LA02.172_Tăng cường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dược ở Việt Nam
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
– Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam.
– Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài chính.
Thứ hai, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam, làm rõ các kết quả, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để tăng cƣờng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014. Trong đó tập trung chủ yếu vào các rủi ro tài chính nhƣ: Rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng thƣơng mại, rủi ro thanh khoản và rủi ro đòn bẩy tài chính.
– Phạm vi nghiên cứu là 36 doanh nghiệp Dƣợc có doanh thu lớn nhất năm 2012, gồm 15 doanh nghiệp niêm yết và 21 doanh nghiệp có cổ phiếu chào bán trên thị trƣờng OTC giai đoạn 2009 – 2014 (xem Phụ lục 03 – Tổng quan về mẫu nghiên cứu) [95].
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
– Tác giả luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp phân tích định tính và phƣơng pháp phân tích định lƣợng nhƣ: phƣơng pháp diễn giải, phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng. Các số liệu trong luận án đƣợc tác giả thu thập, xử lý bằng công cụ thống kê toán với sự hỗ trợ của phần mềm EXCEL. Các giải pháp ở chƣơng 3 sử dụng các công cụ công nghệ thông tin nhƣ: Mô hình cây quyết định, phần mềm STL, các công thức toán trong EXCEL,…
– Đối với báo cáo tài chính các công ty: Đƣợc tổng hợp từ Sở giao dịch chứng khoán, trang web của các công ty.
– Tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát 36 doanh nghiệp Dƣợc để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính của các công ty.
– Trên cơ sở báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tác giả sử dụng các công thức tính toán các hệ số tài chính áp dụng cho một doanh nghiệp để tính cách hệ số tài chính trung bình ngành cho tổng thể ngành Dƣợc.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
(1) Về mặt khoa học, Luận án đã hệ thống hoá, làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, các bài học kinh nghiệm từ doanh nghiệp nƣớc ngoài trong quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp.
(2) Về mặt thực tiễn
– Luận án góp phần làm rõ thực trạng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam theo bốn nội dung: nhận diện; đo lƣờng; kiểm soát và tài trợ rủi ro tài chính.
– Luận án đã đƣa ra những đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc gồm: Năm kết quả, sáu hạn chế và hai nhóm nguyên nhân (khách quan và chủ quan) của những hạn chế đó.
– Luận án đã đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 3 chƣơng
Chương I: Lý luận chung về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dược ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dược ở Việt Nam