Tuesday, June 28, 2022
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Luật

Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay

admin by admin
December 27, 2019
in Luật, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ luật
669
SHARES
3.7k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA32.040_Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng cơ sở lý luận về tặng cho QSDĐ ở và pháp luật về tặng cho QSDĐ ở. Trên nền tảng lý luận đó, phân tích, đánh giá được các quy định của pháp luật thực định cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về tặng cho QSDĐ ở nhằm tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa lý luận, pháp luật và thực tiễn của tặng cho QSDĐ; đồng thời chỉ ra những khoảng trống, những bất cập của vấn đề này trên thực tế đã và đang là rào cản cho quan hệ tặng cho QSDĐ ở. Việc tìm ra và khuyến nghị những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nghiên cứu cũng là một trong những mục đích chính trong Luận án mà NCS nhắm tới.

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay
  • Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam
  • Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
  • Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ…
  • Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
  • Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp…
  • Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của…
  • Chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh…

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được những mục đích đặt ra nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án tập trung những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, nghiên cứu xây dựng và làm rõ các khái niệm khoa học về QSDĐ ở, tặng cho QSDĐ ở, pháp luật về tặng cho QSDĐ ở. Cùng với đó, phân tích và làm sâu sắc hơn tính đặc thù về phương diện lý luận đối với tặng cho QSDĐ ở và tính đặc thù pháp luật về tặng cho QSDĐ ở ở Việt Nam trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động và chi phối tới pháp luật về tặng cho QSDĐ ở, xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở và từ đó đặt ra yêu cầu của việc xây dựng hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ ở.

Hai là, nghiên cứu phân tích thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về chủ thể, đối tượng, hình thức, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tặng cho QSDĐ ở. Trên cơ sở thực tiễn tranh chấp, giải quyết tranh chấp về tặng cho QSDĐ ở, Luận án chỉ rõ những hạn chế, vướng mắc của pháp luật hiện hành và những khó khăn trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về tặng cho QSDĐ trên cơ sở tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng này làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp phù hợp để khắc phục.

Ba là, trên cơ sở lý luận, đề xuất định hướng, giải pháp về việc sửa đổi, bổ sung và đặc biệt là hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở nhằm hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ ở trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật tặng cho QSDĐ ở Việt Nam hiện nay. Theo đó Luận án chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về tặng cho QSDĐ ở, không gian nghiên cứu là Việt Nam và thời gian nghiên cứu là thời điểm hiện nay. Mặc dù vậy ở chừng mực nhất định, NCS cũng nghiên cứu lịch sử phát triển của các quy định pháp luật Việt Nam về tặng cho QSDĐ ở, đặt trong mối quan hệ với tặng cho quyền sử dụng các loại đất khác, với các tài sản khác. Đồng thời, nghiên cứu các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về tặng cho tài sản nói chung và bất động sản là đất đai nói riêng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Nghiên cứu các quy định trong Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013 về tặng cho tài sản và tặng cho QSDĐ ở; một số chế định của các ngành luật khác được sử dụng với dụng ý phân tích, so sánh, đối chiếu để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu;

– Tìm hiểu các văn bản pháp luật của các thời kỳ trước quy định về tặng cho bất động sản nói chung và QSDĐ ở nói riêng để đối chiếu, so sánh với pháp luật hiện hành về tặng cho QSDĐ ở;

– Tìm hiểu thực tiễn tranh chấp về tặng cho QSDĐ nói chung và tranh chấp về QSDĐ ở nói riêng trong thực tế 07 năm trở lại đây (từ năm 2011 đến nay).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện Luận án này, NCS dựa trên cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng duy vật và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật về đất đai và tặng cho QSDĐ, QSDĐ ở. Luận án cũng dựa trên những thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: Luật Đất đai, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Xã hội học pháp luật, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự,… Những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến tặng cho QSDĐ ở, pháp luật về tặng cho QSDĐ ở;
Phương pháp luận chủ nghĩa Mác –Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa chuyển QSDĐ với tặng cho QSDĐ; mối quan hệ giữa tặng cho QSDĐ ở với nhu cầu điều chỉnh quan hệ này bằng pháp luật;

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận án là: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn dịch,…

Đồng thời Luận án còn dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường, Tòa án nhân dân tối cao và các địa phương cũng như những thông tin trên mạng Internet,… Cụ thể:

– Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu để tổng quan các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật tặng cho QSDĐ ở; phương pháp so sánh, tổng hợp nhằm xác định rõ những kết quả đã nghiên cứu được liên quan đến đề tài để kế thừa, đồng thời chỉ ra những vấn đề liên quan đến đề tài Luận án mà các công trình, bài viết trước đó còn bỏ ngỏ cần phải nghiên cứu bổ sung, phát triển.

– Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để đánh giá các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở, so sánh để nhận diện đặc điểm đặc thù về tặng cho QSDĐ ở với quyền tặng cho tài sản, tặng cho QSDĐ nói chung. Ngoài ra, phương pháp này cũng nhằm nhận diện rõ nét các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới pháp luật về tặng cho QSDĐ ở và xây dựng các tiêu chí điều chỉnh pháp luật, nội dung điều chỉnh pháp luật về tặng cho QSDĐ ở;

– Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về tặng cho QSDĐ ở. Với việc sử dụng phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp từ những số liệu thực tế, tác giả thực hiện việc đánh giá thực trạng, chỉ rõ những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực thi pháp luật về tặng cho QSDĐ ở.

– Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về tặng cho QSDĐ ở ở Việt Nam, đồng thời dự báo xu hướng phát triển của pháp luật về tặng cho QSDĐ trong tương lai gần. Cùng với đó là những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tặng cho QSDĐ ở trong thực tế.

6. Những điểm mới của Luận án

Đề tài Luận án dự kiến có một số đóng góp mới như sau:

Thứ nhất: Luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm một số vấn đề lý luận về QSDĐ, tặng cho QSDĐ ở và pháp luật về tặng cho QSDĐ ở. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khái niệm và những kết luận mang tính khoa học về QSDĐ ở, tặng cho QSDĐ ở, góp phần hoàn thiện lý luận và là cơ sở để xây dựng và thực thi pháp luật về tặng cho QSDĐ ở.

Thứ hai: Luận án đánh giá thực trạng pháp luật về tặng cho QSDĐ ở và thực trạng hoạt động tặng cho QSDĐ ở diễn ra tại Việt Nam. Qua đó, tổng hợp, phân tích và luận giải các quy định của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở, tình hình áp dụng pháp luật về tặng cho QSDĐ ở; từ đó chỉ ra những điểm phù hợp và những điểm chưa phù hợp của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở.

Thứ ba: Luận án nghiên cứu thực tiễn tranh chấp về tặng cho QSDĐ ở, tìm ra các nguyên nhân của loại tranh chấp này; từ đó kiến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tặng cho QSDĐ ở.

Thứ tư: Luận án đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ ở. Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, bất cập về tặng cho QSDĐ ở đã diễn ra trước đây.

Thứ năm: Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị về lý luận cũng như thực tiễn và là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo.

7. Ý nghĩa khoa học của Luận án

Kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án sẽ là nền tảng kiến thức quan trọng, sâu sắc về tặng cho QSDĐ ở. Theo đó, việc xây dựng các khái niệm, chỉ rõ những đặc điểm của QSDĐ ở, tặng cho QSDĐ ở sẽ là cơ sở tiền đề để làm sáng tỏ và sâu sắc hơn tính đặc thù của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở so với tặng cho các loại đất khác và các tài sản khác, cũng như các yếu tố đặc thù chi phối tới pháp luật điều chỉnh tặng cho QSDĐ ở.

Thực trạng pháp luật và thực tiễn phát sinh vướng mắc, hạn chế, bất cập được phân tích sâu sắc và chú trọng riêng đối với tặng cho QSDĐ ở – một tài sản có giá trị đối với người sử dụng ở cả khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội, lịch sử và truyền thống đạo lý. Đồng thời, giá trị của Luận án cũng được thể hiện ở việc chuyển tải thông điệp tới giới nghiên cứu khoa học rằng, nghiên cứu về tặng cho QSDĐ ở không chỉ dừng lại trong khuôn khổ chỉ “QSDĐ ở” mà các yếu tố khác luôn được đặt ra và cần thiết phải được nghiên cứu không thể tách rời đó là: các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng với tính cách là khối bất động sản không thể tách rời. Cùng với đó, Luận án cũng giúp làm sáng tỏ hơn vấn đề: đất ở (QSDĐ ở) và nhà, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất là một khối bất động sản không thể tách rời, đặc biệt, nhà ở, công trình xây dựng, tài sản khác trên đất chúng chỉ có giá trị đích thực nếu gắn liền với đất và tồn tại trên đất; tuy nhiên, sở hữu về khối bất động sản này lại không hoàn toàn như vậy, chúng có thể có chung quyền sở hữu và sử dụng, song cũng có thể QSDĐ ở là tài sản thuộc quyền sử dụng hợp pháp của một chủ thể, nhưng tài sản trên đất lại thuộc quyền sở hữu của một chủ thể khác. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu pháp luật thực định cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về tặng cho QSDĐ ở trong giải quyết các tranh chấp về tặng cho QSDĐ ở tại Việt Nam.

Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy khoa học luật đất đai và dân sự, cũng như các cơ quan áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tặng cho QSDĐ ở.

Các kết luận, ý kiến được trình bày trong đề tài có thể giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện chế định tặng cho QSDĐ ở.

Ngoài ra, Luận án còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, áp dụng pháp luật về tặng cho QSDĐ ở.

