LA07.040_Tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương
3. Mục tiêu nghiên cứu – câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung:
Nhận diện, làm rõ tác động của các KCN đối với sự phát triển KT – XH tỉnh Bình Dƣơng, từ đó đề xuất các luận cứ khoa học cho việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Luận án “Tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dƣơng” xác định có 04 mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
– Vận dụng, bổ sung và phát triển nhóm tiêu chí đánh giá khả năng, hiệu quả khai thác sử dụng của các KCN, phù hợp với tỉnh Bình Dƣơng;
– Xây dựng nhóm tiêu chí đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của các KCN đối với sự phát triển KT – XH, phù hợp với tỉnh Bình Dƣơng;
– Phân tích thực trạng tác động của các KCN đối với sự phát triển KT – XH ở tỉnh Bình Dƣơng theo các tiêu chí lựa chọn;
– Phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến quá trình phát triển các KCN, đề xuất quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển các KCN ở tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Mô hình KCN trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam là gì? Các tiêu chí đánh giá khả năng và hiệu quả khai thác sử dụng của các KCN?
2) Đánh giá tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển KT – XH của địa phƣơng (tỉnh) đƣợc xác định bởi những tiêu chí nào?
3) Từ kinh nghiệm của thế giới và một số tỉnh, thành trong cả nƣớc cần rút ra bài học gì để góp phần phát huy/ khắc phục những tác động tích cực/ tiêu cực các KCN ở tỉnh Bình Dƣơng?
4) Thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian qua nhƣ thế nào?
5) Những quan điểm và giải pháp nào cần thực hiện để góp phần phát huy/ khắc phục những tác động tích cực/ tiêu cực các KCN đối với sự phát triển KT – XH ở tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn 2030
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
– Luận án nghiên cứu các KCN của tỉnh Bình Dƣơng đã đƣợc các cơ quan chức năng phê duyệt và triển khai;
– Luận án nghiên cứu hệ thống các chính sách phát triển các KCN, kết quả hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, thực trạng tác động của các KCN đối với sự phát triển KT – XH tỉnh Bình Dƣơng;
– Hệ thống các quan điểm và giải pháp phát triển các KCN ở tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
– Về không gian: Nghiên cứu tác động của các KCN đối với sự phát triển KT – XH trên địa bàn của một đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc Trung ƣơng – Bình Dƣơng. Tuy nhiên, để thuận lợi trong so sánh, tổng hợp luận án có đề cập đến một số số liệu, tƣ liệu về phát triển các KCN trên cả nƣớc.
– Về thời gian: Luận án tập trung phân tích, nghiên cứu trong giai đoạn hình thành và thu hút đầu tƣ vào các KCN tỉnh Bình Dƣơng. Trọng tâm là giai đoạn từ năm 1997 đến nay, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển các KCN ở tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
5. Những điểm mới và ý nghĩa của luận án
5.1. Về phƣơng diện lý luận:
– Hệ thống, khái quát hóa những những vấn đề lý luận về phát triển các KCN. Đề xuất cơ sở khoa học của vấn đề tác động của các KCN đối với sự phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng;
– Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu, tổng kết những đặc điểm thuận lợi và khó khăn, luận án đã vận dụng, bổ sung và phát triển hệ thống tiêu chí đánh giá khả năng, hiệu quả khai thác sử dụng của các KCN và tiêu chí đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của các KCN đối với sự phát triển KT – XH, phù hợp với tỉnh Bình Dƣơng trong tình hình mới.
5.2. Về phƣơng diện thực tiễn:
– Luận án, là công trình phân tích khá toàn diện, trong một giai đoạn dài (từ khi tái lập tỉnh 1997 đến nay) thực trạng phát triển các KCN ở Bình Dƣơng, thực trạng tác động của các KCN đối với sự phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh dƣới góc độ nghiên cứu của khoa học Kinh tế chính trị;
– Luận án đã đƣa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp phát huy/ khắc phục những tác động tích cực/ tiêu cực của các KCN đối với sự phát triển KT – XH tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tuyên truyền, tham khảo trong thực hiện vai trò quản lý của các cơ quan nhà nƣớc các cấp đối với KCN, đặc biệt là BQL các KCN tỉnh Bình Dƣơng và các cơ quan ban ngành có liên quan trong tỉnh;
– Luận án có thể dùng trong nghiên cứu và giảng dạy Kinh tế chính trị cho các đối tƣợng, nhất là các đối tƣợng trung cấp, cao cấp lý luận chính trị.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu của vấn đề tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dƣơng
Chƣơng 3: Thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng
Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.