ThS01.161_TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRUOG KINH TẾ VÀ LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
Thời gian qua, lạm phát và tăng trƣởng kinh tế vẫn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam, nhất là kể từ khi quá trình hội nhập và tự do hóa tài chính diễn ra mạnh mẽ trong khi những nền tảng vĩ mô còn lỏng lẽo khi ến việc kiểm soát lạm phát nhiều lúc vƣợt khỏi tầm kiểm soát của NHNN. Nếu thời gian trƣớc năm 2011, Việt Nam luôn là một quốc gia có tỷ lệ lạm phát thuộc hàng cao nhất trong khu vực đi cùng tốc độ tăng trƣởng có chiều hƣớng suy giảm thì kể từ năm 2012 trở lại đây, lạm phát lại liên tục giảm dần. Theo đó, dễ thấy rằng trong điều kiện lạm phát quá thấp cũng có thể gây ra những khó khăn nhất định đối với tình hình kinh tế trong nƣớc.
Với việc chuyển hƣớng điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) sang tập trung mục tiêu ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát hay nói cách khác thực thi chính sách lạm phát mục tiêu (CSLPMT), nhiều quốc gia áp dụng chính sách này trên thế giới đã cho thấy những kết quả đáng kể khi lạm phát đƣợc giữ ở mức thấp trong thời gian dài đồng thời chất lƣợng tăng trƣởng cũng đƣợc cải thiện rất tốt. Theo đó, tại Việt Nam đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, điển hình: Phí Trọng Hiển (2005) , “Lạm phát mục tiêu: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam”. Dựa trên kinh nghiệm các quốc gia áp dụng CSLPMT, tác giả đã làm rõ một số các vấn đề quan trọng về CSLPMT nhƣ: Lý do lựa chọn, đặc tính cơ bản và khả năng vận dụng tại các nƣớc đang phát triển. Nhìn chung, nghiên cứu cho rằng việc áp dụng chính sách này tại Việt Nam là chƣa khả thi và dừng lại ở việc đề xuất một số gợi ý nhằm điều chỉnh lạm phát cho phù hợp trong khi vẫn
chƣa làm rõ đƣợc sự cấp thiết của việc điều hành CSTT kiểm soát lạm phát cũng nhƣ lộ trình chuyển đổi áp dụng CSLPMT.
Le Anh Tu (2006), “Moneytary in Viet Nam: Alternatives to Inflation Targeting” [58]. Nghiên cứu chủ yếu xem xét khả năng áp dụng CSLPMT trong mối tƣơng quan với cơ chế điều hành tỷ giá và đã chỉ ra rằng việc áp dụng CSLPMT có thể giúp nền kinh tế đang chuyển đổi nhƣ Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào các biện pháp bảo hộ hay sự nâng đỡ hành chính, tuy nhiên tác giả cho rằng việc duy trì cơ chế tỷ giá ổn định vẫn là điều cần thiết hơn trƣớc khi hƣớng đến áp dụng chính sách này trong tƣơng lai. Theo đó, việc chuyển đổi khuôn khổ CSLPMT chỉ đƣợc xem xét một cách sơ lƣợc và chƣa cập nhật đƣợc những vấn đề thực trạng của nền kinh tế hiện nay, nhất là khi quá trình tự do hóa dòng vốn diễn ra rất mạnh mẽ.
Phạm Thế Anh (2011), “Lạm phát và các quy tắc của chính sách tiền tệ ” [5].Tác giả đã tiếp cận vấn đề dựa trên cơ sở phân tích các thành t ố biến động của lạm phát cũng nhƣ xem xét các phản ứng của NHNN trong việc điều hành các công cụ CSTT. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, luôn có sự chậm trễ và thiếu nhất quán trong việc điều hành các công cụ CSTT nhằm kiểm soát lạm phát xuất phát từ sự mâu thuẫn trong hệ thống mục tiêu. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở việc thảo luận về các quy tắc của CSTT trong việc theo đuổi mục tiêu lạm phát nhằm hỗ trợ tăng trƣởng mà chƣa đề cập trực tiếp đến việc làm thế nào để giải quyết gốc rễ sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu để định hƣớng cho công tác điều hành CSTT tại Việt Nam.
Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng (2011) , “Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011 phát hiện mới từ những bằng chứng mới ” [6]. Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc yếu tố kỳ vọng lạm phát có sự chi phối quan trọng đối với tình hình giá cả hiện tại đồng thời uy tín của NHNN hay Chính phủ trong các chính sách thƣờng đóng vai trò quyết định. Vì vậy, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào hai khía cạnh là nâng cao uy tín cơ quan điều hành và các giải pháp ngăn ngừa với mục tiêu lạm phát rõ ràng nhằm hƣớng đến sự cân bằng vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế dài hạn, trong khi cốt lõi để giải quyết các vấn đề trên là việc hƣớng đến áp dụng khuôn khổ CSLPMT vẫn chƣa đƣợc xem xét một cách tổng thế.
Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), “Chính sách tiền tệ: Hiệu quả của tính linh hoạt và đồng bộ” [24]. Tác giả đã tập trung phân tích về sự phối hợp của một số các giải pháp thực thi CSTT mà NHNN thực hiện nhƣ: Kiểm soát cung tiền, chính sách lãi suất, quản lý ngoại hối, an toàn hệ thống tài chính. Dựa trên cơ sở phân tích diễn biến tình hình kinh tế trong nƣớc, nghiên cứu đã cho thấy rằng mục tiêu điều hành CSTT hƣớng đến kiểm soát lạm phát vẫn đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Đồng thời, công tác điều hành CSTT chỉ thực sự hiệu quả nếu các giải pháp đều tập trung
vào một mục tiêu duy nhất là kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT vẫn chƣa đƣợc tác giả đề cập trực tiếp.
Nguyễn Văn Nghiến và cộng sự (2014), “Thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế ”[8]. Trên cơ sở phân tích tổng quan một số điều kiện kinh tế Việt Nam, theo đó các tác giả đề xuất một số gợi ý nhằm hƣớng đến áp dụng CSLPMT nhƣ: Nâng cao tính minh bạch đi cùng trách nhiệm NHTW, ổn định thị trƣờng tài chính, phát triển năng lực dự báo lạm phát và xây dựng tính kỷ luật chi tiêu công. Tuy nhiên, xét về cơ bản thì nghiên cứu vẫn chƣa đánh giá đƣợc những vấn đề nào là quan trọng mà Việt Nam cần ƣu tiên giải quyết trƣớc mắt cũng nhƣ chƣa đƣa ra một lộ trình chuyển đổi cụ thể hƣớng đến áp dụng CSLPMT.
Tóm lại, mặc dù có những đóng góp vô cùng quan trọng, nhƣng nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu vẫn còn mang tính khái quát và chƣa cập nhật đƣợc các vấn đề thực trạng trong nƣớc hiện nay, do đó vẫn chƣa làm rõ sự cần thiết của việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT. Hơn nữa, việc thiết lập một khung lạm phát mục tiêu định lƣợng phù hợp cho lộ trình chuyển đổi CSLPMT cũng là yêu cầu cấp thiết mà chƣa có hoặc rất ít các nghiên cứu nào đã làm trƣớc đây. Vì vậy, để trả lời các câu hỏi nhƣ: Làm thể nào để vừa có thể đạt đƣợc sự ổn định vĩ mô đồng thời vừa đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng? Vì sao Việt Nam nên công bố chuyển đổi CSLPMT? Lộ trình áp dụng nhƣ thế nào cho phù hợp? Khung lạm phát mục tiêu nên là bao nhiêu? Tác giả chọn lựa đề tài “Tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam” .