8. Bố cục của Luận án

Luận án ngoài các mục: Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Bảng từ viết tắt, Mở đầu, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Các phụ lục, nội dung chính của Luận án được kết cấu thành 04 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

Chương 2: Lý luận về tặng cho quyền sử dụng đất ở và pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở

Chương 3: Thực trạng pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở ở Việt Nam hiện nay

Chương 4: Định hướng, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, đất đai tại Việt Nam được xác định là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý và có quyền trao cho người sử dụng đất QSDĐ để sử dụng. Căn cứ theo quy định này có thể thấy, pháp luật Việt Nam không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai mà thay thế nó bằng QSDĐ – một dạng quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản. Đây là sự khác biệt mang tính đặc trưng của pháp luật Việt Nam, theo đó người sử dụng đất có các quyền năng của chủ sở hữu đối với quyền tài sản là QSDĐ như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho… Việc pháp luật Việt Nam cho phép chuyển QSDĐ giữa những người sử dụng đất là sự kết hợp biến thể của quyền tư hữu về đất dưới hai khía cạnh tài sản và quyền. Trong đó, xét về khía cạnh tài sản, QSDĐ được xác định như một loại tài sản có giá trị thay thế cho tài sản là đất đai để tham gia vào các giao dịch kinh tế, dân sự trên thị trường. Bên cạnh đó, về khía cạnh quyền, các quyền năng của người sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở vật quyền đối với quyền tài sản là QSDĐ, đây được coi là sự thay thế đối với quyền của chủ sở hữu đất đai mà thông qua đó người sử dụng đất có quyền của chủ sở hữu đối với tài sản là đất. Có thể khẳng định rằng, sự ghi nhận và cho phép QSDĐ của những người sử dụng đất được phép chuyển QSDĐ cho nhau trên cơ sở phạm vi và điều kiện mà pháp luật cho phép trong Hiến pháp 19921 và Luật Đất đai 19932 đã biến QSDĐ của những người sử dụng đất trước đất trước đây được xác lập một các áp đặt, thụ động, một chiều theo ý chí và mệnh lệnh của Nhà nước, trở thành một quyền tài sản được hình thành và phát triển một cách đa dạng, phong phú và linh hoạt nhiều chiều. Theo đó, QSDĐ của những người sử dụng đất không chỉ được xác lập trên cơ sở được Nhà nước giao, cho thuê, mà QSDĐ còn được xác lập từ các giao dịch dân sự, thương mại trên thị trường thông qua các giao dịch về QSDĐ giữa các chủ thể với nhau. Trong các giao dịch ấy, tặng cho QSDĐ là một trong những phương thức biểu hiện của sự dịch chuyển quyền từ chủ thể sử dụng đất này sang chủ thể sử dụng đất khác
dựa trên mối quan hệ bình đẳng về địa vị pháp lý giữa chủ thể trao quyền và chủ thể

1 Điều 17 Hiến pháp năm 1992.
2 Khoản 3 Điều 2 Luật Đất đai 1993.

1
nhận quyền, chúng vượt qua sự chỉ định hay sự áp đặt của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đại diện đối với đất đai. Chỉ cần đáp ứng các điều kiện luật định, tặng cho QSDĐ được xác lập dựa trên sự tôn trọng và ý chí tự nguyện, tự định đoạt, tự “dâng hiến” của chủ thể có QSDĐ hợp pháp cho một chủ thể khác mà họ mong muốn. Tặng cho QSDĐ theo quan niệm truyền thống với ý nghĩa là một quan hệ mang tính văn hóa, xã hội nhiều hơn là quan hệ mang tính kinh tế, chúng được thực hiện chủ yếu trong các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, thân quen. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, khi QSDĐ không chỉ đơn thuần là một thứ tài nguyên thuần túy mà thiên nhiên ban tặng cho con người, mà chúng trở thành một tài sản có giá trị đối với đời sống vật chất và tinh thần của người dân, trở thành nguồn vốn có vai trò quan trọng trong các giao dịch thương mại thì tặng cho QSDĐ còn hàm chứa ý nghĩa kinh tế to lớn. Theo đó, QSDĐ ở là tài sản có giá trị phải được “dành cho ai” mà người đó có khả năng khai thác, sử dụng có hiệu quả đối với tài sản đó.
Với ý nghĩa đó, trên thực tế, việc tặng cho QSDĐ ở có thể diễn ra rất đa dạng từ chủ thể tặng cho như: những người có quan hệ huyết thống (cha mẹ, con cái), người thân quen, cho đến các tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc Nhà nước… QSDĐ là đối tượng được tặng cho cũng rất đa dạng: QSDĐ nông nghiệp có đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản và các loại đất nông nghiệp khác. QSDĐ phi nông nghiệp có loại đất phi nông nghiệp là đất ở và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở… Cơ sở pháp lý của tài sản tặng cho cũng vô cùng phức tạp: có loại QSDĐ đã đầy đủ cơ sở pháp lý, song cũng có loại đất chưa đầy đủ cơ sở pháp lý, có loại QSDĐ thuộc quyền sử dụng hợp pháp duy nhất của người tặng cho, song có loại QSDĐ thuộc quyền sử dụng của nhiều chủ thể mà trong đó có chủ thể không đồng tình tặng cho QSDĐ ấy. Sự phức tạp ấy đòi hỏi cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo hệ thống pháp luật không chỉ là pháp luật dân sự về tặng cho tài sản, pháp luật đất đai về tặng cho QSDĐ mà còn pháp luật khác có liên quan như: pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về công chứng, chứng thực, pháp luật về đăng ký…
Trong tặng cho các QSDĐ thì tặng cho QSDĐ ở có tính phức tạp hơn cả bởi xuất phát từ chính tính chất, đặc điểm, vai trò và giá trị hữu dụng của QSDĐ ở. Theo
đó, QSDĐ ở – chúng không chỉ là nơi con người sinh ra, tồn tại và phát triển cuộc

2
sống, mà chúng còn gắn chặt với yếu tố tâm linh, là “quê cha, đất tổ”. Đặc biệt hơn, đất ở thì chúng không chỉ biểu hiện một chức năng đơn nhất là để ở mà chúng còn được sử dụng kết hợp làm mặt bằng cho các hoạt động kinh doanh, làm trụ sở văn phòng… nếu đất ở đó ở vị trí trung tâm, thuận lợi giao thông và gần các khu vực thương mại. Mặt khác, đất ở không chỉ thuần túy chỉ là đất ở, có thể bao gồm cả đất, nhà và các công trình xây dựng khác. Nguồn gốc đất ở khi tặng cho có thể đã được cấp giấy chứng nhận, nhưng cũng có loại đất, tài sản gắn liền với đất ở không có giấy chứng nhận. Có loại đất ở của riêng cá nhân, song có loại đất ở lại của chung của hộ gia đình… Về hợp đồng tặng cho QSDĐ, hiện nay pháp luật quy định hai loại hợp đồng là hợp đồng tặng cho QSDĐ không có điều kiện và hợp đồng tặng cho QSDĐ có điều kiện. Đối với hợp đồng tặng cho QSDĐ có điều kiện, người được tặng cho phải thực hiện trước hoặc sau khi tặng cho các nghĩa vụ mà người tặng cho yêu cầu. Các điều kiện do người tặng cho đưa ra cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ cần không vi phạm các điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì người có QSDĐ được tự do đưa ra các điều kiện của mình theo mong muốn.
Sự phức tạp về chủ thể, về đối tượng, về cơ sở pháp lý của đối tượng tặng cho… cùng với sự phát triển sôi động của thị trường bất động sản, đất đai nói chung, đặc biệt là đất ở tại đô thị, khu vực cận trung tâm, khu vực nơi có tốc độ đô thị hóa cao thì đất ở ngày càng tăng cao và càng trở nên có giá trị đối với người có quyền sử dụng hợp pháp. Theo đó, tặng cho QSDĐ ở không còn bó hẹp ở phạm vi và ý nghĩa truyền thống là cho nhau tài sản mà mình không còn nhu cầu sử dụng, cho những người thân của mình tài sản với tinh thần “chia sẻ” hay tặng cho QSDĐ ở để thực hiện những ý tưởng nhân văn khác như: tặng cho cộng đồng dân cư, tặng cho Nhà nước để sử dụng đất đó phục vụ cho mục đích quốc gia, công cộng. Vượt ra xa phạm vi ấy, tặng cho QSDĐ còn hướng tới việc thay đổi tính năng và hiệu quả sử dụng đất, để tận dụng và phát huy tối đa hệ số sử dụng đất. Và điều đáng phải bàn là tặng cho QSDĐ ở còn nhằm những mục đích và ý đồ khác hơn để “tư lợi cá nhân”, để trốn thuế hay để thực hiện việc tẩu tán tài sản để trốn tránh việc thực hiện những nghĩa vụ tài sản khác. Đây là mặt trái của tặng cho QSDĐ nói chung và tặng cho QSDĐ ở nói riêng mà trên thực tế chúng phát sinh khá nhiều những tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng. Cụ thể, xuất phát từ bản
thân các giao dịch tặng cho là các giao dịch không có đền bù ngang giá, chính vì vậy,

3
khi thấy giá trị QSDĐ, đặc biệt là đất ở đô thị và các vùng ven đô tăng, nhiều trường hợp người sử dụng đất đã tặng cho lại đòi lại QSDĐ đã tặng cho. Trên thực tế, nhiều trường hợp, QSDĐ ở tặng cho không có tranh chấp, song tranh chấp về tài sản là nhà, công trình xây dựng khi các tài sản đó không là tài sản thuộc quyền sở hữu của người tặng cho. Đặc biệt, những loại giấy chứng nhận QSDĐ cấp cho hộ gia đình song không ghi rõ hộ gia đình bao gồm những thành viên nào, khi tặng cho, một hoặc một số thành viên trong hộ gia đình khởi kiện đòi phần QSDĐ của mình với lý do họ không đồng ý tặng cho tài sản đó. Trong nhiều trường hợp, cơ quan có thẩm quyền vô cùng khó khăn và lúng túng khi công nhận hợp đồng hay xử lý hợp đồng vô hiệu, hợp đồng vô hiệu toàn phần hay vô hiệu từng phần. Trong thực tế, việc công nhận hợp đồng vô hiệu từng phần (phần không được tặng cho) có thể hợp lý, hợp pháp, song việc xử lý, thi hành án đối với bản án Tòa tuyên hợp đồng vô hiệu từng phần đó lại không thể thực hiện được trên thực tế khi quyền nhà đất đó nếu để chia trên thực tế sẽ không thể đảm bảo giữ nguyên được giá trị, thậm chí làm giảm giá trị nếu như diện tích nhà đất đó quá nhỏ. Hơn nữa, nếu có tách diện tích đó theo bản án công nhận một phần tài sản tặng cho thì người được tặng cho cũng không thể xác lập được quyền hợp pháp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ từ chối việc cấp giấy chứng nhận do diện tích nhà đất sau khi cấp quá bé. Sẽ càng khó khăn hơn trong công tác thi hành án nếu nhà đất tặng cho là nơi ăn, ở, sinh hoạt duy nhất của tất cả các thành viên trong hộ…
Xuất phát từ những phức tạp nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền tặng cho QSDĐ nói chung và tặng cho QSDĐ ở nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tặng cho đất đai hay QSDĐ theo tìm hiểu của tác giả cho thấy không nhiều, lại càng thiếu vắng những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tặng cho đối với QSDĐ ở. Nhìn một cách tổng quan, các công trình nghiên cứu chủ yếu được thể hiện trong các Bộ luật hay các Luật quy định về tặng cho tài sản nói chung và tặng cho bất động sản nói riêng. Xuất phát từ sự thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là chủ yếu của các quốc gia trên thế giới nên các công trình nghiên cứu phần lớn đều coi tặng cho QSDĐ hay tặng cho đất đai như tặng cho

4
các tài sản thông thường khác. Tiêu biểu như Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Đức, Bộ luật Dân sự Liên bang Nga, Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan đều không quy định quy chế riêng cho tặng cho đất đai. Do đó, thường hiếm có các công trình nghiên cứu riêng về tặng cho QSDĐ hay đất đai. Theo đó, các bộ luật hay luật thường tập trung làm rõ bản chất, vấn đề cốt yếu của tặng cho là chuyển giao quyền sở hữu tài sản không đền bù3 hay hình thức pháp lý biểu hiện của quan hệ này được thể hiện thông qua một chứng thư4. Một số bộ luật có quy định thêm về tặng cho tài sản có điều kiện và các trường hợp tặng cho đặc biệt, các trường hợp bị cấm tặng cho.
Ở trong nước, một số các công trình nghiên cứu về tặng cho tài sản nói chung, tặng cho QSDĐ đất nói riêng ở các cấp độ nghiên cứu khác nhau trong thời gian qua như: luận án, luận văn, khóa luận; các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các hội thảo khoa học; các giáo trình, sách chuyên khảo, các sách tham khảo chuyên về bình luận khoa học các chế định trong Bộ luật Dân sự cũng dành những thời lượng thích đáng để nghiên cứu về vấn đề tặng cho tài sản, tặng cho QSDĐ, hợp đồng tặng cho tài sản… Tình hình nghiên cứu cụ thể về vấn đề nêu trên NCS sẽ thể hiện cụ thể, chi tiết trong Phần Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Luận án này.
Một cách tổng thể và khách quan, tác giả nhận thấy rằng, các công trình nghiên cứu khoa học trên đây đã cung cấp những góc nhìn đa chiều về tặng cho tài sản dưới khía cạnh nghiên cứu là những tiền đề lý luận và cơ sở lý luận của việc ghi nhận quyền tặng cho tài sản nói chung và tặng cho tài sản là bất động sản nói riêng; luận giải ở mức độ nhất định bản chất của tặng cho tài sản trong sự so sánh và đối chiếu với một số giao dịch dân sự khác; hình thức pháp lý và hiệu lực của giao dịch tặng cho tài sản… Một số công trình cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về tặng cho QSDĐ, tặng cho nhà ở theo pháp luật Việt Nam, những tranh chấp liên quan đến tặng cho QSDĐ. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2013 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014) và Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2017) đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nghiên cứu pháp lý riêng

3Điều 893 Bộ luật Dân sự Pháp.
4Điều 894 Bộ luật Dân sự Pháp.

5
và chuyên sâu về vấn đề tặng cho QSDĐ một cách toàn diện, tổng thể trong mối liên hệ giữa pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành và pháp luật khác có liên quan, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách thấu đáo mối liên hệ giữa pháp luật thực định với những vấn đề phát sinh trong thực tiễn thông qua các án kiện, các tranh chấp phát sinh trong thực tế, càng thiếu vắng những công trình nghiên cứu chuyên biệt về tặng cho QSDĐ ở – một loại bất động sản có giá trị và hữu ích bậc nhất đối với mỗi người, nó vừa mang giá trị văn hóa, nhân văn và truyền thống đạo lý, song nó lại hết sức sống động và có giá trị kinh tế to lớn đối với người tặng cho cũng như người được tặng cho. Theo dõi giao dịch phát sinh trong thực tế thời gian qua về tặng cho QSDĐ và những tranh chấp phát sinh tại Tòa án thì NCS cũng nhận thấy rằng, sự vướng mắc, phức tạp và phát sinh tranh chấp nhiều nhất chủ yếu lại là tặng cho QSDĐ ở, trong khi đó, hiện chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu trực tiếp về tặng cho loại QSDĐ này. Hơn nữa, trong bối cảnh Luật Đất đai đang trong thời kỳ nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung thì việc nghiên cứu tặng cho QSDĐ nói chung và tặng cho QSDĐ ở nói riêng là rất cần thiết, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này trong thời gian tới nhằm thay thế “không gian chật hẹp” về tặng cho QSDĐ nói chung và tặng cho QSDĐ ở nói riêng trong pháp luật hiện hành, hướng tới sự đồng bộ của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở nói riêng và QSDĐ nói chung trên nền tảng của pháp luật về dân sự, pháp luật về đất đai, pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về công chứng, chứng thực và pháp luật khác có liên quan.
Các công trình nghiên cứu cụ thể sẽ được NCS chỉ rõ và phân tích, đánh giá tại

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong Luận án này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng cơ sở lý luận về tặng cho QSDĐ ở và pháp luật về tặng cho QSDĐ ở. Trên nền tảng lý luận đó, phân tích, đánh giá được các quy định của pháp luật thực định cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về tặng cho QSDĐ ở nhằm tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa lý luận, pháp luật và thực tiễn của tặng cho QSDĐ; đồng thời chỉ ra những khoảng trống, những bất cập của vấn đề này trên thực tế đã và đang là rào cản cho quan hệ tặng cho QSDĐ ở. Việc tìm ra và khuyến nghị những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật nhằm khắc phục những tồn
6
tại, hạn chế đã nghiên cứu cũng là một trong những mục đích chính trong Luận án mà

NCS nhắm tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được những mục đích đặt ra nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của

Luận án tập trung những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, nghiên cứu xây dựng và làm rõ các khái niệm khoa học về QSDĐ ở, tặng cho QSDĐ ở, pháp luật về tặng cho QSDĐ ở. Cùng với đó, phân tích và làm sâu sắc hơn tính đặc thù về phương diện lý luận đối với tặng cho QSDĐ ở và tính đặc thù pháp luật về tặng cho QSDĐ ở ở Việt Nam trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động và chi phối tới pháp luật về tặng cho QSDĐ ở, xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở và từ đó đặt ra yêu cầu của việc xây dựng hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ ở.
Hai là, nghiên cứu phân tích thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về chủ thể, đối tượng, hình thức, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tặng cho QSDĐ ở. Trên cơ sở thực tiễn tranh chấp, giải quyết tranh chấp về tặng cho QSDĐ ở, Luận án chỉ rõ những hạn chế, vướng mắc của pháp luật hiện hành và những khó khăn trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về tặng cho QSDĐ trên cơ sở tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng này làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp phù hợp để khắc phục.
Ba là, trên cơ sở lý luận, đề xuất định hướng, giải pháp về việc sửa đổi, bổ sung và đặc biệt là hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở nhằm hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ ở trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật tặng cho QSDĐ ở Việt Nam hiện nay. Theo đó Luận án chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về tặng cho QSDĐ ở, không gian nghiên cứu là Việt Nam và thời gian nghiên cứu là thời điểm hiện nay. Mặc dù vậy ở chừng mực nhất định, NCS cũng nghiên cứu lịch sử phát triển của các quy định pháp luật Việt Nam về tặng cho QSDĐ ở, đặt trong mối quan hệ với tặng cho quyền sử dụng các loại đất khác, với các tài sản khác. Đồng thời, nghiên
7
cứu các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về tặng cho tài sản nói chung và bất động sản là đất đai nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Nghiên cứu các quy định trong Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật

Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai

2013 về tặng cho tài sản và tặng cho QSDĐ ở; một số chế định của các ngành luật khác được sử dụng với dụng ý phân tích, so sánh, đối chiếu để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu;
– Tìm hiểu các văn bản pháp luật của các thời kỳ trước quy định về tặng cho bất động sản nói chung và QSDĐ ở nói riêng để đối chiếu, so sánh với pháp luật hiện hành về tặng cho QSDĐ ở;
– Tìm hiểu thực tiễn tranh chấp về tặng cho QSDĐ nói chung và tranh chấp về

QSDĐ ở nói riêng trong thực tế 07 năm trở lại đây (từ năm 2011 đến nay).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện Luận án này, NCS dựa trên cơ sở phương pháp luận và các

phương pháp nghiên cứu sau đây:

Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng duy vật và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật về đất đai và tặng cho QSDĐ, QSDĐ ở. Luận án cũng dựa trên những thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: Luật Đất đai, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Xã hội học pháp luật, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự,… Những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến tặng cho QSDĐ ở, pháp luật về tặng cho QSDĐ ở;
Phương pháp luận chủ nghĩa Mác –Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa chuyển QSDĐ với tặng cho QSDĐ; mối quan hệ giữa tặng cho QSDĐ ở với nhu cầu điều chỉnh quan hệ này bằng pháp luật;
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận án là: phương

pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn dịch,…

8
Đồng thời Luận án còn dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường, Tòa án nhân dân tối cao và các địa phương cũng như những thông tin trên mạng Internet,… Cụ thể:
– Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu để tổng quan các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật tặng cho QSDĐ ở; phương pháp so sánh, tổng hợp nhằm xác định rõ những kết quả đã nghiên cứu được liên quan đến đề tài để kế thừa, đồng thời chỉ ra những vấn đề liên quan đến đề tài Luận án mà các công trình, bài viết trước đó còn bỏ ngỏ cần phải nghiên cứu bổ sung, phát
triển.

– Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để đánh giá các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở, so sánh để nhận diện đặc điểm đặc thù về tặng cho QSDĐ ở với quyền tặng cho tài sản, tặng cho QSDĐ nói chung. Ngoài ra, phương pháp này cũng nhằm nhận diện rõ nét các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới pháp luật về tặng cho QSDĐ ở và xây dựng các tiêu chí điều chỉnh pháp luật, nội dung điều chỉnh pháp luật về tặng cho QSDĐ ở;
– Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về tặng cho QSDĐ ở. Với việc sử dụng phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp từ những số liệu thực tế, tác giả thực hiện việc đánh giá thực trạng, chỉ rõ những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực thi pháp luật về tặng cho QSDĐ ở.
– Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về tặng cho QSDĐ ở ở Việt Nam, đồng thời dự báo xu hướng phát triển của pháp luật về tặng cho QSDĐ trong tương lai gần. Cùng với đó là những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tặng cho QSDĐ ở trong thực tế.
6. Những điểm mới của Luận án

Đề tài Luận án dự kiến có một số đóng góp mới như sau:

Thứ nhất: Luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm một số vấn đề lý luận về QSDĐ, tặng cho QSDĐ ở và pháp luật về tặng cho QSDĐ ở. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khái niệm và những kết luận mang tính khoa học về QSDĐ ở, tặng cho QSDĐ ở, góp phần hoàn thiện lý luận và là cơ sở để xây dựng và thực thi pháp luật về tặng cho QSDĐ ở.
Thứ hai: Luận án đánh giá thực trạng pháp luật về tặng cho QSDĐ ở và thực trạng

9
hoạt động tặng cho QSDĐ ở diễn ra tại Việt Nam. Qua đó, tổng hợp, phân tích và luận giải các quy định của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở, tình hình áp dụng pháp luật về tặng cho QSDĐ ở; từ đó chỉ ra những điểm phù hợp và những điểm chưa phù hợp của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở.
Thứ ba: Luận án nghiên cứu thực tiễn tranh chấp về tặng cho QSDĐ ở, tìm ra các nguyên nhân của loại tranh chấp này; từ đó kiến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tặng cho QSDĐ ở.
Thứ tư: Luận án đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ ở. Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, bất cập về tặng cho QSDĐ ở đã diễn ra trước đây.
Thứ năm: Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị về lý luận cũng như thực tiễn và là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo.
7. Ý nghĩa khoa học của Luận án

Kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án sẽ là nền tảng kiến thức quan trọng, sâu sắc về tặng cho QSDĐ ở. Theo đó, việc xây dựng các khái niệm, chỉ rõ những đặc điểm của QSDĐ ở, tặng cho QSDĐ ở sẽ là cơ sở tiền đề để làm sáng tỏ và sâu sắc hơn tính đặc thù của pháp luật về tặng cho QSDĐ ở so với tặng cho các loại đất khác và các tài sản khác, cũng như các yếu tố đặc thù chi phối tới pháp luật điều chỉnh tặng cho QSDĐ ở.
Thực trạng pháp luật và thực tiễn phát sinh vướng mắc, hạn chế, bất cập được phân tích sâu sắc và chú trọng riêng đối với tặng cho QSDĐ ở – một tài sản có giá trị đối với người sử dụng ở cả khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội, lịch sử và truyền thống đạo lý. Đồng thời, giá trị của Luận án cũng được thể hiện ở việc chuyển tải thông điệp tới giới nghiên cứu khoa học rằng, nghiên cứu về tặng cho QSDĐ ở không chỉ dừng lại trong khuôn khổ chỉ “QSDĐ ở” mà các yếu tố khác luôn được đặt ra và cần thiết phải được nghiên cứu không thể tách rời đó là: các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng với tính cách là khối bất động sản không thể tách rời. Cùng với đó, Luận án cũng giúp làm sáng tỏ hơn vấn đề: đất ở (QSDĐ ở) và nhà, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất là một khối bất động sản không thể tách rời, đặc biệt, nhà ở, công trình xây dựng, tài sản khác trên đất chúng chỉ có giá trị đích thực nếu gắn liền với đất và tồn tại trên đất; tuy nhiên, sở hữu về khối bất động sản này lại không hoàn toàn như vậy, chúng có thể có chung quyền sở hữu và sử dụng, song cũng
có thể QSDĐ ở là tài sản thuộc quyền sử dụng hợp pháp của một chủ thể, nhưng tài

10
sản trên đất lại thuộc quyền sở hữu của một chủ thể khác. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu pháp luật thực định cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về tặng cho QSDĐ ở trong giải quyết các tranh chấp về tặng cho QSDĐ ở tại Việt Nam.
Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy khoa học luật đất đai và dân sự, cũng như các cơ quan áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tặng cho QSDĐ ở.
Các kết luận, ý kiến được trình bày trong đề tài có thể giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện chế định tặng cho QSDĐ ở.
Ngoài ra, Luận án còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, áp dụng pháp luật về tặng cho QSDĐ ở.
8. Bố cục của Luận án

Luận án ngoài các mục: Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Bảng từ viết tắt, Mở đầu, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Các phụ lục, nội dung chính của Luận án được kết cấu thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

Chương 2: Lý luận về tặng cho quyền sử dụng đất ở và pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở
Chương 3: Thực trạng pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Định hướng, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao

hiệu quả thực thi pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

11
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Phần 1
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước

1.1.1. Công trình nghiên cứu là các luận văn, luận án

Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Hải An (2011) về “Cơ sở lý luận và thực tiễn về tặng cho quyền sử dụng đất”. Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện về vấn đề tặng cho QSDĐ, bao gồm các nội dung: lý luận về tặng cho QSDĐ; nội dung pháp luật về tặng cho QSDĐ; thực tiễn tặng cho QSDĐ nhìn nhận qua hoạt động xét xử của toà án và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ. Về cơ sở lý luận, luận án đặc biệt nhấn mạnh bản chất của tặng cho QSDĐ, theo đó, tặng cho QSDĐ là tặng cho quyền tài sản thuộc sở hữu của nhà nước và bản chất của tặng cho QSDĐ trên thực tế là tặng cho đất. Luận án cũng đưa ra các đặc điểm của tặng cho QSDĐ, như: tặng cho QSDĐ vừa là hợp đồng thực tế, vừa là hợp đồng ưng thuận; tặng cho QSDĐ là một hợp đồng đơn vụ; tặng cho QSDĐ là hợp đồng không có đền bù, tặng cho QSDĐ chịu sự giám sát và bảo đảm thực hiện bằng nhà nước. Luận án cũng làm rõ cơ cấu điều chỉnh của pháp luật về tặng cho QSDĐ thông qua việc dày công nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về tặng cho QSDĐ.
Về phương diện pháp luật, luận án của tác giả Nguyễn Hoài An tập trung đi sâu nghiên cứu các chế định về tặng cho QSDĐ dựa trên sự nghiên cứu ba loại hợp đồng cơ bản về tặng cho QSDĐ là: 1) Hợp đồng tặng cho QSDĐ mà trên đất không có tài sản; 2) hợp đồng tặng cho QSDĐ mà trên đất có tài sản; 3) hợp đồng tặng cho tài sản trên đất không gắn với QSDĐ; 4) hợp đồng tặng cho QSDĐ có điều kiện. Đồng thời, luận án cũng chỉ rõ tính hiệu lực của các loại hợp đồng này.
Về thực tiễn thực thi pháp luật về tặng cho QSDĐ, tác giả luận án tập trung phản chiếu những khó khăn, vướng mắc về tặng cho QSDĐ thông qua các tranh chấp về tặng cho QSDĐ được giải quyết tại tòa án. Qua nghiên cứu đó, tác giả nhận định về nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp
hợp đồng tặng cho QSDĐ được bắt nguồn từ chính hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ

12
và thiếu phù hợp, cùng với cơ chế thực thi chưa nghiêm, hoạt động xét xử chưa có hiệu quả. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ và biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tặng cho QSDĐ.
Có thể khẳng định rằng, luận án này mặc dù được nghiên cứu trên cơ sở của các Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự cũ, song cho đến thời điểm hiện nay thì đây là công trình nghiên cứu tập trung và toàn diện nhất về vấn đề tặng cho QSDĐ.
Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Hiến (2006) về “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đây là công trình nghiên cứu tập trung về hợp đồng tặng cho QSDĐ. Nội dung cơ bản, xuyên suốt của luận văn là nghiên cứu hợp đồng tặng cho QSDĐ với tính cách là hợp đồng dân sự, hợp đồng không có đền bù. Các trường hợp hợp đồng tặng cho QSDĐ vô hiệu và những khó khăn, vướng mắc và những rào cản phát sinh trong thực tiễn xét xử các tranh chấp hợp đồng tặng cho QSDĐ tại Tòa án. Luận văn cũng cung cấp cho người đọc nhận diện sâu sắc hơn về bản chất của hợp đồng tặng cho về QSDĐ, những phức tạp trong giải quyết tranh chấp loại hợp đồng này trong thực tế. Tuy nhiên, tiếp cận hợp đồng tặng cho về QSDĐ cần phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa Bộ luật Dân sự và Pháp luật đất đai thì luận văn mới chỉ thiên về nghiên cứu các chế định trong Bộ luật Dân sự mà các chế định trong Luật Đất đai còn mờ nhạt.
Luận văn Thạc sĩ của Dương Anh Sơn (2010) về “Bản chất của hợp đồng tặng cho – Nhìn từ góc độ Luật So sánh”, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng quan và khoa học về bản chất của hợp đồng tặng cho là hợp đồng không có đền bù, việc ràng buộc điều kiện của người nhận tặng cho theo ý chí của người tặng cho QSDĐ chỉ là nhằm hướng tới việc thực thi có hiệu quả các cam kết, thỏa thuận và hiện thực hóa tốt hơn ý chí của người tặng cho QSDĐ mà thôi.
Luận văn thạc sĩ: “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Thị Minh, Hà Nội 2012. Trong luận văn này tác giả nhận thấy, tương đồng như cách tiếp cận của luận văn thạc sĩ trước đó của Nguyễn Văn Hiến, luận văn này chủ yếu nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng nói chung và hợp đồng tặng cho QSDĐ nói riêng và thực tiễn xét xử tranh
chấp dạng hợp đồng này tại Tòa án. Luận văn đặc biệt nhấn mạnh tới tính vô hiệu về

