Wednesday, February 8, 2023
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Tài Chính Ngân Hàng

Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Nghiên cứu tại Việt Nam

admin by admin
August 5, 2019
in Tài Chính Ngân Hàng, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
628
SHARES
3.5k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA02.262_Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Nghiên cứu tại Việt Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ các vấn đề nghiên cứu đặt ra về tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án nghiên cứu những mục tiêu như sau:

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội…
  • Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận
  • Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Mục tiêu tổng quát:

Có thể thấy ổn định ngân hàng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách. Để làm được điều này, trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh thông qua ĐDH là lựa chọn hàng đầu trong hoạch định chiến lược. Do đó, mục tiêu chung của luận án là đánh giá tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam. Đây là bằng chứng thực nghiệm quan trọng nhằm gợi ý các giải pháp giúp hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phát triển ổn định hơn.

Mục tiêu cụ thể:

Từ mục tiêu tổng quát, luận án đi sâu nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau:

– Tác động của ĐDH đến ổn định của các NHTM Việt Nam.

– Tác động của cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam.

– Tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của các NHTM Việt Nam.

Để đạt được các mục tiêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

1. Tồn tại mối tương quan giữa ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng như thế nào?

2. Tác động ĐDH đến ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào?

3. Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam?

4. ĐDH và cạnh tranh tác động đến ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào?

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính: ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng; tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Luận án tiến hành trên dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2017. Đây là các ngân hàng có dữ liệu đầy đủ, được công bố chi tiết trên báo cáo thường niên hàng năm, báo cáo tài chính được kiểm toán, tổng giá trị tài sản của 28 ngân hàng chiếm hơn 75% giá trị tổng tài sản (TTS) của toàn hệ thống.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng. Ngoài ra, kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả để nghiên cứu về các yếu tố ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng của các NHTM Việt Nam.

Đầu tiên, để xác định tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng. Trong đó biến phụ thuộc phản ánh ổn định ngân hàng và biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân hàng.

Tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy đo lường tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng với biến cạnh tranh là hệ số Lerner. Hệ số này phản ánh khi mức độ thị trường của ngân hàng cao, ngân hàng sẽ kém cạnh tranh hơn. Từ đó xem xét tương quan một chiều của Lerner đến các chỉ tiêu ổn định ngân hàng.

Để thực hiện mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân hàng, hệ số Lerner và biến tương tác của ĐDH thu nhập và hệ số Lerner. Để trả lời câu hỏi ĐDH thu nhập và cạnh tranh ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều đến các chỉ tiêu ổn định ngân hàng, tác giả xem xét dấu của các hệ số hồi quy của các biến độc lập này trong mô hình.

Ngoài ra, để tìm hiểu các yếu tố khác tác động đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng thêm một số biến độc lập khác phản ánh đặc trưng ngân hàng và đặc điểm vĩ mô của nền kinh tế. Các biến này được xem là các biến kiểm soát và được đưa vào tất cả các mô hình để tìm hiểu mối tương quan với biến phụ thuộc.

Bên cạnh đó, trong các mô hình hồi quy đưa ra, để lựa chọn mô hình phù hợp, tác giả thực hiện các bước kiểm định cụ thể. Trước tiên, giữa mô hình OLS và FEM, sau khi thực hiện ước lượng mô hình FEM dùng kiểm định F để kiểm định gỉả thuyết H0: lựa chọn mô hình FEM. Cuối cùng tác giả cũng sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM Và REM

Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều nhà kinh tế học quan tâm khi đánh giá tác động của các biến nghiên cứu đến ổn định ngân hàng là vấn đề nội sinh. Điều này làm chệch các hệ số tương quan của các biến độc lập dẫn đến ước lượng mô hình không đáng tin cậy. Để xử lý biến nội sinh, tác giả dùng phương pháp ước lượng GMM để tìm ra các hệ số hồi quy với ước lượng hiệu quả và chính xác hơn.

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu tác động của ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án cung cấp một khung lý thuyết tổng quan về mối tương quan một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.

Thứ hai, thông qua nghiên cứu cơ sở dữ liệu của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu làm rõ mối quan hệ của ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc lựa chọn và điều hành chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống ngân hàng trong nước.

Thứ ba, xem xét tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam nhằm xác định tầm quan trọng của ĐDH và sử dụng ĐDH như là công cụ đặc biệt trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh. Trên cơ sở đó góp phần giúp cho các NHTM Việt Nam xây dựng phương hướng kinh doanh, bao gồm ĐDH, để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.

Ngoài ra, dựa vào kết quả nghiên cứu này, giúp cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận và gợi ý chính sách cần thiết trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, góp phần đưa hệ thống NHTM trong nước ngày càng hoạt động hiệu quả, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và ổn định bền vững.

1.6 Kết cấu của luận án

Nội dung luận án gồm có năm phần chính tương ứng với từng chương từ chương 1 đến chương 5 và phần tài liệu tham khảo, cụ thể như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu chính của luận án, bao gồm: mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, kết cấu chung của luận án.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Phần đầu chương 2 trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết về các vấn đề: ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Luận án cũng lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của ĐDH đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng và tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phần cuối chương 2, dựa vào tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả rút ra khe hở nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở tìm kiếm và lựa chọn phương pháp nghiên cứu trên dữ liệu là các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên vấn đề nghiên cứu được xây dựng ở chương 2, nội dung chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu phù hợp để đo lường tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam. Cụ thể các bước đi từ việc xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc đến thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu thứ cấp của các NHTM Việt Nam. Cuối cùng luận án thực hiện các ước lượng và kiểm định cần thiết cho các hệ số hồi quy trong các mô hình đó.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Sau khi thực hiện hồi quy và kiểm định hệ số hồi quy của biến độc lập ở chương 3, chương 4 đi vào trình bày kết quả hồi quy và các kiểm định chi tiết của các mô hình sử dụng để đo lường tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phần cuối của chương tập trung thảo luận về dấu các hệ số hồi quy phản ánh tương quan một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2017.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Với kết quả nghiên cứu đáng tin cậy được thực hiện ở chương 3 và chương 4, nội dung chương 5 là toàn bộ các gợi ý về mặt chính sách của tác giả liên quan đến tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng xây dựng những chiến lược trong tương lai góp phần thúc đẩy hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững và ổn định hơn.

