ThS13.08_Tạo động lực lao động tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội
Tổng quan các nghiên cứu về tạo động lực
Tạo động lực lao động là phần quan trọng nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Vấn đề tạo động lực cho người lao động không những được các nhà quản lý quan tâm mà còn thu hút rất nhiều tâm huyết của các nhà nghiên cứu.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về tạo động lực lao động như Luận án tiến sỹ:“ Tạo động lực cho lao động quản lý trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020”của tác giả Vũ Thị Uyên (trường ĐH Kinh tế Quốc dân, 2008). Luận án đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về vai trò lao động quản lýtrong doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp nhằm tạo động lực cho lao động quản lý rong các doanh nghiệp nhà nước.
Luận án tiến sỹ: “ Vai trò động lực của nhu cầu và vấn đề chủ động định hướng hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức nhu cầu”của tác giả Lê Thị Kim Chi (2002). Luận án đã phân tích nội dung nhu cầu và vai trò động lực củanó trong sự phát triển xã hội. Chủ động định hướng hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức các nhu cầu. Những nhu cầu cấp bách ở Việt Nam hiện nay cần tập trung giải quyếtnhằm tạo động lực cho sự phát triển.
Luận án tiến sỹ của tác giả Trần Thế Hùng (2008): “Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt nam”; Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Trung Thành (2005): “ Hoàn thiện mô hình đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước tại Việt nam” là các tài liệu nghiên cứu đề cập đến vấn đề tạo động lực cho người lao động thông qua hoàn thiện công tác tiền lương, tiền thưởng; công tác đánh giá hiệu quả công việc và công tác đào tạo cho người lao động tại doanh nghiệp.
Luận án tiến sỹ: “ Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã (Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)” của tác giả Lê Đình Lý (2012). Luận án đã hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về động lực và chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy đề tài này không mới nhưng lại được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, bởi vấn đề tạo động lực tại các doanh nghiệp là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.Các nhà nghiên cứu chỉ ra cách tiếp cận với tạo động lực theo hai cách khác nhau:các học thuyết tiếp cận theo nhu cầu của NLĐ như là Maslow, Herzberg…hay về nhóm tiếp cận theo hành vi của NLĐ như Adams, Vroom, Skinner…
Vận dụng các học thuyết trên, một vài nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tạo động lực và cách thực hiện: Gimmer(1996) nhấn mạnh cần tuyển đúng người và đối xử công bằng, coi trọng đào tạo. Gracia(2005) nhấn mạnh cần giúp nhân viên thấy rõ xu hướng, kỹ thuật mới nhất trong ngành, tạo điều kiện để họ phát huy sáng kiến và ứng dụng trong công việc… Dù tiếp cận theo cách nào đi nữa thì các nghiên cứu đều cho thấy sự quan trọng của tạo động lực lao động đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Tuy nhiên chưa có đề tài nào: “Tạo động lực lao động tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội”.