13
hình thức và đối tượng trong hợp đồng tặng cho QSDĐ và sự lúng túng của Tòa án trong việc giải quyết đối với một số hợp đồng tặng cho QSDĐ có điều kiện. Đây cũng là những góc nhìn thực tiễn khá sinh động giúp cho NCS nhận diện vấn đề phức tạp của những tranh chấp, bất đồng liên quan đến tặng cho bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản nào, từ đó, nhận diện thực trạng pháp luật về vấn đề này đang ở đâu để có những giải pháp hoàn thiện phù hợp.
Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Nga về: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam”, 2003, Đại học Luật Hà Nội. Dù chỉ ở cấp độ là một luận văn Thạc sĩ và tên đề tài dường như không liên quan trực tiếp đến đề tài, song những nghiên cứu về QSDĐ với tính cách là một quyền tài sản, quyền được tách ra từ quyền sở hữu đại diện của Nhà nước và trở thành quyền tài sản độc lập của người sử dụng đất cho phép NCS có cách tiếp cận luận án của mình theo xu hướng mở. Theo đó, pháp luật đất đai hiện hành mặc dù đã có một số thay đổi theo hướng tích cực với việc tiếp tục mở rộng các quyền cho người sử dụng đất, song đối với quyền tặng cho QSDĐ thì dường như vẫn còn biểu hiện của sự gò bó, khiên cưỡng trong những quy định về loại đất tặng cho, bó hẹp về đối tượng thụ hưởng và với một quy trình, thủ tục chưa thực sự nhận được sự đồng thuận của người dân.
1.1.2. Công trình nghiên cứu là các sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo

trình, các đề tài nghiên cứu khoa học

Trong sách tham khảo: “Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay” của hai tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Thạo và TS. Nguyễn Hữu Đạt – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tác giả của cuốn sách thể hiện các quan điểm khác nhau về sở hữu và đặc biệt nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề sở hữu đất đai qua các thời kỳ theo sự xác định về chế độ sở hữu đất đai trong các bản Hiến pháp từ 1945 đến nay. Công trình nghiên cứu trên có giá trị hữu ích cho NCS có nhận định chắc chắn rằng, sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cần thiết khách quan, giải quyết ở nhiều khía cạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử của đất nước, song vẫn quan tâm, chú trọng tới quyền lợi của người sử dụng đất. Tuy nhiên, các quyền mà Nhà nước xác lập cho người sử dụng đất bị chi phối và hạn chế bởi Nhà nước. Điều này cho phép tác
giả lý giải vì sao những điều kiện về chủ thể, về đối tượng, về quy trình, thủ tục tặng

14
cho QSDĐ lại hạn chế và chặt chẽ đến vậy và “lý thuyết vật quyền” áp dụng trong

trường hợp này có phần hạn chế và khiên cưỡng.

Trong cuốn sách chuyên khảo“Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hải An, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, năm 2012. Đây là cuốn sách được ấn hành trên cơ sở của sự chuyển thể từ luận án tiến sĩ mà tác giả đã thực hiện năm 2011 đã được đề cập ở trên. Điểm nhấn trong cuốn sách này đó là sự nghiên cứu tập trung về bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản nói chung và tặng cho tài sản là QSDĐ nói riêng. Cuốn sách cũng cung cấp những thông tin quan trọng và bổ ích của pháp luật một số quốc gia trên thế giới liên quan đến tặng cho bất động sản như: nghiên cứu pháp luật của Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga và Thái Lan cũng cho thấy, hầu hết pháp luật các nước đều có quy định về tặng cho tài sản có điều kiện, có thể là những nghĩa vụ hay trách nhiệm được đặt ra trong hợp đồng buộc bên được tặng cho phải thực hiện khi nhận tài sản tặng cho và vấn đề hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Đây là những vấn đề mấu chốt, có ý nghĩa quan trọng cho NCS tiếp cận và nghiên cứu hình thức và hiệu lực của giao dịch tặng cho QSDĐ ở, đặc biệt trong các trường hợp tặng cho nhà mà không tặng cho đất, hợp đồng vô hiệu từng phần hay vô hiệu toàn bộ khi một trong các chủ thể có QSDĐ ở không đồng ý việc tặng cho.

Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi (người dịch: Nguyễn Đức Giao, Lưu Tiến Dũng), “Bình luận Khoa học BLDS Nhật Bản”, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995, hợp đồng tặng cho tài sản được phân tích trong Chương X của tài liệu, từ trang 541 đến trang 546 với các nội dung cở bản như: khái niệm tặng cho; hậu quả của việc tặng cho; hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản; trách nhiệm của người tặng cho… Những nội dung này trong cuốn sách giúp cho NCS tiếp cận những tiền đề lý luận về tặng cho tài sản, đồng thời, làm cơ cơ để NCS nhận diện được sự khác biệt giữa tặng cho tài sản là động sản với bất động sản, giữa tài sản là đất đai (QSDĐ) với các bất động sản khác, đặc biệt là tính khác biệt về đặc điểm của đất ở cũng quyết định tới sự khác biệt về tặng cho đối với loại đất này.
Nguyễn Văn Cường (chủ nhiệm) với đề tài: “Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp tặng cho QSDĐ tại Toà án nhân dân. Những vướng mắc và kiến nghị”. Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Toà án nhân dân Tối cao, 2008. Đề tài tập trung nghiên

15
cứu các quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản. Thực tiễn về hợp đồng tặng cho tài sản được minh chứng qua các bản án đã được giải quyết tại các toà, nhiều nhất là các tranh chấp về hợp đồng tặng cho QSDĐ và nhà ở. Đặc biệt, đề tài cũng phân tích một số quy định về hợp đồng tặng cho tài sản theo BLDS Pháp, qua đó so sánh, tìm ra những quy định có giá trị mà Việt Nam nên học hỏi trong quá trình xây dựng luật.
Đối với công trình nghiên cứu này, giá trị cốt lõi mà NCS thu nhận được đó là nhận diện được sự phức tạp, những rào cản và nguyên nhân của các tranh chấp về hợp đồng tặng cho QSDĐ, nhà ở tại Tòa án. Điều đó cũng tác động và ảnh hưởng lớn tới chất lượng chưa cao của hoạt động xét xử đối với dạng tranh chấp này tại Tòa án. Đây là những phản chiếu sinh động từ thực hiện giúp cho NCS cần nghiên cứu sâu hơn những tồn tại và bất cập trong pháp luật hiện hành về tặng cho QSDĐ nói chung và QSDĐ ở nói riêng thực chất là ở vấn đề nào để có định hướng hoàn thiện trong thời gian tới.
1.1.3. Công trình nghiên cứu là các bài viết đăng trên tạp chí, các bài tham luận tại hội thảo
* Về các bài viết đăng trên tạp chí

Có khá nhiều các bài viết về tặng cho tài sản và tặng cho QSDĐ được đăng tải trên các tại chí có thể kể đến như: Tác giả Nguyễn Hồng Nam (2004) với bài viết “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”, Tạp chí Tòa án. Trong bài viết này, tác giả đã giúp cho người đọc nhận diện rõ bản chất pháp lý của hợp đồng tặng cho QSDĐ và những vướng mắc phát sinh trong thực tế về hợp đồng tặng cho như xác định tài sản tặng cho, quyền của chủ thể tặng cho và một số trường hợp vô hiệu của hợp đồng tặng cho. Bài viết gợi mở cho NCS có định hướng tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tặng cho QSDĐ ở như: tài sản gắn liền với đất khi nào trở thành đối tượng trong hợp đồng tặng cho QSDĐ ở, trong trường hợp QSDĐ ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của một chủ thể, song nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể khác thì việc tặng cho được thực hiện như thế nào… Đỗ Văn Chỉnh với bài viết: “Tặng cho quyền sử dụng đất thực tiễn và tồn tại”, tạp chí Toà án nhân dân số 3/2008, tr 23-30. Bài viết phân tích khái quát các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Đất đai
2003 về chế định tặng cho QSDĐ. Dương Anh Sơn với bài: “Về bản chất pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2008, tr 50 – 56. Bài
viếtphân tích đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản và những quan điểm

16
khoa học chưa đồng thuận, thậm chí trái chiều về loại hợp đồng này. Đỗ Văn Đại,

“Thời điểm tặng cho có hiệu lực ở Việt Nam”, Tạp chí Toà án nhân dân số 3/2009, tr 9

– 15. Bài viết nhấn mạnh đến vấn đề thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản; chỉ ra những điểm bất cập và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản.thông qua việc phân tích và minh chứng từ một số vụ án giải quyết tại Tòa án và các toà án chưa thống nhất trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản. Tác giả Vũ Thị Hồng Yến,“Thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của hợp đồng vay tài sản và hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định của BLDS 2005”, tạp chí Luật học, số 4/2010, tr 40 – 48. Bài viết tập trung phân tích nội dung về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Lê Thị Hoài Ân với bài viết: “Chế định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và những vấn đề cần hoàn thiện”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số
11/2011, tr 41- 45. Bài viết làm rõ khái niệm hợp đồng tặng cho QSDĐ; nhấn mạnh tới điều kiện của bên tặng cho và bên nhận tặng cho theo quy định của pháp luật hiện hành. Tác giả Lê Hồng Liên với bài viết:“ Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng về tặng cho quyền sử dụng đất và kiến nghị sửa đổi, bổ sung”, tạp chí Kiểm sát, số
22/2012, tr 48 – 51. Bài viết phân tích các vướng mắc cụ thể trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tặng cho tài sản, chỉ rõ những bất cập cần phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho QSDĐ. Lương Thị Hợp “Một số vấn đề về điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản và trong di chúc”, Tạp chí Toà án nhân dân, số
14/2012, tr 19 -23. Bài viết minh chứng sự bất cập của pháp luật về tặng cho tài sản có điều kiện về bản án cụ thể, qua đó tác giả có những đề xuất hoàn thiện pháp luật đối với vấn đề này. Tác giả Nguyễn Hồng Nam có bài: “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”, Tạp chí Toà án nhân dân số 12/2014, tr 15-19. Bài viết chủ yếu viện dẫn một số vụ việc về tặng cho QSDĐ mà Tòa án gặp vướng mắc trong thực tiễn xét xử, tác giả chỉ dẫn các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này chưa phù hợp, qua đó đưa ra kiến nghị nhằm giải quyết các vướng mắc trên thực tế. Đồng tác giả Tuấn Đạo Thanh và Phạm Thu Hằng có bài viết: “Bàn về điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9/2014, tr 45 – 49. Bài viết phân tích các điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản qua hoạt động công chứng, đồng thời, chỉ ra các bất cập của pháp luật liên quan đến điều kiện tặng cho, đặc biệt là pháp luật đai về
đăng ký QSDĐ nói riêng và pháp luật về đăng ký bất động sản nói chung. Trong bài

17
viết “Bảo đảm an toàn cho giao dịch bất động sản bằng hệ thống đăng ký kinh nghiệm các nước và sự lựa chọn của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện // Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,Văn phòng Quốc hội, Số 17/2014, tr. 56 – 64. Trong bài viết này, tác giả đào sâu nhiều vấn đề lý luận như nguyên tắc xây dựng hệ thống đăng ký bất động sản là Bảo đảm sự an toàn của quyền hoặc tiện lợi cho việc giao dịch, các hệ thống đăng ký tiêu biểu (gồm đăng ký xác lập quyền, đăng ký đối kháng và đăng ký lưu giữ). Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng hệ thống đăng ký Torrens của Pháp, hệ thống đăng ký lưu giữ của Hoa Kỳ được nghiên cứu và đánh giá về ưu nhược điểm để rút ra bài học về việc xây dựng một hệ thống đăng ký hữu hiệu cho Việt Nam.
Gần hơn với chính sách và pháp luật hiện hành, cụ thể là Bộ luật Dân sự 2015 ra đời thì có một số bài viết tập trung nghiên cứu sâu về hợp đồng tặng cho tài sản. Cụ thể, bài viết: “Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất ở và một số vướng mắc trong các quy định pháp luật hiện hành” của tác giả Nguyễn Thùy Trang, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1 năm 2017. Bài viết này phân tích các căn cứ xác lập QSDĐ ở có thể xuất phát từ phía nhà nước (thông qua các quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hoặc từ việc chuyển QSDĐ (chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…). Trường hợp xác lập QSDĐ qua việc nhận chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi thì tùy thuộc vào hình thức sử dụng, mục đích, thời hạn,… sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được pháp luật quy định khác nhau. Ví dụ: quyền tặng cho QSDĐ chỉ áp dụng với đối tượng được tặng cho do pháp luật quy định (điểm c, khoản 2 Điều 174, điểm e khoản 1 Điều 179, điểm b khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013). Bên cạnh đó, tác giả bài viết cũng chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành quyền sử dụng đất ở, như: i) công nhận hình thức giao đất có thủ tiền sử dụng đất không thuộc một trong bốn trường hợp quy định tại Điều 55 Luật Đất đai năm 2013; ii) Mục đích sử dụng đất không phải để ở, nhưng các công trình xây dựng trên đất lại nhằm mục đích để ở, phục vụ mục đích sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; iii) Thời hạn sử dụng đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là ổn định, lâu dài, còn thời hạn sử dụng nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ lại được pháp luật quy định có thời hạn; iiii) Xác định tài sản trên đất trong trường hợp cho phép xây dựng nhà ở trên đất thuê hoặc có thời hạn sử dụng; v). Các công trình xây dựng trên đất ở nhưng có mục đích không phải để ở hoặc có mục đích hỗn hợp. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định các bất cập trên. Tác giả đã phân tích hàng
loạt các bất cập về QSDĐ ở, xác lập QSDĐ ở theo pháp luật đất đai hiện hành, từ đó

18
tác giả đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Đây là nghiên cứu mới, cập nhật, có giá trị khoa học quan trọng để NCS nghiên cứu về điều kiện của QSDĐ ở được phép tặng cho. Hai bài viết của Lê Thị Giang về “Các yêu cầu pháp lý về điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản”, Tạp chí Dân chủ Pháp luật, Số chuyên đề 3/2018, trang 27 – 32. Bài viết phân tích và bình luận về các yêu cầu pháp lý đối với điều kiện tặng cho theo pháp luật Việt Nam hiện hành trên cơ sở có sự so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và bài viết: “Hoàn thiện pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số
4/2018, trang 80 – 83. Bài viết này tập trung phân tích các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Tác giả Vũ Thị Hồng Yến với bài viết: “Bình luận quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng tặng cho tài sản”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9/2018, trang 36 – 43. Bài viết cung cấp cho người đọc sự nhận diện về bản chất pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản, từ đó, soi chiếu vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và tác giả nhận định rằng: Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn thể hiện sự thiếu sót và không hợp lý về một số chế định quan trọng của hợp đồng tặng cho tài sản như: Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho; hậu quả pháp lý của việc tặng cho tài sản không thuộc quyền sở hữu của bên tặng cho; tặng cho có điều kiện; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về nội dung này.
Nhìn một cách tổng quan, các bài viết đăng trên các tạp chí nêu trên phần lớn nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng tặng cho tài sản và những vướng mắc và khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp đối với một số dạng tranh chấp tài sản có nguồn gốc phức tạp và giá trị tài sản tặng cho lớn. Dường như bài viết nào qua quá trình phân tích cũng đều có những nhận định về sự chưa phù hợp, một số quy định chưa thống nhất và còn khiên cưỡng của pháp luật hiện hành và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về tặng cho tài sản trong thời gian tới. Đặc biệt là bàn về vấn đề chủ thể tặng cho, tài sản tặng cho là QSDĐ trong trường hợp có tài sản gắn liền, tài sản tặng cho trong trường hợp là đồng chủ sở hữu và sử dụng song trong đó có thành viên không đồng thuận về việc tặng cho tài sản… Tất cả những quan điểm chia sẻ nêu trên đều là những gợi mở có giá trị cho NCS đặt biệt chú trọng khi nghiên cứu về tặng cho QSDĐ ở – một loại tài sản luôn phải được nghiên cứu cùng với nhà,
công trình xây dựng trên đất và đặc biệt là QSDĐ ở là tài sản duy nhất để ở cho nhiều

19
thành viên trong hộ gia đình nhưng không đồng quyền sử dụng hợp pháp.

* Về các bài viết được đăng đàn tại các Hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học
Bài viết “Sự phân định của Nhà nước giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất

đai – Những vấn đề cần nghiên cứu”của PGS.TS. Trần Thị Minh Châu trình bày tại Hội thảo: Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do Viện Nghiên cứu Lập pháp và Quỹ Rosa Luxembug (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức. Tác giả Trần Thị Minh Châu đưa ra quan điểm tiếp tục xây dựng hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và mở rộng tối đa quyền cho người sử dụng đất vì cho rằng nếu duy trì sở hữu tư nhân về đất đai thì Nhà nước vẫn có quyền quy hoạch để tổ chức không gian sống hợp lý và có thể đánh thuế để triệt tiêu thu nhập từ địa tô của chủ đất. Trong cơ chế sở hữu toàn dân, Nhà nước cũng giao quyền sử dụng tự chủ theo quy hoạch cho công dân và chỉ giữ lại quyền tổ chức không gian và quyền thu địa tô để sử dụng chung. Như vậy, cả hai chế độ sở hữu, do phải điều chỉnh để đáp ứng thực tiễn, đã hội tụ về một điểm chung, trong đó, Nhà nước và công dân cùng nhau phân chia quyền kiểm soát việc sử dụng đất hợp lý. Bài viết nêu trên giúp cho NCS nhận định được rằng, sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam đã chi phối và tác động lớn đến QSDĐ của các chủ thể sử dụng riêng lẻ, trong đó, tặng cho QSDĐ nói chung và QSDĐ ở nói riêng không phải là ngoại lệ.
Bài viết: “Cần sửa đổi gì trong luật đất đai? Điểm nghẽn lớn nhất là quyền sở hữu” của GS.TS.Lê Hồng Hạnh đăng trên http://www.thanhnien.com.vn.Trong bài viết này, tác giả đánh giá điểm nghẽn lớn nhất trong Luật đất đai hiện hành chính là việc quy định toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà không có sự phân định đất đai nào thuộc sở hữu toàn dân, đất đai nào thuộc sở hữu của các chủ thể khác. Theo đó, tác giả bài viết cho rằng điều đầu tiên và quan trọng nhất cần phải sửa đổi chính là phải thay đổi tư duy về quyền sở hữu đất đai và phải xác định rạch ròi về chủ thể sở hữu đất theo hướng quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước là chủ yếu nhưng cũng phải công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất ở hợp pháp.
Tác giả Nguyễn Thị Nga với bài viết: “Sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay”, (2018) Hội thảo khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội. Bài viết chỉ rõ bản chất về chế định sở hữu toàn dân về đất đai và cách thức xác lập quyền cho chủ sở hữu đại diện là Nhà nước trong quan hệ đất đai theo pháp luật đất đai hiện hành là một
trong những lý do dẫn đến sự chi phối và can thiệp rất sâu của cơ quan công quyền

