ThS31_015_Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hệ thống kiến thức tàng trữ trong SGK Địa lí 12 rất lớn. Hệ thống kiến thức này tồn tại song song với hệ thống kĩ năng địa lí có trong chương trình. Vì vậy nói đến hệ thống kiến thức địa lí bao giờ cũng nói đến hệ thống kĩ năng tương ứng. Hệ thống kĩ năng này phần được giáo viên rèn luyện thông qua dạy học ở trên lớp, phần được rèn luyện thông qua các bài thực hành ở nhà, các buổi ngoại khóa, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là phần rèn luyện kĩ năng thông qua các bài thực hành chính khoá. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo càng cao bao nhiêu thì càng tạo ra tiền đề cho chất lượng cao của các kiền thức địa lí bấy nhiêu. Học sinh muốn nắm vững hệ thống kiến thức địa lí thì phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo địa lí; có như vậy, mới có thể vận dụng vào cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường. Đây là vấn đề quan trọng trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy học địa lí.
Hiện nay, các trường THPT đang chú trọng cải tiến dạy học các bài thực hành, song còn gặp phải một số khó khăn nhất định, khó khăn lớn nhất là nguồn tài liệu hướng dẫn thực hành địa lí 12 chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các địa phương. Bởi vì sách thực hành nhiều nhưng các tác giả biên soạn với dung lượng kiến thức không thống nhất và số lượng bài quá lớn (62 bài), làm cho cuốn sách khá đồ sộ, tạo nên giá thành rất cao (cao nhất là 32.000 đ/cuốn), nhiều HS không có tiền mua, trong khi yêu cầu của Chương trình Chuẩn chỉ có 9 bài thực hành bắt buộc. Nếu lấy các bài thực hành trong Chương trình Chuẩn làm trọng tâm để xây dựng các bài soạn thực hành địa lí 12 để tất cả HS đều có thể sử dụng, việc thực hành trên lớp theo phương pháp dạy học mới: thày tổ chức, trò thi công sẽ rất dễ dàng, đáp ứng được việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí ở trường THPT
– Nhìn chung, GV ở các trường THPT đã có nhiều cố gắng thiết kế các bài thực hành mà chương trình quy định, song nội dung và quy trình thực hành không thống nhất, chất lượng dạy học các bài thực hành còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Trước tình hình đó việc biên soạn các bài thực hành địa lí 12 phục vụ HS rèn luyện kĩ năng địa lí đáp ứng tình hình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học môn địa lí là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học địa lí hiện nay, vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hƣớng dẫn học sinh làm các bài thực
hành trong sách giáo khoa Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên”