụt kép tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện CCVL và NSNN tại Việt Nam trong ngắn hạn và ngăn chặn tình trạng Thâm hụt kép tại Việt Nam trong dài hạn.
Theo đó, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của công trình như sau:
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Thâm hụt kép: khái niệm về THK, phân loại THK và tác động của chính sách kinh tế đến Thâm hụt kép;
– Phân tích thực trạng Thâm hụt kép tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015, đánh giá khả năng chịu đựng THK của nền kinh tế.
– Tìm ra loại hình THK tại Việt Nam thông qua mối quan hệ nhân quả giữa THCCVL, THNSNN, tỷ giá, lãi suất và chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng THK;
– Đề xuất một số giải pháp cho công tác xử lý Thâm hụt kép.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề THNSNN và THCCVL tại Việt Nam. Luận án nghiên cứu hiện tượng THK và vấn đề hạn chế Thâm hụt kép, trong đó bao gồm cả những quy định Nhà nước về CCVL, cán cân thanh toán quốc tế, NSNN, các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu về trường hợp thâm hụt kép của một số quốc gia trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Về mặt nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào việc phân tích vấn đề về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp xử lý Thâm hụt kép tại Việt Nam;
Về mặt không gian: Ngoài việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan đến Thâm hụt kép của Việt Nam, luận án cũng nghiên cứu một số trường hợp THK trên thế giới là cơ sở để so sánh, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý thâm hụt cho thị trường Việt Nam;
Về mặt thời gian: Khi đánh giá thực trạng THNSNN và THCCVL ở Việt Nam, luận án nghiên cứu từ năm 2000, giai đoạn kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, cho đến năm 2015. Khi đề xuất giải pháp kiềm chế THK tại Việt Nam, luận án đề xuất giải pháp từ năm 2018 đến năm 2025.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án đi sâu vào phân tích để giải quyết các câu hỏi sau:
i. THK là gì? Có những loại THK nào? Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng THK?
ii. THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 diễn ra như thế nào? Khả năng chịu đựng THK của nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
iii. THK tại Việt Nam thuộc loại THK nào? Những nguyên nhân gì gây nên hiện tượng THK này?
iv. THK tại Việt Nam sẽ biến động theo chiều hướng nào trong tương lai? Việt Nam cần làm gì để xử lý hiện tượng kinh tế này?
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Mặc dù xuất hiện tại Hoa Kỳ từ những năm 1980 của thế kỷ XX và được nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu, hiện tượng THK vẫn là hiện tượng mang tính đặc thù riêng đối với mỗi nền kinh tế. Chưa có công thức chung để đánh giá THK tại mọi quốc gia, mà tùy vào tình hình cụ thể của từng nền kinh tế, trong từng giai đoạn phát triển riêng biệt mà THK biến động theo các chiều hướng khác nhau.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về THK trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2000 – 2015. Chính vì thế, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính hệ thống tổng thể từ các hoc thuyết kinh tế thế giới về THK đến phân tích trường hợp cụ thể của Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài
Luận án có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Lý luận cơ bản về THK
Chương 3: Thực trạng THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015
Chương 4: Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa THCCVL và THNSNN tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015
Chương 5: Giải pháp hạn chế THK tại Việt Nam