20
trong các quan hệ đất đai, đặc biệt là trong các giao dịch dân sự, thương mại về QSDĐ, thậm chí là nguyên nhân của những tình trạng tùy tiện, cơ chế hành chính áp đặt từ phía Nhà nước là điều dễ nhận thấy trong việc thực thi vai trò của chủ sở hữu đại diện của Nhà nước đối với đất đai. Điều này cũng là những gợi mở giúp cho NCS nghiên cứu về các điều kiện, quy trình và thủ tục tặng cho QSDĐ ở với nhiều sự ràng buộc về điều kiện có phần khiên cưỡng cũng là một trong những biểu hiện của luận điểm nêu trên.
Cũng tác giả Nguyễn Thị Nga (2018) có bài viết “Hoạt động công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất”, Hội thảo khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tiêu đề của bài viết thoạt nhìn thì chúng không hề liên quan đến tên của đề tài Luận án, tuy nhiên, rất nhiều nội dung cụ thể của bài viết có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, đặc biệt là vấn đề công chứng, đăng ký các giao dịch về QSDĐ. Bài viết này có ý nghĩa vô cùng thiết thực cho NCS trong việc luận giải những bất cập của việc tách đăng ký QSDĐ nói chung, QSDĐ ở nói riêng với vấn đề đăng ký quyền sở hữu tài sản trên đất đang là trở ngại lớn trong việc giải quyết các tranh chấp về tặng cho QSDĐ ở. Tiếp theo với nghiên cứu về những hạn chế và bất cập của pháp luật đất đai hiện hành đã và đang gây những khó khăn, vướng mắc cho việc giải quyết các quan hệ đất đai trên thực tế, trong đó có quan hệ tặng cho QSDĐ ở, tác giả Nguyễn Thị Nga có bài viết: “Bất cập trong các quy định về chủ thể sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2013” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12 năm 2018. Dù không nghiên cứu trực tiếp về tặng cho về QSDĐ ở song những phân tích về sự hạn chế và bất cập trong các quy định của pháp luật đất đai và sự bất tương thích giữa Luật Đất đai 2013 với Bộ luật Dân sự 2015 về chủ thể sử dụng đất, mà đặc biệt chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình đã và đang là rào cản và những khó khăn, vướng mắc trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự về QSDĐ nói chung và QSDĐ ở nói riêng. Theo đó, vấn đề QSDĐ được cấp chung cho hộ gia đình không ghi rõ tên của các thành viên trong hộ hoặc khó xác định thành viên nào trong hộ có QSDĐ để cấp là một trong những rào cản trong việc xác định quyền tặng cho QSDĐ ở.
Một cách tổng quát thể nhận thấy rằng, các bài viết trên gợi mở cho NCS tiếp tục đặt ra và nghiên cứu về cơ sở để tiếp tục hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam, làm sao để chủ sở hữu đất và chủ sở dụng đất phải có sự tách bạch, các khái niệm liên quan đến sở hữu, QSDĐ hay đất đai phải được sử dụng nhất quán, thống
nhất mà không nhập nhằng, mật mờ như một số chế định trong pháp luật hiện hành

21
hiện nay.

1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài

Với rất nhiều chế định tương đồng về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai của của pháp luật quản lý và sử dụng đất đai của nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa với pháp luật về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai của Việt Nam, Quỹ Fondation pour le Droit continental dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Pháp tại Trung Quốc và Quỹ phát triển Pháp luật châu Âu lục địa đã cho công bố một số báo vào năm 2009 (số 05-Tháng
1-3 năm 2009) về “Sở hữu tại Trung Quốc” (La propriété en Chine). Trong tài liệu này, đã đề cập đến nhiều thông tin về sở hữu tài sản, nhất là về sở hữu bất động sản tại Trung quốc. Liên quan đến chuyển QSDĐ, trong đó có tặng cho QSDĐ tại pháp luật Trung Quốc, có thể rút ra một số thông tin từ số báo trên như sau: Thứ nhất, theo pháp luật Trung Quốc, đất đai không thuộc sở hữu tư nhân mà thuộc sở hữu nhà nước hay tập thể (chính quyền địa phương). Do đó, chủ thể không là nhà nước hay chính quyền địa phương chỉ có thể có QSDĐ và không có hợp đồng chuyển quyền sở hữu đất đai (vì không chủ thể tư nào được sở hữu đất đai) mà chỉ có thể có hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ. Thứ hai, việc chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ không cần phải qua thủ tục công chứng (khác với pháp luật hiện hành của Việt Nam). Sở dĩ, Trung Quốc không yêu cầu phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ bởi thủ tục này làm tăng chi phí chuyển nhượng không cần thiết cho người dân. Thứ ba, chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ phải qua thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu việc chuyển nhượng, tặng cho không được đăng ký thì quyền sử dụng đất chưa được chuyển giao từ chủ sử dụng đất cũ sang chủ sử dụng đất mới. Thứ tư, trên một mảnh đất, có thể có ít nhất 03 loại quyền đối với bất động sản là quyền sở hữu đất đai thuộc Nhà nước, QSDĐ và quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất giống như ở Việt Nam. Pháp luật Trung Quốc quy định các giao dịch liên quan đến QSDĐ cũng được áp dụng cho các bất động sản được xây dựng trên đất và do đó QSDĐ và quyền sở hữu bất động sản trên đất gắn liền với nhau. Về mối quan hệ giữa các quyền sở hữu bất động sản trên đất và QSDĐ, Trung Quốc đã theo nguyên tắc “nhà theo đất, đất theo nhà”. Cụ thể, theo Điều 146 và 147 Luật về sở hữu tài sản năm
2007, chuyển QSDĐ kéo theo chuyển quyền những gì được xây dựng trên đất và,

ngược lại, chuyển quyền sở hữu nhà được xây dựng trên đất kéo theo chuyển QSDĐ

trên đó có nhà được xây.

22
Trong cuốn: “Claims to the Possession of Land” (Xác lập sở hữu với đất đai) của các tác giả PhilipWalter, Adrianavis, JamesHarris, B.McGuire xuất bản tháng 10 năm 2000. Cuốn này chủ yếu đề cập đến vấn đề tuyên bố quyền sở hữu đất đai và giải thích pháp luật liên quan và các thủ tục của từng loại quyền sở hữu. Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập tới lợi ích của việc tuyên bố quyền sở hữu đất đai, cụ thể là việc tuyên bố quyền lợi này sẽ cung cấp thông tin cập nhật một cách thường xuyên về tài sản và kiện tụng luật sư, quản lý tài sản, chủ nhà, người thuê nhà và khách thuê khác.
Cuốn sách là một khối lượng kiến thức phong phú và đa dạng về các loại sở hữu đối với đất đai và các quyền được xác lập theo mỗi hình thức sở hữu. Theo đó, tác giả PhilipWalter, Adrianavis, JamesHarris, B.McGuire khẳng định rằng, khi các quyền của chủ sở hữu đối với đất đai được tuyên bố và được minh bạch sẽ là cơ sở để phân định một cách trung thực và chính xác các quyền của chủ sở hữu đối với đất đai và phạm vi, giới hạn các quyền của chủ thể khác không phải là chủ sở hữu đối với đất đai trong các quan hệ kinh tế, dân sự và kiện tụng. Liên hệ với pháp luật đất đai ở Việt Nam nói chung và phương thức trao QSDĐ của chủ sở hữu là Nhà nước cho các chủ thể sử dụng đất, tác giả nhận thấy rằng, ranh giới giữa Nhà nước khi giao đất với tư cách là chủ sở hữu đại diện với các chủ thể sử dụng đất cần phải xác định một cách cụ thể, rõ ràng để một mặt vừa thể hiện được vai trò của chủ sở hữu và chức năng quản lý của Nhà nước đối với các quan hệ đất đai nảy sinh trong đời sống xã hội, song không đồng nghĩa với việc Nhà nước có quyền can thiệp sâu vào mọi giao dịch về QSDĐ của các chủ thể khi QSDĐ đó đã trao cho họ. Theo đó, QSDĐ hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất nói chung và QSDĐ ở nói riêng phải đảm bảo được vận hành một cách linh hoạt trong nền kinh tế thị trường với quyền chủ động và tự quyết của chủ thể có tài sản là QSDĐ đó.
Sát hơn với vấn đề nghiên cứu trong Luận án này là những nghiên cứu lý luận về tặng cho tài sản, về hợp đồng tặng cho tài sản và bản chất pháp lý về tặng cho tài sản. Tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu sau đây:
– William Blackstone & William Draper Lewis on the Laws of England In Four Books 895 1898. Chương XXX của tài liệu phân tích về tặng cho, tác giả chỉ rõ bản chất của tặng cho tài sản là một trong các phương thức chuyển giao tài sản của các cá nhân; tặng cho luôn là việc không lấy tiền. Nếu nhìn nhận dưới khía cạnh lợi ích vật chất và quan hệ ngang giá thì tác phẩm này cho thấy, tặng cho tài sản nói chung và
tặng cho QSDĐ ở nói riêng là quan hệ không có đền bù. Trong trường hợp tặng cho