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………….i LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………………ii MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………….vi DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………………..vii DANH MỤC CÁC HÌNH …………………………………………………………………………. viii TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG VIỆT…………………………………………………ix ABSTRACT …………………………………………………………………………………………………x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU …………………………………………………………………………..1
1.1 Đặt vấn đề ……………………………………………………………………………………….11.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu …………………………………………4

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu……………………………………..5

1.4 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………..5

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án …………………………………………..7

1.6 Kết cấu của luận án ………………………………………………………………………….8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC………..10

2.1 Lý thuyết kinh tế ……………………………………………………………………………10

2.1.1 Lý thuyết về ổn định kinh tế …………………………………………………………….12

2.1.2 Lý thuyết về ổn định tài chính ………………………………………………………….17

2.2 Lý thuyết về ổn định ngân hàng ……………………………………………………….25

2.2.1 Ổn định của NHTM ………………………………………………………………………..25

2.2.2 Vai trò của ổn định ngân hàng ………………………………………………………….29

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng…………………………………….30

2.2.4 Đo lường ổn định ngân hàng ……………………………………………………………32

2.3 Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng………………………………………………43
iv

2.3.1 Khái niệm………………………………………………………………………………………43

2.3.2 Các lý thuyết về cạnh tranh ……………………………………………………………..46

2.3.3 Đo lường khả năng cạnh tranh của NHTM ………………………………………..48

2.4 Đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng ……………………………………………52

2.4.1 Khái niệm………………………………………………………………………………………53

2.4.2 Các lý thuyết về đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng …………………….53

2.4.3 Các hình thức đa dạng hóa của NHTM ……………………………………………..58

2.4.4 Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng………………………………………………………60

2.4.5 Đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng …………………………….60

2.5 Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng ………………………………………………………………………………………61
2.5.1 Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng …….61

2.5.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng ………62

2.6 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm…………………………………………….64

2.6.1 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa đến

ổn định ngân hàng…………………………………………………………………………..64

2.6.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cạnh tranh đến ổn

định ngân hàng……………………………………………………………………………….76

2.6.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng …………………………………………………….86
2.7 Khe hở nghiên cứu………………………………………………………………………….87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………………………………………89

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………..91

3.1 Mô hình nghiên cứu ………………………………………………………………………..91

3.2 Mô tả các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong các mô hình nghiên cứu………………………………………………………………………………………………..94
3.3 Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………………………101

3.4 Dữ liệu nghiên cứu………………………………………………………………………..104

3.5 Các kiểm định sử dụng trong mô hình……………………………………………..107
v

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………….109

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………..110

4.1 Thống kế mô tả các biến nghiên cứu ……………………………………………….110

4.2 Kết quả nghiên cứu ……………………………………………………………………….114

4.2.1 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng…114

4.2.2 Kết quả nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng …..118

4.2.3 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng …………………………………………………………………………………….123
4.2.4 Kết quả nghiên cứu tác động của các biến kiểm soát đến ổn định ngân hàng…………………………………………………………………………………………….128
4.3 Thảo luận kết quả………………………………………………………………………….130

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………….134

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ………………………………..135

5.1 Kết luận……………………………………………………………………………………….135

5.2 Gợi ý một số chính sách về đa dạng hóa, cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng …………………………………………………………………………..137
5.3 Đóng góp mới của luận án ……………………………………………………………..143

5.4 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ………………………….144

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN ………………………………………………………………………………………..147

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………148

PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………. 1-41
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSTT : Chính sách tiền tệ

ĐDH : Đa dạng hóa

FEM : Fixed Effects model HQKD : Hiệu quả kinh doanh HTTC : Hệ thống tài chính NHTW : Ngân hàng trung ương NHTM : Ngân hàng thương mại PSTD : Phương sai thay đổi REM : Random Effects model ROA : Return on Assets
ROE : Return on Equity TCTC : Tổ chức tài chính TMCP : Thương mại cổ phần TTS : Tổng tài sản
VIF : Variance inflation factor

VCSH : Vốn chủ sở hữu
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung lý thuyết mất ổn định tài chính – “Minsky Moment” .20

Bảng 2.2: Các nghiên cứu sử dụng mô hình Z-Score đánh giá ổn định ngân hàng..36

Bảng 2.3: Bảng tóm tắt lý thuyết phân tích động cơ ĐDH: Chi phí và lợi ích………55

Bảng 2.4: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng…………………………………………………………………………………….70
Bảng 2.5: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng…………………………………………………………………………………………….81
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu sử dụng và kỳ vọng về mối tương quan…104

Bảng 3.2: Danh sách 28 ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong nghiên cứu………….105

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu………………………………………………110

Bảng 4.2: Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của hàm tổng chi phí theo FEM và

REM………………………………………………………………………………………….112

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả nhân tử phóng đại phương sai VIF ……………….113

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng qua các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE, RARROA, RARROE ………………………116
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua

các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE…………………………………………………..120

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua các chỉ tiêu ROA, ROE ………………………………………….125
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ………………………………………………………..131
viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Tóm tắt trình tự nghiên cứu ………………………………………………………………6

Hình 2.1: Mô tả lập luận của tác giả về lý thuyết ổn định ngân hàng…………………..26
ix

TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG VIỆT

Tiêu đề: Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng

thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam

Tóm tắt: Luận án nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017. Đây là vấn đề đang gây tranh cãi trong giới học thuật và thực tiễn hoạt động ngân hàng xuất phát từ nguyên nhân do bất ổn về kinh tế đã gây ra nhiều tổn thất không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên mọi mặt. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt, thúc đẩy các NHTM thay đổi phương thức hoạt động, ngày càng mở rộng phạm vi, ĐDH các nguồn thu nhập có thể được để tiếp tục phát triển. Tuy nhiên sự ổn định của hệ thống ngân hàng vì thế cũng bị ảnh hưởng.
Mục tiêu chung của luận án thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng, kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối tương quan một chiều giữa ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Từ đó giúp cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận quan trọng. Đồng thời luận án cũng gợi ý chính sách cần thiết góp phần vào việc lựa chọn và điều hành chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống ngân hàng trong nước.
Từ khóa: Đa dạng hóa, cạnh tranh, ổn định ngân hàng, hiệu quả kinh doanh
x

