LA17.034_Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên cao đẳng sư phạm mầm non ngành giáo dục đặc biệt
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đổi mới, tăng cường hiệu quả chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp bách đối với các cơ sở đào tạo và việc rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên và luôn được các trường đào tạo coi trọng đặc biệt là các trường nghề. Giáo dục đặc biệt là một ngành học khá non trẻ, từ năm 2002, Bộ đã chính thức mở các mã ngành đào tạo giáo viên mầm non chuyên ngành Giáo dục đặc biệt, giao cho Trường CĐSP Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương 1, Trường CĐSP Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương 2 và Trường CĐSP Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương 3 (i) thực hiện nhiệm vụ này. Đối tượng làm việc trực tiếp của SV tốt nghiệp ngành này là những trẻ khuyết tật (TKT) – những trẻ có những khiếm khuyết về mặt thể chất dẫn đến suy giảm những chức năng trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhận thức, sinh hoạt cũng như hòa nhập xã hội. Để dạy được nhóm trẻ này đòi hỏi người giáo viên cần có những hiểu biết rất chuyên sâu về đối tượng; có
những kỹ năng chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu rất đặc biệt này.
Tiếp cận cá nhân trong dạy học là một xu thế của nền giáo dục hiện đại nhằm hướng tới những sản phẩm giáo dục có chất lượng. Đối với dạy học trẻ khuyết tật, việc tiếp cận cá nhân lại càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Thực tế hiện nay, các trường đào tạo giáo viên đặc biệt cũng đã ý thức việc cần phải chú trọng đến kỹ năng hỗ cá nhân TKT cho sinh viên bởi họ đã ý thức được rằng mỗi trẻ đều có những nhu cầu rất riêng biệt; sẽ không có một chương trình hay công thức chung cho việc hỗ trợ một trẻ khuyết tật ngay khi chúng được chẩn đoán cùng một dạng tật. Trong thực tế đào tạo hiện nay, mặc dù có những đặc thù riêng của mỗi cơ sở (do điều kiện hay cách tiếp cận khi xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình) thì việc chỉ ra những yêu cầu như là kỹ năng nghiệp vụ cần đào tạo thì các trường này chưa có điều kiện nghiên cứu và triển khai thực hiện được. Mặt khác, trong xu thế giáo dục hội nhập, Việt Nam cũng ngày càng thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện các cam kết với quốc tế về việc đảm bảo Quyền trẻ em hay cũng chính là những nỗ lực của các cấp chính quyền, ban ngành…trong việc đảm bảo những mục tiêu xã hội, mục tiêu giáo dục… và việc lựa chọn chương trình giáo dục hoà nhập TKT thực hiện ở tất cả các cấp học đã khẳng định một hướng đi phù hợp và hiệu quả, đảm bảo cơ hội và sự bình đẳng cho các em. Giáo dục hòa nhập đem lại cơ hội và sự phát triển cho nhóm trẻ này: trẻ được tham gia vào các hoạt động, cùng học trong chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong cùng một độ tuổi, trẻ vừa có sự giống nhau nhưng cũng lại có sự khác nhau về khả năng tư duy, trình độ phát triển, khuynh hướng và tài năng hay thậm chí khác nhau về nhân cách, hoàn cảnh, nề nếp gia đình, khả năng kinh tế, khác nhau về nhận thức của cha mẹ về giáo dục…
Những điều này lại đặt ra cho những yêu cầu về việc đảm bảo kỹ năng nghề của giáo viên tại các cấp học hay chính là việc rèn luyện tay nghề cho họ ngay từ các cơ sở đào tạo. Có thể nói, muốn tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật điều kiện tiên quyết là trẻ cần có một chương trình giáo dục cá nhân. Vì thế, việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên sư phạm ngành Giáo dục đặc biệt về phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật là hết sức quan trọng đối với các em sau khi tốt nghiệp ra trường, làm việc trực tiếp với TKT tại cơ sở. Qua thực ti ễn chúng tôi tìm hiểu về chương trình đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt bậc mầm non hiện nay, mặc dù đã có những nội dung li ên quan đến việc lý thuyết xây dựng chương trình cá nhân nhưng quan trọng hơn là việc tổ chức rèn các kỹ năng này cho sinh viên trong suốt 3 năm đào tạo như thế nào lại là một mảng vẫn chưa dược đề cập, là vấn đề cần bàn, đặc biệt l à các đợt thực hành thực tập – cơ hội rèn tay nghề cho sinh viên. Các nhiệm vụ thực hành ở đây chúng tôi nhận thấy mới hầu như chỉ dừng lại ở việc theo một chương tr ình đã định sẵn từ phía cơ sở thực tập hay chỉ liên quan đến việc giảng dạy, hoàn toàn chưa có kỹ năng phát triển chương tr ình cá nhân phù hợp với từng TKT. Tại một số trung tâm giáo dục chuyên biệt hay trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, chúng tôi cũng nhận thấy: chương trình dạy vẫn tập trung nhiều vào chương trình phổ thông, lấy chương trình phổ thông làm căn cứ để thực hiện mà chưa có chương trình giáo dục cá nhân dựa trên các “vấn đề” của trẻ. Thêm vào đó, giáo viên tại các cơ sở này hầu hết cũng chưa có những kỹ năng phát triển chương trình cá nhân cho dù họ ý thực việc phải lập KHGDCN cho từng trẻ. Với lịch sử phát triển còn khá khiêm tốn, các cơ sở đào tạo GVSP mầm non ngành GDĐB hay chính tại các cơ sở chăm sóc, giáo dục TKT, việc nghiên cứu và tìm ra cách thức tổ chức, rèn luyện sinh viên, bồi dưỡng kỹ năng này cho GV sẽ là một hướng nghiên cứu mang tính ứng dụng, góp phần cho các cơ sở đào tạo này cũng như các cơ sở trực tiếp chăm sóc giáo dục TK ngày một hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác giáo dục – đào tạo của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này