23
QSDĐ ở có điều kiện thì điều kiện đó cũng không được coi là đền bù, ngang giá mà chúng được hiểu là các thỏa thuận về điều kiện tặng cho như một điều kiện ràng buộc để các bên trong quan hệ tặng cho thực hiện có hiệu quả các cam kết, thỏa thuận của giao dịch tặng cho mà thôi. Mục đích của các bên hướng tới không phải là giá trị vật chất hoặc ít nhất một trong các bên – bên tặng cho không màng tới giá trị kinh tế khi chuyển giao tài sản là QSDĐ cho bên được tặng cho.
– William Burge Burge’s Commentaries on Colonial and Laws Alexander Wood Renton & George Grenville eds. 189 1914 1928. Chương V của tài liệu nghiên cứu về hợp đồng tặng cho. Theo đó, tác giả nhận định tặng cho là một hợp đồng, bởi vì nó được xác lập và được hoàn thiện khi được sự ưng thuận, đồng ý của cả hai bên trong hợp đồng. Nghiên cứu tài liệu này cho thấy, về hình thức pháp lý của giao dịch tặng cho đất đai (bất động sản) của hầu hết các quốc gia trên thế giới mà Việt Nam không phải là ngoại lệ đều thể hiện bằng hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng bằng miệng hay bằng văn bản và hiệu lực pháp lý của nói phát sinh từ thời điểm nào thì pháp luật ở mỗi quốc gia khác nhau quy định sẽ khác nhau.
– George S.Geis (2001), Vice Dean và William S.Potter of Law, “Gift promises and the edge of contract law”, The University of Virginia School of Law. Một trong các vấn đề cốt yếu nhất thuộc về học thuyết ranh giới liên quan đến lời hứa tặng cho. Luật hợp đồng không thừa nhận tất cả lời hứa tặng cho là một nghĩa vụ bắt buộc. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu pháp luật dân sự và pháp luật đất đai hiện hành, cũng như hướng dẫn của Tòa án nhân tối cao về việc giải quyết các tranh chấp về tặng cho QSDĐ ở có điều kiện mà điều kiện đó được ghi nhận trực tiếp hoặc không trực tiếp trong hợp đồng tặng cho QSDĐ ở.
– J. D. Thomas. Acta. Juridica, “Some aspects of the law of donation”, Citation:

19651966 Acta Juridia, 165 1965-1966; Content downloaded/printed from HeinOnline (http://heinonline.org) Mon Aug 1501:27:572016. Tương đồng với một số công trình nghiên cứu trên, tác phẩm nhận định: Tặng cho là một hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận của các bên và một người tự nguyện chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác mà không nhận được bất kì sự hoàn lại nào từ bên được tặng cho (không đền bù). Với công trình nghiên cứu này giúp cho NCS nhận diện được rõ hơn sự tương đồng và bản chất của tặng cho tài sản nói chung và tặng cho QSDĐ ở nói riêng.
– German Law of Contract, Hart publishing. Công trình nghiên cứu này phân

tích về hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định của Cộng hòa Liên bang Đức. Theo

24
đó, từ trang 145 đến 147, hợp đồng này thể hiện các nội dung về bản chất pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản, nội dung cơ bản của hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó, các điều khoản chứa đựng trong hợp đồng tặng cho tài sản không thể thiếu đó là: mô tả về tài sản tặng cho, tình trạng pháp lý của tài sản tặng cho, chủ thể có quyền sở hữu tài sản tặng cho, thời điểm chuyển giao tài sản tặng cho…
Với các công trình nghiên cứu trên cho thấy, dù không trực tiếp nghiên cứu về tặng cho tài sản là đất đai, bất động sản hay QSDĐ ở, mà chủ yếu nghiên cứu về tặng cho và hợp đồng tặng cho tài sản nói chung. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã làm sáng tỏ khá nhiều tiền đề lý luận về tặng cho tài sản như: Tặng cho tài sản là biểu hiện của hành vi tự chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của người chuyển giao sang cho người khác, hình thức biểu hiện thông qua hợp đồng và với bản chất không đền bù. Đây là những tiền đề lý luận rất cơ bản giúp NCS tìm hiểu tính tương đồng và những
khác biệt của tặng cho tài sản và tặng cho QSDĐ ở nói riêng.

25
Phần 2

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ THUỘC PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1. Những kết quả đạt được

Nghiên cứu các công trình khoa học trong nước, nước ngoài, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, tác giả nhận thấy rằng, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu về tặng cho tài sản nói chung, về hợp đồng tặng cho tài sản, một số công trình nghiên cứu riêng về tặng cho tài sản là bất động sản, đất đai hay QSDĐ với mục đích là nhằm chỉ ra tính tương đồng và sự khác biệt của tặng cho loại tài sản là bất động sản với tặng cho các loại tài sản thông thường khác. Một cách khái quát, các công trình nêu trên đã tiếp cận và để lại các giá trị khoa học và thực tiễn sau đây:
Thứ nhất, về quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản

Sở hữu là quan hệ giữa con người với nhau mà nội dung của nó mang ý nghĩa kinh tế là xác định của cải vật chất nào thuộc về ai, quan hệ này sẽ đơn thuần là một quan hệ xã hội nếu nó hình thành và tồn tại trong chế độ xã hội chưa có nhà nước và pháp luật. Khi xã hội đã có nhà nước và pháp luật, quan hệ sở hữu được pháp luật điều chỉnh, nghĩa là bằng pháp luật, nhà nước quy định các quyền, các nghĩa vụ cho các chủ thể trong quan hệ sở hữu và đến lúc đó, quan hệ sở hữu trở thành quan hệ pháp luật. Hay nói cách khác, sở hữu trở thành quyền sở hữu khi các quyền của chủ thể có tài sản được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Về quyền sở hữu đất đai, đối với các nước thừa nhận đất đai thuộc quyền sở hữu tư nhân thì quyền sở hữu đất đai cũng là quyền sở hữu tài sản nên ít có công trình nghiên cứu riêng về quyền sở hữu đất đai. Ở Việt Nam, do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, các chủ thể khác chỉ có quyền sử dụng đất nên các công trình nghiên cứu về sở hữu đất đai của Việt Nam chủ yếu xem xét, đánh giá về sự phù hợp hoặc bất cập trong quy định của pháp luật về đất đai. NCS cho rằng, theo định hướng phát triển của Việt Nam hiện nay thì việc quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết. Tuy nhiên, quy định của pháp luật chưa đạt được sự minh bạch, cụ thể giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai và vì vậy, rất nhiều bất cập còn tồn tại trong hoạt động thực tiễn về chuyển quyền và tặng cho quyền sử dụng đất tại
Việt Nam. Để đạt được sự minh bạch, cụ thể, pháp luật về đất đai của nước ta cần xác

26
định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đối với từng loại đất (chẳng hạn như: pháp luật cần công nhận sở hữu tư nhân cho công dân có đất ở hợp pháp. Quy định như vậy vẫn đảm bảo định hướng phát triển xã hội lại vừa minh bạch và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể và vẫn không ảnh hưởng gì đến quyền quy hoạch không gian sống của Nhà nước nếu pháp luật quy định rằng Nhà nước luôn có quyền trưng mua đất ở của các chủ thể khác vì lợi ích và sự phát triển chung của xã hội.
Về quyền sử dụng đất, do sự khác biệt về sở hữu đất đai ở Việt Nam nên QSDĐ không chỉ đơn nhất là một trong ba quyền của chủ sở hữu đại diện là Nhà nước, mà QSDĐ còn tách ra khỏi quyền sở hữu và trở thành quyền sở hữu tư của người có QSDĐ. Vì vậy, cùng một diện tích đất được xác định sẽ có hai chủ sở hữu là chủ sở hữu đất đai (Nhà nước) và chủ sở hữu QSDĐ (người sử dụng đất). QSDĐ tồn tại theo một trong hai trạng thái: trong trạng thái là một quyền trong nội dung quyền sở hữu thì QSDĐ chính là quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất; trong trạng thái là một loại tài sản thì QSDĐ bao hàm cả các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Người sở hữu về QSDĐ có đầy đủ các quyền năng của một chủ sở hữu, trong đó có các giao dịch về QSDĐ – quyền tài sản. Quyền này với nguồn gốc phát sinh từ chủ sở hữu là Nhà nước nên luôn bị ràng buộc và chi phối bởi Nhà nước.
Thứ hai, về bản chất của tặng cho tài sản.

Hầu hết các công trình nghiên cứu ở nước ngoài hay trong nước đều có chung nhận định: tặng cho tài sản, bao gồm động sản và bất động sản dù với tính chất khác biệt hay đặc thù của mỗi loại tài sản khác nhau, với những hình thức và yêu cầu khác nhau khi tặng cho, song tựu chung lại đều có chung bản chất là sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người có tài sản cho người khác, người được chuyển giao đồng ý, ưng thuận và không có đền bù.
Thứ ba, về hợp đồng tặng cho tài sản.
Vấn đề này được nhiều công trình nghiên cứu bao gồm cả hợp đồng tặng cho tài sản nói chung và cả hợp đồng tặng cho tài sản là đất đai (QSDĐ) nói riêng. Theo đó, nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản cũng như hợp đồng tặng cho QSDĐ nói riêng chỉ bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ chuyển giao quyền sử dụng đất và phân tích đánh giá các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này. Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng, quyền và

27

LA32.040_Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay

5 / 5 ( 1 vote )
Tags: quyền sử dụng đất
Previous Post

Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững

Next Post

Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Nghị quyết Trung Ương 7 khóa 12

Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận văn thạc sĩ kế toán

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Thiết bị và vật liệu xây dựng Hancorp

November 16, 2018
Luận án tiến sĩ y học

Đánh giá tính khả thi và hiệu quả phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi trong bệnh lý phổi

July 24, 2016
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh thái nguyên

December 15, 2015
Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển

Phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

November 8, 2016

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2022 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2022 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.