ABSTRACT

Title: The impact of diversification and competition on the stability of commercial banks: A research in Vietnam.
Abstract: The thesis “The Impact of diversification and competition on the stability of commercial banks: A research in Vietnam” examines theories of stability, competition and diversification in banking. Its main purpose focuses on the impact of diversification on banking stability, competition on banking stability and the simultaneous impact of diversification and competition on stability of Vietnamese commercial banks in the period of 2006 – 2017.
By using the linear regression method with the panel data, the thesis results show: Diversification and competition have positive impact on bank stability in Vietnam while the diversification impacts negatively on the relationship between competition and bank stability in this period. This shows that diversification is not really a effective tool of banks’ competitive strategies to motivate banks to be more stable. Besides, the thesis also finds factors that have a good effect on bank stability: asset growth rate and economic growth rate. However, the size of the bank and the inflation rate negatively impact the stability of the banks.
The research results of this thesis will contribute important empirical evidence in research topics on diversification, competition and bank stability in Vietnamese commercial banks. The policy implications of the thesis will help commercial banks and relevant authorities to guide, plan and propose solutions to improve Vietnamese commercial bank stability in the next years.
Keywords: Diversification, competition, stability, performance, commercial banks.
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, các nước trên thế giới đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế: tài chính – ngân hàng. Trong đó, hệ thống các ngân hàng ngày một thể hiện rõ hơn vai trò huyết mạch của mình trong nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định tiền tệ của hầu hết các quốc gia. Khi ngân hàng bất ổn kéo theo sự bất ổn cho toàn hệ thống, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến nền kinh tế như: nợ xấu gia tăng, rủi ro thanh khoản, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân.
Đứng trước thách thức hội nhập, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy giúp cho kinh tế phát triển. Kinh doanh tiền tệ rất nhạy cảm, chịu tác động bởi các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý…Các ngân hàng thương mại (NHTM) sử dụng cạnh tranh như là chiến lược để mở rộng thị trường, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, cải tiến và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Từ đó giúp cho hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển và ổn định hơn.
Tùy theo thế mạnh và nguồn lực hiện có ngân hàng có thể lựa chọn nhiều chiến lược cạnh tranh về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, lãi suất, công nghệ …. Để chiến lược cạnh tranh hiệu quả cần thiết phải đa dạng hóa (ĐDH). Ngân hàng tận dụng các nguồn lực hiện hữu để mở rộng, ĐDH các hoạt động kinh doanh sang một hay nhiều mảng khác nhau nhằm hạn chế và phân tán rủi ro, tăng nguồn thu cho ngân hàng. Mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận trong mối tương quan giữa kiểm soát rủi ro với ổn định cho ngân hàng.
Tuy nhiên, thực tiễn từ trước đến nay tồn tại các tranh luận trái chiều về tác động của cạnh tranh và ĐDH đến ổn định tài chính trong hoạt động của các ngân hàng. Điều này tạo ra nhiều mối hoài nghi và sự không chắc chắn về những lợi ích do ĐDH và cạnh tranh mang lại. Từ đó đã gợi ra sự quan tâm rất lớn giữa các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Bằng chứng về sự thất bại của nhà
2

quản lý và nhà giám sát ngân hàng đã đề ra một vấn đề phải xem xét lại ảnh hưởng của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM. Có quá nhiều kịch bản cũng như hiện tượng kinh tế liên quan đến ba vấn đề trên xảy ra trong ngân hàng theo những kết quả khác nhau và nằm ngoài mong đợi cũng như tiên liệu của các nhà quản lý. Điều đó cho thấy mối tương quan giữa cạnh tranh và ĐDH đến ổn định ngân hàng nên được đặt trong tương quan với những yếu tố khác cần được nghiên cứu cụ thể hơn. Tóm lại, các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với vấn đề tương phản rằng: liệu ĐDH và cạnh tranh ngân hàng có dẫn đến mối đe dọa cho ổn định ngân hàng hay không? Và cả ba yếu tố này được xem xét trong những hoàn cảnh, môi trường như thế nào thông qua đó nảy sinh những tác động khác nhau.
Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu học thuật về mối quan hệ giữa ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng đã có nhiều kết quả khác nhau. Tồn tại hai quan điểm đối lập trong các nghiên cứu trước về cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Quan điểm cạnh tranh – dễ tổn thương: tranh luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, vì cạnh tranh cao làm giảm sức mạnh thị trường của ngân hàng và lợi nhuận biên. Do đó, nó sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng (Hauswald và Marquez, 2006; Petersen và Rajan, 1994; Besanko và Thakor, 2004). Còn quan điểm cạnh tranh – ổn định: lập luận rằng sự cạnh tranh càng nhiều dẫn đến ổn định càng cao (Jimezez và cộng sự, 2013; Stiglitz và Weiss, 1981; Matutes và Vives,
2000).

Về ĐDH và ổn định ngân hàng, cũng có những quan điểm trái chiều nhưng đầy tính thuyết phục trong từng nền kinh tế, tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh ngân hàng cụ thể. Baele (2007) chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa giá trị thương hiệu và mức độ ĐDH chức năng, điều đó có nghĩa là ĐDH chức năng có thể cải thiện lợi nhuận ngân hàng trong tương lai. Ngược lại, Stiroh và Rumble (2006) kết luận các ngân hàng càng ĐDH càng rơi vào tình trạng nguy hiểm vì các ngân hàng này chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập ngoài lãi, do đó sẽ phải chịu rủi ro hệ thống cao hơn rất nhiều.
3

Một khảo sát của DeYoung và Roland (2001), Laeven và Levine (2007) chỉ ra ngân hàng ĐDH thu nhập sẽ mang lại hữu ích đối với cho vay và quản lý một cách có hiệu quả rủi ro tín dụng bằng việc thu thập thông tin thông qua hoạt động chứng khoán hay bảo lãnh bảo hiểm,…Tuy nhiên, ĐDH cũng làm gia tăng chi phí quản lý do sự phức tạp hơn của tổ chức tập đoàn, lợi ích xung đột giữa các bộ phận trong tập đoàn vì các nhà quản lý có thể theo đuổi ĐDH để khai thác lợi ích cá nhân, làm giảm giá trị thị trường của tổ chức (Jensen và Meckling, 1976).
Riêng ở Việt Nam, môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng có những chuyển biến đáng ghi nhận về quản trị vận hành, bộ máy hoạt động, ứng dụng công nghệ và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, không nằm ngoài quy luật chung, những bất ổn về kinh tế đã gây ra nhiểu tổn thất không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên mọi mặt. Các ngân hàng không những cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các hạn chế đối với hoạt động áp dụng riêng cho chi nhánh ngân hàng dần được gỡ bỏ, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt, thúc đẩy các NHTM thay đổi phương thức hoạt động, ngày càng mở rộng phạm vi, ĐDH các nguồn thu nhập có thể được để tiếp tục phát triển. Kết quả dẫn đến thu nhập các NHTM trong nước không còn xuất phát từ lĩnh vực tín dụng truyền thống mà còn mở rộng ra từ nhiều nguồn khác nhau. Gia tăng thu nhập thì chi phí, rủi ro cũng tăng lên ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng. Như vậy, liệu ngân hàng có nên đánh đổi cơ hội gia tăng thu nhập và mức độ cạnh tranh với ổn định trong hoạt động hay không?
Xuất phát từ tính cấp thiết của thực tiễn và lý thuyết về ảnh hưởng của ĐDH đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án hướng đến việc làm rõ vấn đề trên là hoàn toàn thiết thực, có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn, đóng góp cho việc đưa ra các gợi ý về chính sách để phát triển toàn diện và ổn định hệ thống ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Đó là lý do tác giả chọn luận
4

án “Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ các vấn đề nghiên cứu đặt ra về tác động của ĐDH và cạnh tranh

đến ổn định ngân hàng, luận án nghiên cứu những mục tiêu như sau:

Mục tiêu tổng quát:

Có thể thấy ổn định ngân hàng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách. Để làm được điều này, trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh thông qua ĐDH là lựa chọn hàng đầu trong hoạch định chiến lược. Do đó, mục tiêu chung của luận án là đánh giá tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam. Đây là bằng chứng thực nghiệm quan trọng nhằm gợi ý các giải pháp giúp hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phát triển ổn định hơn.
Mục tiêu cụ thể:

Từ mục tiêu tổng quát, luận án đi sâu nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau:

– Tác động của ĐDH đến ổn định của các NHTM Việt Nam.

– Tác động của cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam.

– Tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của các NHTM Việt

Nam.

Để đạt được các mục tiêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

1. Tồn tại mối tương quan giữa ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng như thế

nào?

2. Tác động ĐDH đến ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào?

3. Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam?

4. ĐDH và cạnh tranh tác động đến ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào?
5

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính: ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng; tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu

Luận án tiến hành trên dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2017. Đây là các ngân hàng có dữ liệu đầy đủ, được công bố chi tiết trên báo cáo thường niên hàng năm, báo cáo tài chính được kiểm toán, tổng giá trị tài sản của 28 ngân hàng chiếm hơn 75% giá trị tổng tài sản (TTS) của toàn hệ thống.
1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng. Ngoài ra, kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả để nghiên cứu về các yếu tố ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng của các NHTM Việt Nam.
Đầu tiên, để xác định tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng. Trong đó biến phụ thuộc phản ánh ổn định ngân hàng và biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân hàng.
Tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy đo lường tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng với biến cạnh tranh là hệ số Lerner. Hệ số này phản ánh khi mức độ thị trường của ngân hàng cao, ngân hàng sẽ kém cạnh tranh hơn. Từ đó xem xét tương quan một chiều của Lerner đến các chỉ tiêu ổn định ngân hàng.
Để thực hiện mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân hàng, hệ số Lerner và biến tương tác của ĐDH thu nhập và hệ số Lerner. Để trả lời câu hỏi ĐDH thu nhập và cạnh tranh ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều đến
6

các chỉ tiêu ổn định ngân hàng, tác giả xem xét dấu của các hệ số hồi quy của các biến độc lập này trong mô hình.
Ngoài ra, để tìm hiểu các yếu tố khác tác động đến ổn định ngân hàng, tác giả sử dụng thêm một số biến độc lập khác phản ánh đặc trưng ngân hàng và đặc điểm vĩ mô của nền kinh tế. Các biến này được xem là các biến kiểm soát và được đưa vào tất cả các mô hình để tìm hiểu mối tương quan với biến phụ thuộc.
Bên cạnh đó, trong các mô hình hồi quy đưa ra, để lựa chọn mô hình phù hợp, tác giả thực hiện các bước kiểm định cụ thể. Trước tiên, giữa mô hình OLS và FEM, sau khi thực hiện ước lượng mô hình FEM dùng kiểm định F để kiểm định gỉả thuyết H0: lựa chọn mô hình FEM. Cuối cùng tác giả cũng sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM Và REM
Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều nhà kinh tế học quan tâm khi đánh giá tác động của các biến nghiên cứu đến ổn định ngân hàng là vấn đề nội sinh. Điều này làm chệch các hệ số tương quan của các biến độc lập dẫn đến ước lượng mô hình không đáng tin cậy. Để xử lý biến nội sinh, tác giả dùng phương pháp ước lượng GMM để tìm ra các hệ số hồi quy với ước lượng hiệu quả và chính xác hơn.
Xác định vấn đề nghiên cứu

Tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng. Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
7

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng (OLS, FEM, REM, GMM) kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả dữ liệu. Từ đó kiểm định các kết quả của mô hình để ước lượng độ tin cậy các số liệu.

Kết quả nghiên cứu

– Có tác động cùng chiều của ĐDH đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt

Nam.

– Tồn tại tác động cùng chiều của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các

NHTM Việt Nam.

– Tác động ngược chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các

NHTM Việt Nam.

– Gợi ý các chính sách về ĐDH, cạnh tranh và các vấn đề liên quan đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam.
– Nêu một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Hình 1.1: Tóm tắt trình tự nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tóm tắt quá trình nghiên cứu

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu tác động của ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án cung cấp một khung lý thuyết tổng quan về mối tương quan một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Thứ hai, thông qua nghiên cứu cơ sở dữ liệu của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu làm rõ mối quan hệ của ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc lựa chọn và điều hành chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống ngân hàng trong nước.
8

Thứ ba, xem xét tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam nhằm xác định tầm quan trọng của ĐDH và sử dụng ĐDH như là công cụ đặc biệt trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh. Trên cơ sở đó góp phần giúp cho các NHTM Việt Nam xây dựng phương hướng kinh doanh, bao gồm ĐDH, để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.
Ngoài ra, dựa vào kết quả nghiên cứu này, giúp cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận và gợi ý chính sách cần thiết trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, góp phần đưa hệ thống NHTM trong nước ngày càng hoạt động hiệu quả, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và ổn định bền vững.
1.6 Kết cấu của luận án

Nội dung luận án gồm có năm phần chính tương ứng với từng chương từ chương 1 đến chương 5 và phần tài liệu tham khảo, cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu chính của luận án, bao gồm: mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, kết cấu chung của luận án.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Phần đầu chương 2 trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết về các vấn đề: ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Luận án cũng lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của ĐDH đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng và tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phần cuối chương 2, dựa vào tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả rút ra khe hở nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở tìm kiếm và lựa chọn phương pháp nghiên cứu trên dữ liệu là các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên vấn đề nghiên cứu được xây dựng ở chương 2, nội dung chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu phù hợp để đo lường tác động của ĐDH và cạnh
9

tranh đến ổn định ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam. Cụ thể các bước đi từ việc xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc đến thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu thứ cấp của các NHTM Việt Nam. Cuối cùng luận án thực hiện các ước lượng và kiểm định cần thiết cho các hệ số hồi quy trong các mô hình đó.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Sau khi thực hiện hồi quy và kiểm định hệ số hồi quy của biến độc lập ở chương 3, chương 4 đi vào trình bày kết quả hồi quy và các kiểm định chi tiết của các mô hình sử dụng để đo lường tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phần cuối của chương tập trung thảo luận về dấu các hệ số hồi quy phản ánh tương quan một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2017.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Với kết quả nghiên cứu đáng tin cậy được thực hiện ở chương 3 và chương 4, nội dung chương 5 là toàn bộ các gợi ý về mặt chính sách của tác giả liên quan đến tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng xây dựng những chiến lược trong tương lai góp phần thúc đẩy hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững và ổn định hơn.
10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Nội dung chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về các vấn đề: ổn định ngân hàng, cạnh tranh và ĐDH. Nền tảng lý thuyết này xuất phát từ học thuyết kinh tế học của nhiều nhà nhà kinh tế học John Maynard Keynes, Paul Samuelson, Milton Friedman, Fried von Hayek,… cho thấy sự vận hành của nền kinh tế cần hướng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô (KTVM) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đó chính là mục tiêu quan trọng của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các lý thuyết phần lớn tập trung vào các yếu tố ổn định kinh tế chính là nền tảng vững chắc để ổn định hệ thống tài chính (HTTC) nói chung và ngân hàng nói riêng trong đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng chính sách tiền tệ (CSTT). CSTT được truyền dẫn qua các kênh từ NHTM và thị trường tài chính. Các NHTM muốn tồn tại và phát triển cần phải có chiến lược cạnh tranh cũng như ĐDH trước xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện đại. Ngân hàng trung ương (NHTW) sử dụng các công cụ kinh vĩ mô điều chỉnh nền kinh tế trước các cú sốc tài chính có thể gây nên sự bất ổn nền kinh tế. Tại thời điểm này dẫn đến sự bất ổn tài chính đều có thể ảnh hưởng đến việc ĐDH và cạnh tranh ngân hàng. Ngoài ra luận án tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm ổn định ngân hàng, cạnh tranh, ĐDH và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về ảnh hưởng của ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra khe hở nghiên cứu.
2.1 Lý thuyết kinh tế

Ổn định nền kinh tế là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển mạnh mẽ, lâu dài của nền kinh tế. Điều đó đặt ra yêu cầu sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia phải biết lựa chọn và tận dụng tối đa các chính sách điều tiết KTVM. Khi nền kinh tế ổn định sẽ góp phần thúc đẩy và phát triển các nguồn lực sẵn có, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Ngược lại, khi xảy ra bất ổn, hàng loạt các lĩnh vực trong nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực lẫn nhau và có nguy cơ bùng nổ khủng hoảng. Điều này được chứng minh từ những ngày đầu tiên phát triển ngành kinh tế học thể hiện trong nội dung nghiên cứu mang các đặc điểm kinh tế học vĩ mô. Tiêu biểu là quan điểm của Adam Smith khi đặt
11

vấn đề về nền kinh tế của dân tộc hay xã hội này lại giàu có và ổn định trong khi dân tộc khác thì nền kinh tế lại rơi vào bất ổn. Cho đến nay, câu hỏi này vẫn là trọng tâm của của nhiều trường phái kinh tế học như: kinh tế học chính trị của David Ricardo, lý thuyết về cung cầu thị trường của Marshall, lý thuyết tiền tệ của Keynes và lý thuyết tiền tệ của Milton Friedman,…nghiên cứu để tìm ra lời giải đáp cho vấn đề cội nguồn trạng thái bất ổn nền kinh tế.
Một trong các nhân tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến trạng thái của bất kỳ nền kinh tế là HTTC. Kế thừa ý tưởng của các trường phái kinh tế học Cổ điển và Tân cổ điển, các nhà kinh tế học đã đào sâu phát triển các lý thuyết về bất ổn tài chính xuất phát từ bất ổn nền kinh tế, tiêu biểu như Hyman Minsky, Sidney Weintraub, Koo, Minskin,… Các lý thuyết này đều nhấn mạnh sức ảnh hưởng của HTTC đến nền kinh tế và ngược lại. HTTC của một quốc gia luôn được xem là bộ máy giúp cho các hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi thông qua điều tiết và khơi thông nguồn vốn phục vụ cho mọi sản xuất kinh doanh và gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế cả trong lúc ổn định hay bất ổn. Khi nền kinh tế ổn định sẽ giúp HTTC phát huy tốt vai trò vận hành vốn của mình. Từ đó, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên khi nền kinh tế bất ổn cũng sẽ kéo theo sự bất ổn của HTTC, đồng thời nếu HTTC xảy ra rủi ro cũng sẽ gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế. Do đó, ổn định kinh tế có mối quan hệ mật thiết với ổn định của HTTC.
Ổn định HTTC, gọi tắt là ổn định tài chính, không chỉ chiếm tầm quan trọng trong việc ổn định giá cả mà còn góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững vì sự ổn định đó tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển HTTC lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống. Một HTTC ổn định là hệ thống hoạt động lành mạnh, tin cậy và hiệu quả, ít biến động và có khả năng hấp thụ các cú sốc. Ngược lại mất ổn định tài chính kéo theo những tình trạng như: (i) giảm tính hiệu quả của CSTT; (ii) làm suy yếu chức năng trung gian của HTTC do phân phối nguồn lực không hợp lý, làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế; (iii) làm mất niềm
12

