LA02.171_Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
3. Mục đích nghiên cứu
– Làm sáng tỏ lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ngày càng mạnh mẽ cũng như những tác động của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
– Rút ra những bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cho NHTM Việt Nam thông qua việc cứu một số ngân hàng trên thế giới.
– Đánh giá toàn bộ rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội một cách hệ thống trong giai đoạn 2011-2015 và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn trên.
– Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội và các nguyên nhân của những hạn chế.
– Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.
Phạm vi nghiên cứu:
– Nội dung khoa học: cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại.
– Về không gian nghiên cứu: tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội và một số ngân hàng TMCP đại chúng.
– Thời gian: số liệu phân tích thực trạng trong giai đoạn 2011-2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài là:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Xem xét một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.
Phương pháp phân tích định tính, định lượng để đo lường rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng hay với danh mục tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Phương pháp chuyên gia: Tác giả có sử dụng nghiên cứu và đánh giá của một số chuyên gia.
Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu các báo cáo thống kê của ngân hàng TMCP Quân đội cũng như các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng như hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
– Hệ thống hóa những cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại có bổ sung những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel II.
– Hệ thống hóa các bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại trên thế giới từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM Việt Nam.
– Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2011-2015.
– Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2011-2015.
– Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
– Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
– Đề xuất các kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 3 chương:
– Chương 1: Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
– Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
– Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.