LA02.111_Tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án có những đóng mới so với các nghiên cứu trước như sau:
1. Về lý thuyết: đã phát triển cơ sở lý luận về tác động của chính sách tỷ giá đến FDI dựa trên các lý gốc về đầu tư trực nước ngoài và lý thuyết về chính sách tỷ giá trong mô hình nền kinh tế đang phát triển, mở cửa; phát triển hướng nghiên cứu mới đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút FDI theo hai kênh truyền dẫn: cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô, trong đó, luận án đặt trọng tâm tiếp cận theo kênh truyền dẫn vĩ mô.
2. Về phương pháp: đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về tác động của chính sách tỷ giá đến FDI tại Việt Nam kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong khi nghiên cứu trong nước trước đây về chính sách tỷ giá chủ yếu sử dụng phương pháp định tính.
3. Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu: mô hình đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 5 yếu tố: (i) Sự thay đổi của hệ số can thiệp; (ii) Sự thay đổi của tỷ giá thực hiệu quả; (iii) Quy mô thị trường; (iv) thay đổi của độ mở thương mại; (v) Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Kết quả của việc nghiên cứu chỉ ra hai luận điểm mới có liên quan đến hai biến đại diện cho chính sách tỷ giá: thay đổi của hệ số can thiệp và thay đổi của tỷ giá thực hiệu quả (REER); các biến còn lại đảm bảo chiều tác động đến thu hút FDI như lý thuyết, ngoại trừ biến độ mở thương mại.
– Đối với sự thay đổi của hệ số can thiệp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp vào thị trường thông qua mua (bán) ngoại tệ với các chủ thể khác đồng thời đảm bảo sự ổn định trong cung tiền sao cho hệ số can thiệp tăng sẽ ảnh hưởng tích cực đến FDI. Hệ số hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó có thể kết luận khi hệ số can thiệp tăng 1 đơn vị sẽ tác động làm tăng quy mô thu hút FDI lên 49,166%.
– Sự thay đổi của tỷ giá thực hiệu quả: NHNN điều hành chính sách tỷ giá giúp duy trì ổn định giá trị thực tế của VND và trong xu hướng tăng sẽ tạo thuận lợi cho thu hút FDI.
4. Những đề xuất mới về chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu
Với mục tiêu tăng cường thu hút FDI, chính sách tỷ giá cần được vận hành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, gắn với quy luật vận động của thị trường. Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển từ cơ chế neo tỷ giá sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý từ đầu 2016 đã đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn. Luận án đã đề xuất thêm kiến nghị nhằm vận hành chính sách tỷ giá phù hợp với cơ chế tỷ giá mới: thống nhất cơ sở xác định tỷ giá và đưa tỷ giá thực hiệu quả thành một chỉ số trong quản lý vĩ mô. Luận án đã đề xuất chín giải pháp bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu, trong đó chú trọng đến giải pháp về các công cụ điều tiết thị trường trong chính sách tỷ giá hướng đến thu hút FDI, đặc biệt nhấn mạnh về công cụ mua/bán ngoại tệ trên thị trường giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải được kết hợp với các biện pháp vô hiệu hóa.