tin của người dân vào HTTC; (iv) mất nhiều chi phí để giải quyết sự yếu kém của HTTC. Vì những lý do này, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến ổn định tài chính khi thực thi các chính sách của mình, đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều các nhân tố mới có khả năng gây bất ổn tài chính như mối liên kết chặt chẽ giữa khu vực tài chính của các quốc gia và sự phát triển không ngừng của các công cụ tài chính phức tạp.
Thành phần trung tâm của HTTC là các định chế tài chính trung gian, nổi bật trong số đó là NHTM. Hoạt động của NHTM chi phối hầu hết hoạt động của HTTC. Vai trò của ngân hàng thể hiện thông qua việc tham gia thực hiện các công cụ của CSTT nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị tiền tệ. Đây là nền tảng để ổn định môi trường đầu tư kinh doanh cho các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu, hạn chế hiện tượng đầu cơ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền. Nếu hoạt động ngân hàng bất ổn, kéo theo sự bất ổn cho hệ thống, sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn huy động cũng như dòng vốn cho vay, thanh khoản nền kinh tế trở nên bị động, từ đó tạo ra sự bất ổn cho HTTC và bất ổn cho nền kinh tế.
Như vậy, có thể thấy ổn định KTVM gắn liền với ổn định của HTTC và ổn định ngân hàng. Chỉ cần sự thay đổi một trong ba yếu tố trên sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại. Nhận thức rõ mối quan hệ quan trọng đó, thực tế các nhà kinh tế đã không ngừng nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp để đưa nền kinh tế nói chung và HTTC (cụ thể là các NHTM) vào trạng thái duy trì ổn định lâu dài. Bằng chứng là sự ra đời các lý thuyết kinh tế tiêu biểu liên quan đến các vấn đề trên được trình bày chi tiết như sau:
2.1.1 Lý thuyết về ổn định kinh tế

 Lý thuyết tiền tệ của Keynes:

Năm 1936, Keynes đã làm cuộc cách mạng trong kinh tế học khi đưa ra lý thuyết lý giải về cơ chế vận hành của nền kinh tế. Trụ cột quan trọng trong chính sách của Keynes là ủng hộ và phát huy tính tự chủ trong điều hành các chính sách KTVM của chính phủ, bằng CSTT và tài khóa mở rộng hay thu hẹp với mục đích ổn định nền kinh tế.
13

Tư tưởng chủ đạo trong học thuyết kinh tế học của Keynes có thể trình bày như sau: Tổng sản lượng trong một nền kinh tế là kết quả của quá trình lên kế hoạch và quyết định thực hiện các hành vi tiêu dùng của các chủ thể bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp chi đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, chính phủ thực hiện chi tiêu công từ ngân sách và chi tiêu ròng của các chủ thể khác ở nước ngoài đối với các sản phẩm trong nước. Hành vi chi tiêu của các đối tượng trên là khác nhau. Cụ thể, hộ gia đình quyết định mức chi tiêu dựa vào thu nhập kỳ vọng và tiết kiệm; doanh nghiệp quyết định mức chi tiêu dựa vào kế hoạch kinh doanh được lập trước đó trên cơ sở kỳ vọng của doanh nghiệp về các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế dự đoán; chính phủ chi tiêu dựa trên nhu cầu, ngân sách hiện có và hoạch định chính sách của chính phủ; và cuối cùng chi tiêu ròng nước ngoài dựa vào các điều kiện và tình trạng của các thỏa thuận thương mại quốc tế.
Keynes đặc biệt quan trọng chi tiêu của hộ gia đình và doanh nghiệp vì liên quan chặt chẽ với mức độ kỳ vọng vào tương lai, điều này thể hiện rõ trong lý thuyết của ông, đặc biệt là chi tiêu của doanh nghiệp. Keynes còn đưa ra khái niệm hoàn toàn mới trong kinh tế học “Animal spirit” – tạm dịch là tinh thần động vật, mô tả phản ứng tâm lý và hành động bộc phát của con người trước hoàn cảnh. Vì thế, quyết định của doanh nghiệp thay đổi chủ yếu là do điều kiện nền kinh tế hiện tại nhiều hơn là trong dài hạn. Do đó, khi nền kinh tế trải qua các chu kỳ thay đổi về hình thái như suy thoái hoặc bùng nổ thì sẽ bị khuếch đại với xu hướng tâm lý đó của doanh nghiệp. Điều này càng dẫn nền kinh tế bị trầm trọng hơn tình trạng bất ổn. Lúc này, vai trò can thiệp của chính phủ là cần thiết nhằm giảm sự khuếch đại
đó.

Ngay sau đó, nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra bàn về quan điểm học thuyết này. Trường phái ủng hộ và trung thành với Keynes bao gồm: Roy Harord, Nicholas Kaldor, Joan Robinson, George Shackle, Abba Lerner. Những nhà khoa học kinh tế này tiếp tục phát triển các học thuyết kinh tế thành trường phái Hậu Keynes. Lưu ý cần phân biệt với trường phái Hậu Keynes mới cũng bao gồm những
14

thế hệ nhà kinh tế học tiêu biểu, xuất sắc. Trong đó có ảnh hưởng nhất là Hyman

Minsky và Sidney Weintraub.

 Lý thuyết tiền tệ Tân cổ điển – Keynes (Neo – Keynesiannism)

