LA02.144_Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và gợi ý các giải pháp hạn chế hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể:
– Xác định các yếu tố ảnh huởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
– Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại
– Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng và tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng thương mại Việt Nam.
– Gợi ý các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
– Yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại?
– Rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh như thế nào?
– Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?
– Rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào ?
– Giải pháp nào hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam?
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng và tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
– Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 26 Ngân hàng thương mại Việt Nam, số liệu kinh tế vĩ mô của ADB Indicators trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mô hình hồi quy đa biến bằng cách hồi quy theo mô hình Pooled, Fixed Effect, Random Effect và sử dụng phương pháp GMM để giải quyết nội sinh trên dữ liệu bảng nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng và sử dụng mô hình Feasible Generalized Least Squares (FGLS) để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh Ngân hàng thương mại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu diễn dịch quy nạp và thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại và thực trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Nội dung của đề tài bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và Gợi ý các chính sách