Đây là sự kết hợp giữa học thuyết của trường phái Tân cổ điển và học thuyết Keynes. Tiêu biểu có Paul Samuelson (1989) với hình ảnh ẩn dụ nổi tiếng là hai bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình trong cùng một nền kinh tế. Học thuyết về bàn tay vô hình của ông đưa ra quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp, trong đó cá nhân người tiêu dùng, các nhà kinh doanh tác động kẫn nhau để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế: cái gì? như thế nào? và cho ai?. Cơ chế thị trường “Không phải là sự hỗn hợp mà là trật tự kinh tế” và “Không ai thiết kế ra nó, nó tự nhiên xuất hiện, và cũng như xã hội loài người, nó đang thay đổi”.
Đồng tiền trong thị trường vận động theo quy trình hình tròn. Đi từ hộ tiêu dùng ra thị trường hàng hóa, dịch vụ để mua hàng hóa. Thông qua giá cả quan hệ cung cầu, tiền trở về tay các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đó dùng tiền mua các yếu tố sản xuất. Thông qua mối quan hệ về cung cầu và giá trị, nó lại quy về hộ gia đình. Với cơ chế vận động như vậy, khi diễn ra sự thay đổi giá cả trên thị trường đầu vào sẽ làm cho giá cả thay đổi. Vì vậy nền kinh tế sẽ đạt được một cân đối chung. Sự phát triển nhịp nhàng, trôi chảy.
Tuy nhiên nền kinh tế có lúc dẫn đến sai lầm do bàn tay vô hình, gọi là khuyết tật hệ thống tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân có thể do các hiện tượng khách quan như ô nhiễm môi trường,…hoặc do chủ quan từ chính nó như: tình trạng độc quyền vi phạm nghiêm trọng cơ chế cạnh tranh tự do, khủng hoảng, thất nghiệp và sự phân phối thu nhập không đồng đều. Điều cần thiết để khắc phục các khiếm khuyết là sự phối hợp bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình, cụ thể Samuelson đề xuất các chính sách thuế khóa, chi tiêu và quy định của chính phủ.
 Lý thuyết tiền tệ của Milton Friedman

Xuyên suốt tư tưởng của Friedman là nhấn mạnh vai trò của CSTT. Ông dẫn chứng sự đổ vỡ thị trường tài chính giai đoạn 1929 – 1933 là do sự can thiệp sai lầm của CSTT. FED đã thực hiện kiểm soát tiền tệ mà không tác động nhằm giữ mức
15

cung tiền cần thiết. Hậu quả làm châm ngòi cho khủng hoảng trầm trọng hơn. Phái trọng tiền nêu quan điểm để hạn chế những biến động vĩ mô, nhà nước cần đưa ra và giữ một tỷ lệ cung tiền hợp lý. Friedman (1962) còn đưa ra tỷ lệ tăng trưởng cung tiền vừa đủ và duy trì nó đều đặn trong nền kinh tế, vào khoảng 3% – 5%/năm. Ngoài ra Friedman thậm chí còn đề xuất biện pháp cứng rắn hơn đối với các ngân hàng trong việc cấm cho vay vì cho rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng là nguyên nhân chính làm cho cung tiền của đất nước bị khuếch đại tăng nhanh hơn bình thường. Đồng thời ông cũng phản đối chính phủ các nước trong việc thực thu nhiều chính sách chi tiêu công làm thâm hụt nghiêm trọng đến ngân sách quốc gia.
Friedman còn ủng hộ hạn chế can thiệp của nhà nước khi chi tiêu những lĩnh vực có hiệu ứng ngoại biên lớn gây ra bất ổn cho thị trường. Ngoài ra, đồng quan điểm với Edmund S. Phelps (1967), Friedman cũng xây dựng lý thuyết về “thất nghiệp tự nhiên”. Ông cho rằng nếu thực hiện chính sách Keynes với mục đích đưa nền kinh tế tới toàn dụng nhân công trong thời gian dài thì hậu quả sẽ gây ra lạm phát, thậm chí lạm phát kéo dài. Nghiêm trọng hơn, lạm phát sẽ thành hiện tượng kinh tế phổ biến, tỷ lệ thất nghiệp cũng dần duy trì trạng thái ổn định trong điều kiện không cần chính sách can thiệp, vì tất cả hoạt động của các chủ thể kinh doanh đều hướng đến một tỷ lệ dự báo về lạm phát, do đó mức giá sẽ tăng tương ứng với tỷ lệ đó. Nói tóm lại, Phelps và Friedman đồng quan điểm cần hiểu và chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp “tự nhiên”. Các nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ lạm phát này chỉ làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái lạm phát kéo dài không dứt.
 Lý thuyết tiền tệ của Trường phái Áo

Được hình thành bởi Carl Menger và trải qua nhiều giai đoạn phát triển như của Stanley Jevon, Bohm Bawerk, và đặc biệt là Fried von Hayek. Đóng góp quan trọng nhất của Hayek về “phân hữu trí thức” (division of knowledge) đuợc xem là thành tựu nổi bật, kế thừa lý thuyết của Adam Smith. Bằng lập luận của mình, Hayek chứng minh vai trò quan trọng của mỗi chủ thể vì những cống hiến khác nhau mà xã hội bao gồm nhiều tri thức tập trung sẽ không đạt đến. Nhờ sự phân tán
16

tri thức đó tạo ra nhu cầu kết nối trong thị trường để tạo ra những tri thức hiệu quả hơn.

Về chính sách kinh tế, trường phái Áo không đồng tình với sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp này thường có tác động truyền dẫn làm sai lệch vì không xem xét đến những tác dụng phụ hay phát sinh qua các thời kỳ. Nguyên nhân là do sự tập trung về tri thức thường sẽ ít thông tin và không hiệu quả bằng sự tổng hợp từ tri thức phân tán. Ví dụ tiêu biểu cho lập luận này là khi chính phủ hạ thấp lãi suất để khuyến khích đầu tư làm cho các nhà sản xuất có xu hướng ưu tiên đầu tư vào các ngành sản xuất có quá trình dài. Tuy nhiên, khi có bất kỳ thông tin nào cho thấy sự sai lệch về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chu trình sản xuất, nguồn lực phân bổ lãng phí. Kết quả làm cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế trở nên lệch lạc.
 Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tân cổ điển:

Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tân cổ điển là một phần đáng chú ý trong lý thuyết về kinh tế vi mô. Nội dung chính của trường phái này không đề cập đến nội dung các CSTT ảnh hưởng đến kinh tế mà chú trọng quan sát các sự kiện thực xảy ra như: tỷ lệ gia tăng các chỉ số biên về vốn, lao động, sự phát triển công nghệ hay các biến động trong xã hội (chiến tranh, thiên tai,…).Vì đặt các giả thuyết về thị trường trong trạng thái cân bằng nên trường phái này được gọi là “Tân cổ điển”
Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tân cổ điển chỉ bắt đầu được biết đến từ những năm 80 nhờ đóng góp quan trọng của Finn Kydland và Edward Prescott. Tiếp đó, là John Long, Charles Plosser, Robert King và Sergio Rebelo, v.v…Nội dung hàm ý của trường phái vẫn quan tâm các vấn đề mang tính cơ cấu nhằm phục vụ cho chu trình sản xuất thực. Vẫn ủng hộ quan điểm hạn chế sự can thiệp của chính phủ bằng các công cụ có tính chất ngắn hạn như chính sách tài khóa hay CSTT vì sẽ gây khó nhận biết các tín hiệu thị trường, thậm chí hậu quả là gây ra những biến động lớn ảnh hưởng nghiêm trọng trong chu trình sản xuất, kết quả khiến cho các quyết định tối ưu hóa sai lệch, cuối cùng đưa nền kinh tế tới những biến động bất thường
17

Tóm lại, khi xem xét tổng quát các lý thuyết KTVM nổi lên những quan điểm và nội dung của chính sách KTVM đang dần thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên nội dung cơ bản là tập trung xử lý những biến động kinh tế bất thường gây hệ lụy đến đời sống và lâm vào tình trạng bất ổn. Cách thức mà chính phủ được các học thuyết kinh tế khuyến khích can thiệp vào nền kinh tế thường chỉ tập trung sử dụng, vận hành hiệu quả các công cụ điều hành CSTT, vì đây là những công cụ có thể sử dụng trong thời gian ngắn để giải quyết kịp thời những bất ổn đang diễn ra. Theo nhận định của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), NHTW là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi CSTT ở bất kỳ nền kinh tế nào (BIS, 2008). Dựa vào CSTT, NHTW kiểm soát tăng trưởng cung tiền, tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp,…nhằm vận hành HTTC ổn định. Từ đó, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu những rủi ro lan truyền từ nền kinh tế đến HTTC và ngược lại. Chính sự ổn định tài chính cũng sẽ làm giảm rủi ro và tính bất ổn của nền kinh tế, kéo theo chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư giảm, kích thích đầu tư, tiêu dùng và giúp tăng trưởng bền vững, lâu dài cho nền kinh tế. Nhìn chung, mục tiêu quan trọng hàng đầu của hầu hết các công cụ, chính sách đảm bảo ổn định KTVM chính là tìm kiếm giải pháp nhằm ổn định HTTC.
2.1.2 Lý thuyết về ổn định tài chính

Xuất phát từ các nghiên cứu về bất ổn và ổn định kinh tế của các trường phái kinh tế học tiêu biểu, các nghiên cứu về ổn định tài chính giai đoạn sau đều bắt nguồn từ quy luật chung của nền kinh tế khi trải qua các chu kỳ kinh tế khác nhau từ trạng thái đang ổn định chuyển sang trạng thái khủng hoảng và gây ra bất ổn, từ đó dẫn đến sự bất ổn cho HTTC. Nội dung các nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính, cơ chế hoạt động của nền kinh tế, của các doanh nghiệp mà ở đó tình trạng bất ổn tài chính phát sinh và gây ra những hậu quả vô cùng to lớn trên phạm vi rộng, ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh khác. Từ đó, các nhà kinh tế học đưa ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và khắc phục khủng hoảng tài chính, đưa các doanh nghiệp và nền kinh tế vào quỹ đạo hoạt động ngày càng ổn định hơn.
18

Nhìn vào cuộc tranh luận trong các học thuyết KTVM về bất ổn trong nền kinh tế, có thể thấy nổi lên hai quan điểm về bất ổn tài chính xuất phát từ các học thuyết kinh tế này.
 Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Trọng tiền:

Theo lý thuyết về cung tiền của trường phái Trọng tiền cho rằng bất ổn tài chính phát sinh do sự bất ổn về tiền tệ. Friedman và Schwartz (1963) là hai nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra quan điểm cho rằng bất ổn tài chính không có khả năng phát sinh nếu như không có sự gián đoạn về cung tiền tệ. Theo quan điểm này, nguyên nhân cơ bản của bất ổn tài chính bắt nguồn từ CSTT. Những sai lầm trong thực thi CSTT ảnh hưởng đến cung tiền, từ đó gây ra bất ổn tài chính. Schwartz (1986) nhận định bất ổn tài chính thường đi kèm với sự sụt giảm đáng kể trong cung tiền của nền kinh tế. Tuy nhiên theo phân tích của Gertler (1988), quan điểm của Friedman và Scgwartz (1963) đã không đề cập các yếu tố ngoài cung tiền và CSTT cũng có ảnh hưởng làm HTTC bất ổn. Trong đó, đặc biệt là vai trò của các trung gian tài chính là yếu tố quan trọng chi phối các hoạt động tài chính của nền kinh tế.
Ủng hộ quan điểm gây ra bất ổn tài chính xuất phát từ CSTT. Kế thừa lý thuyết trò chơi, nghiên cứu của Williamson (1987), Greenwald và Atiglitz (1991) cũng cho thấy chính những quyết định trong tình trạng không chắc chắn của các tổ chức tài chính (TCTC) trung gian có thể tạo ra sự bất ổn trong chính tổ chức. Trong khi nền kinh tế phát triển năng động, một số loại tài sản tài chính có biến động giá mạnh do chính sách giá của trung gian tài chính đã gây ra những đợt lạm phát, nguyên nhân của bất ổn cho HTTC.
 Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Hậu Keynes:

Trong những năm về sau, tài liệu nghiên cứu về tài chính được khám phá đã bắt đầu cung cấp nền tảng kinh tế vi mô vững chắc hơn cho các hiện tượng quan sát được về bất ổn tài chính (Gertler, 1988). Tiêu biểu là lý thuyết về bất ổn tài chính được trình bày theo lý thuyết mất ổn định tài chính (Financial instability Hypothesis) của Hyman P.Minsky (1977). Ông tiếp tục phát triển mô hình bất ổn tài chính dựa trên nền tảng những lý thuyết của Keynes và HTTC, nạn đầu cơ và “tinh

LA02.262_Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Nghiên cứu tại Việt Nam

5 / 5 ( 1 vote )
Tags: đa dạng hóasự ổn định của ngân hàngsự ổn định của ngân hàng thương mại
Previous Post

Quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam

Next Post

Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế

Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng

Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Chi nhánh Ngân 2 hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh

July 1, 2016
Cách tiếp cận kiểm thử khác nhau và đề xuất phương pháp kiểm thử hệ thống

Thủy vân cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên kỹ thuật tối ưu hoá áp dụng giải thuật di truyền

February 25, 2016
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Một số gợi ý để nâng cao chất lượng luận văn cử nhân và thạc sĩ quản trị kinh doanh

August 23, 2015
Mặt cực hạn và dãy lặp của ánh xạ chỉnh hình

Một số kết quả nghiên cứu gần đây về các ánh xạ chỉnh hình tách biến

March 17, 2016

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.